Bài học rút ra từ những tình huống bán hàng đa cấp bất chính tại Việt

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp những tình huống bán hàng đa cấp bất chính ở việt nam (Trang 67)

thương mại điện tử vẫn cịn chưa hồn thiện, đây sẽ là cơ hội cho những hình thức lừa đảo giả danh kinh doanh đa cấp phát triển, chiếm đoạt tài sản của người dân, gây thiệt hại cho xã hơi.

Như vậy, có thể thấy Internet là một công cụ truyền thông cực kỳ hiệu quả cho ngành kinh doanh theo mạng. Việc tận dụng phương tiện này hiệu quả, ngăn chặn kịp thời những hình thức lừa đảo, sẽ quyết định sự thành công của các doanh nghiệp trong tương lai.

2. Bài học rút ra từ những tình huống bán hàng đa cấp bất chính tại Việt Nam Nam

cấp bất chính

Nhận thức của những hợp tác viên tiềm năng: Bán hàng đa cấp là hình thức kinh doanh mới mẻ tại Việt Nam. Do đó, người dân vẫn chưa có nhận thức đầy đủ về phương thức này, dẫn đến có những cách nhìn nhận phiến diện, chủ quan. Nhiều người cho rằng bán hàng đa cấp là một phương thức kinh doanh thần kỳ, giúp mọi người làm giàu một cách nhanh chóng. Để thành cơng trong việc kinh doanh đa cấp phải có quan hệ rộng cùng với một khả năng thuyết phục cao, điều không hề dễ dàng đặc biệt là với những người lao động nghèo, thiếu những quan hệ có lợi để tạo cơ hội xây dựng mạng lưới cho riêng mình. Tuy vậy, bị hấp dẫn bởi những khoản lợi nhuận khổng lồ, nhiều người đã tham gia vào mạng lưới một cách mù quáng, thậm chí phải thế chấp tài sản, vay mượn ngược xuôi để trở thành hợp tác viên, và khơng ít người đã khơng thể thu hồi được số vốn đầu tư ban đầu.

Nhận thức của phân phối viên hàng đa cấp: Trong tất cả các hình thức kinh doanh, yếu tố hàng đầu luôn là yếu tố con người. Đối với kinh doanh đa cấp, vai trò của các hợp tác viên lại càng quan trọng hơn nữa. Chính họ là người nắm giữ tương lai, vận mệnh cũng như tiềm năng, uy tín của cơng ty. Đây lại là một điểm yếu của bán hàng đa cấp, vì doanh nghiệp không thể cùng lúc kiểm sốt được ngơn từ, hành động cùa hàng trăm, hàng nghìn hợp tác viên trong mạng lưới. Khơng ít trường hợp, để bán được hàng, để lôi kéo thêm thành viên vào mạng lưới, các hợp tác viên sẵn sàng phóng đại, cung cấp những thơng tin sai lệch, thiếu sự thật về hàng hóa. Việc cơng ty không quảng cáo trên các phương tiện truyền thông càng tạo cơ hội cho các phân phối viên quảng cáo theo cách riêng của họ vì khơng hề có cơ sở để so sánh. Như vậy, trực tiếp hay gián tiếp, chính các hợp tác viên đã gây ra yếu tố bất chính cho hoạt động bán hàng đa cấp mà họ đang tham gia.

Nhận thức của người tiêu dùng cuối cùng: Mặc dù giá của các hàng hóa cung cấp theo hình thức bán hàng đa cấp bất chính thường ở mức cao, nhưng người tiêu dùng những sản phẩm này lại không chỉ giới hạn ở những người có thu nhập cao. Thực tế, có rất nhiều người tiêu dùng là người có thu nhập thấp, bị mê hoặc bởi những lời mời chào hấp dẫn cùa những nhà phân phối mà sẵn sàng bỏ nhiều tiền để mua về những sản phẩm mà bản thân họ cũng chưa hiểu rõ về công dụng. Người tiêu dùng cần phải tỉnh táo, cân nhắc và chứng thực về những thông tin mà các nhà phân phối đưa ra.

* Môi trƣờng pháp lý điều chỉnh hoạt động bán hàng đa cấp chƣa hoàn thiện

Hành lang pháp lý cho hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam còn phức tạp và rắc rối. Nhà nước đã ban hành các quy phạm điều chỉnh lĩnh vực này nhưng vẫn còn nằm trong các văn bản khác nhau: Luật Cạnh tranh (3/12/2004);

Nghị định 110/2005/ND-CP (24/8/2005); Nghị định 120/2005/ND-CP (30/9/2005)… và các thông tư liên quan của Bộ Thương mại.

Pháp luật về kinh doanh theo mạng ở Việt Nam vẫn cịn có phạm vi áp dụng hẹp. Luật Cạnh tranh mới chỉ đưa ra khái niệm về bán hàng đa cấp, tuy đã khá đầy đủ nhưng vẫn chỉ gói gọn trong hoạt động mua bán hàng hóa. Trong khi đó, kinh doanh đa cấp đã mở rộng phạm vi ứng dụng lên cả lĩnh vực tài chính, cung ứng dịch vụ,…

Quy định về mức ký quỹ: Nghị định 110/2005/ND-CP quy định mỗi doanh nghiệp phải ký quỹ 5% vốn điều lệ nhưng không được thấp hơn 1 tỷ đồng. Điều này khơng thực sự hợp lý vì thực tế, các doanh nghiệp muốn tận dụng lợi thế tiết kiệm chi phí trung gian của bán hàng đa cấp thường là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, và việc ký quỹ một số tiền lớn như vậy là không khả thi.

thiệt hại khi có sai phạm xảy ra cũng là một vấn đề gây nhiều tranh cãi. Theo Điều 12, Nghị định 110/2005/ND-CP có quy định ràng buộc trách nhiệm giữa doanh nghiệp kinh doanh đa cấp và hợp tác viên. Theo đó, nếu lỗi thuộc về ai thì người đó sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp quy định như vậy dẫn đến tình trạng quy kết, đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, khiến cho việc xử lý trở nên vơ cùng khó khăn.

Chế tài xử phạt: Điều 23 Nghị định 110/2005/ND-CP có quy định việc xử phạt vi phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp, tuy nhiên chỉ dừng lại ở mức độ bồi thường thiệt hại hoặc xử lý hành chính. Rõ ràng, xử phạt như vậy là không thỏa đáng nếu đem so sánh với những thiệt hại mà xã hội phải gánh chịu nếu một mạng lưới sụp đổ. Nghị định 120/2005/ND-CP quy định hành vi kinh doanh đa cấp bất chính có thể bị xử phạt từ 50 đến 70 triệu đồng, sai phạm ở quy mơ lớn có thể bị phạt tới 100 triệu đồng. Mức độ xử lý hành chính chưa đủ sức răn đe, nếu đem so sánh với lợi nhuận mà “hình tháp ảo” mang lại, trong khi thiếu những biện pháp xử lý hình sự thỏa đáng đã góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng kinh doanh đa cấp bất chính tại Việt Nam.

* Cơng tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam chƣa theo kịp đà phát triển của ngành kinh doanh này

Trách nhiệm quản lý hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam trong một thời gian dài bị bỏ ngỏ, các cơ quan chức năng thường tránh né đụng vào vấn đề này. Chỉ đến khi Nghị định 110/2005/ND-CP và Thông tư số 19/2005/TT- BTM của Bộ Thương mại được ban hành vào năm 2005, trách nhiệm này mới chính thức thuộc về Cục Quản lý cạnh tranh. Tuy vậy, mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhằm triển khai các hình thức quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, tăng cường phối hợp với các sở Thương mại tại các địa phương để theo dõi, cập nhật diễn biến thực tế, hướng dẫn áp dụng các quy định pháp luật, phổ biến kinh nghiệm

của các địa phương trọng điểm, nhưng công tác này vẫn còn rất chậm chạp và thiếu hiệu quả.

Tới năm 2006, Cục Quản lý cạnh tranh mới thực hiện được một số hoạt động để giám sát hoạt động bán hàng đa cấp, như phối hợp với Cục An toàn vệ sinh thực phẩm và Vụ Pháp chế - Bộ Y tế về việc hướng dẫn cấp giấy chứng nhận kinh doanh cho các doanh nghiệp bán hàng đa cấp kinh doanh thực phẩm chức năng theo yêu cầu của Sở Thương mại TP Hồ Chí Minh, điển hình là trường hợp xử lý sai phạm của công ty Sinh Lợi. Tuy nhiên, ngay cả trong việc xử lý các sai phạm của công ty này, Cục Quản lý cạnh tranh cũng tỏ ra rất chậm chạp. Những dấu hiệu về kinh doanh đa cấp bất chính của Sinh Lợi đã được các phương tiện truyền thông đề cập đến từ năm 2003, nhưng đến tận giữa tháng 3/2006, Cục mới tiến hành thanh tra và xử lý cơng ty này. Sau đó, việc giám sát chấp hành quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh của công ty Sinh Lợi đã không được thực hiện một cách nghiêm túc, dẫn tới việc công ty này vẫn tiếp tục hoạt động với vỏ bọc công ty Thiên Ngọc Minh Uy tại cùng địa điểm, thậm chí các hợp tác viên còn quảng cáo rằng công ty Sinh Lợi đã phát triển thành tập đoàn, và Thiên Ngọc Minh Uy là một trong những công ty con.

Tháng 8/2007, Cục Quản lý cạnh tranh phối hợp với Sở Thương mại và du lịch Hậu Giang mới tổ chức được một khóa tập huấn nghiệp vụ quản lý bán hàng cho các sở thương mại và quản lý thị trường các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Cục cũng đa phát hành một số tài liệu, ấn bản phục vụ công tác tuyên truyền pháp luật liên quan đến quản lý kinh doanh theo mạng. Tuy nhiên, đối tượng tiếp nhận chủ yếu là các cán bộ quản lý chứ chưa thực sự hướng đến người dân, đối tượng cần được cung cấp những thơng tin đầy đủ và chính xác về kinh doanh đa cấp này để có được nhận thức cũng như thái độ đúng đắn về hình thức này.

2.2. Kinh nghiệm rút ra từ những tình huống bán hàng đa cấp bất chính đã xuất hiện tại Việt Nam xuất hiện tại Việt Nam

2.2.1. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nƣớc

Mặc dù Nhà nước đã có nhiều nỗ lực nhằm quản lý hoạt động bán hàng đa cấp và ngăn chặn bán hàng đa cấp bất chính, như việc thanh tra kiểm tra các tổ chức kinh doanh theo mạng, hay ban hành Luật cạnh tranh, các nghị định 110/NĐ-CP hướng dẫn thi hành bán hàng đa cấp, nghị định 120/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành luật cạnh tranh trong đó quy định về mức phạt doanh nghiệp bán hàng đa cấp làm ăn bất chính… Tuy vậy, những khoản luật này chỉ có tác dụng về mặt pháp lý, để hoạt động kinh doanh theo mạng trở nên hợp pháp, chứ chưa có tác dụng nhiều trong việc ngăn chặn kinh doanh đa cấp bất chính. Mặc dù các điều khoản về kinh doanh theo mạng bất chính đã được quy định rất rõ ràng trong các điều khoản của Luật Cạnh tranh, nhưng vẫn tồn tại nhiều sơ hở để các cơng ty bất chính lách luật. Một thực tế rằng, ít trường hợp có thể áp dụng Luật cạnh tranh để xử lý các sai phạm cơng ty bán hàng đa cấp bất chính.

Vấn đề bán hàng đa cấp đã và đang nhận được sự quan tâm của Nhà nước, tuy nhiên việc quản lý hệ thống này cịn có nhiều bất cập và chậm trễ. Bán hàng đa cấp có sức lan toả rất lớn. Chỉ trong thời gian ngắn, một công ty bán hàng đa cấp bất chính có thể phát triển thành cả một hệ thống đồ sộ, với hàng chục nghìn hợp tác viên, lừa đảo nhiều tỷ đồng. Việc chậm trễ của các cơ quan chức năng đã tạo điều kiện cho những công ty này ngày càng mở rộng mạng lưới, cũng như gây thiệt hại nặng cho xã hội. Cần thiết phải có một đơn vị chuyên biệt có chức năng quản lý hoạt động này, theo dõi sát sao, phát hiện và xử lý những biểu hiện vi phạm ngay từ đầu, tránh gây ra những thiệt hại lớn. Quản lý tốt sẽ làm giảm thiểu số sai phạm, làm trong sạch thị trường kinh doanh đa cấp.

từ nước ngoài như Hoa Kỳ, Trung Quốc,… là những sản phẩm mà người tiêu dùng Việt Nam chưa từng biết đến trước đó. Các thơng tin về công dụng, về thành phần, về nguồn gốc của sản phẩm gần như chưa từng được kiểm định trong thói quen sử dụng và trong các kết luận của giới chun mơn. Thậm chí, có những sản phẩm mà các cơ quan chức năng chưa biết xếp vào loại nào, thực phẩm hay thuốc chữa bệnh, hoặc chưa có một tên gọi thống nhất để có thể nêu rõ được cơng dụng hoặc tác hại của nó. Các cơ quan chức năng thường tốn nhiều công sức cũng như thời gian để kiểm định cả về chất lượng cũng như nguồn gốc của những sản phẩm này.

Các doanh nghiệp bán hàng đa cấp tại Việt Nam hiện nay chỉ là những doanh nghiệp phân phối sản phẩm được sản xuất từ nước ngồi. Nói cách khác, các cơng ty nước ngồi sản xuất sản phẩm tổ chức mạng lưới đa cấp và thực hiện việc truyền tiêu đa cấp thông qua các công ty trong nước. Thông thường, các công ty trong nước sẽ ký các hợp đồng phân phối độc quyền với công ty nước ngồi, sau đó dưới sự hướng dẫn của chuyên gia nước ngoài do doanh nghiệp sản xuất gửi đến, công ty phân phối của Việt Nam sẽ thiết lập mạng lưới đa cấp và đào tạo đội ngũ người tham gia cũng như thúc đẩy sự vận hành của mạng lưới này. Cách thức tổ chức theo kiểu liên kết như trên đã giúp cho các nhà sản xuất nước ngồi thốt được mọi trách nhiệm về chất lượng sản phẩm khi tiêu thụ cũng như các trách nhiệm khác đối với mạng đa cấp.

Tính độc lập trong hoạt động của người tham gia đặt ra một vài vấn đề cho việc xác định trách nhiệm. Trong bán hàng đa cấp, người tham gia tiến hành tiếp thị để bán lẻ sản phẩm một cách độc lập. Người tiêu dùng cuối cùng sẽ chỉ biết đến người đã trực tiếp giới thiệu và bán sản phẩm cho họ, là người tham gia. Do đó, việc đổ trách nhiệm qua lại giữa người tham gia và doanh nghiệp bán hàng

trách nhiệm và đổ lỗi cho các hợp tác viên đã tự tạo ra các thơng tin khơng chính xác.

Hành vi bán hàng đa cấp bất chính thường sử dụng các thủ đoạn tác động đến bản tính hám lợi của người tham gia, thông thường là những khu vực dân cư có đời sống khó khăn, ít thơng tin, trình độ dân trí khơng cao, những tầng lớp dân cư có thời gian nhàn rỗi nhiều, là những đối tượng dễ tác động và có nhiều cơ hội thực hiện việc truyền tiêu bằng biện pháp rỉ tai. Là một quốc gia có tỷ lệ nơng nghiệp chiếm đa số trong cơ cấu kinh tế cũng như việc phân bố dân cư, những đối tượng nói trên chủ yếu tập trung ở nơng thơn, có thu nhập khơng cao, đa số cịn nghèo. Do đó, hậu quả xảy ra khi có sự bất chính trong bán hàng đa cấp sẽ là rất lớn đối với đời sống kinh tế – xã hội.

2.2. Đối với ngƣời tiêu dùng và ngƣời lao động trong xã hội

Phần lớn các công ty kinh doanh theo mạng bất chính đều ngụy trang dưới mác của những cơng ty có yếu tố nước ngồi. Điều này giúp tạo thêm lòng tin cho người dân, dễ dàng lôi kéo họ tham gia vào mạng lưới. Tuy vậy, những công ty nước ngồi này, hoặc là khơng hề tồn tại, hoặc là cũng khơng có uy tín tại thị trường nội địa nước đó. Các cơng ty kinh doanh đa cấp bất chính đánh vào tâm lý ưa thích đồ ngoại của người Việt Nam để kinh doanh sản phẩm vừa không bảo đảm chất lượng, vừa có giá rất xa so với thực tế.

Đối tượng người dân mà những công ty kinh doanh đa cấp hướng tới là những người còn thiếu kiến thức về kinh tế, khơng hề có khái niệm về bán hàng đa cấp. Những cơng ty này thường tổ chức những buổi hội thảo, trao thưởng,… để tạo ra cho những hợp tác viên sự ảo tưởng về một hình thức kinh doanh siêu lợi nhuận, không hề tốn kém, vẽ ra một viễn cảnh hồn hảo khi khơng cần lao động mà vẫn được hưởng tiền hoa hồng. Kết quả là, hàng nghìn người đã bị lơi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

kéo, mà phần đơng trong đó là những người lao động, sinh viên,… Họ phải vay mượn hoặc rút hết tiền để mua hàng của công ty kinh doanh đa cấp bất chính, trước khi lâm vào cảnh khó khăn vì bị lừa đảo, giấc mơ làm giàu tan vỡ. Như vậy, cần thiết phải trang bị những kiến thức về bán hàng đa cấp cho mọi người, hạn chế việc người dân bị lơi kéo vì chiêu bài của những cơng ty bất chính.

Sản phẩm mà những công ty bán hàng đa cấp bất chính cung cấp thường

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp những tình huống bán hàng đa cấp bất chính ở việt nam (Trang 67)