Thực trạng tình hình bán hàng đa cấp bất chính tại Việt Nam

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp những tình huống bán hàng đa cấp bất chính ở việt nam (Trang 41 - 45)

1. Môi trƣờng bán hàng đa cấp tại Việt Nam

1.4.Thực trạng tình hình bán hàng đa cấp bất chính tại Việt Nam

Bán hàng đa cấp bất chính xuất hiện nhiều ở Việt Nam dưới các tên gọi khác nhau như kinh doanh mạng lưới trực tiêu, hợp tác tiêu thụ đa tầng, nhưng tất cả đều là biến tướng của “hình tháp ảo”. Thời gian qua nhiều doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã lợi dụng việc chưa có quy định pháp luật và thiếu hiểu biết của người tiêu dùng để lừa đảo chốn thuế, kinh doanh trái phép, thu lợi bất chính.

Một số cơng ty có hoặc khơng có sản phẩm đã lơi kéo người tham gia bằng hình thức là công ty tiêu thụ sẽ thiết lập một mạng lưới thành viên tham gia và các thành viên hoạt động dựa trên phần thù lao (hoa hồng) mà công ty trả cho họ nếu họ giới thiệu thêm được thành viên. Tuy nhiên, để được là thành viên của cơng ty thì người muốn tham gia phải đựơc người tham gia trước giới thiệu và phải mua ít nhất là một sản phẩm của công ty với giá cao hơn gấp 2-3 lần so với gía thị trường. Như vậy, không cần phải bán hàng mà chỉ cần giới thiệu người tham gia thì đã được hưởng một khoản tiền hoa hồng khá lớn. Đây chính là động lực thơi thúc nhiều người tham gia, nhất là những người đang gặp khó khăn về tài chính. Đối tượng tham gia nhiều nhất vẫn là sinh viên, học sinh hoặc những người vừa ra trường đang tìm việc. Tuy nhiên, số tiền “hoa hồng” đó khơng phải do cơng ty tiêu thụ hàng hóa trả cho người tham gia mà là của các thành viên đến sau đã bỏ ra để mua sản phẩm. Người tham gia cứ nghĩ là đã được trả rất nhiều, nhưng thực chất là đang làm giàu cho công ty tiêu thụ hàng hóa kia mà thơi.

Một số cơng ty khác cũng núp dưới bán hàng đa cấp nhưng trên thực tế lại không như vậy. Các công ty này cũng thường dùng chính sách hoa hồng, sức mạnh của cấp số nhân để lôi kéo người tham gia. Song người muốn tham gia sẽ

phải nộp trước cho công ty một khoản tiền không nhỏ thì mới được làm thành viên của cơng ty.

Sử dụng hình thức truyền miệng gây hiệu quả lớn đối với người tiêu dùng, các công ty ma luôn đưa ra những chiêu thức quảng cáo hấp dẫn đánh vào tâm lý mọi người như: “tảo xoắn là sản phẩm bổ dưỡng lý tưởng của thế kỷ 21”, “hàng ngày dùng Trùng Thảo đến gia không bị bệnh” và “Giáp sác mang ion dương có khả năng kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư ” mặc dù đây là một hình thức quảng cáo để bán hàng nhưng quảng cáo phải đúng thực tế không được nhập nhằng giữa thuốc với thực phẩm. Nhiều công ty ma, nhiều nhà phân phối bịp đã đưa ra thông tin thực phẩm bổ sung sinh dưỡng là thuốc chữa bách bệnh. Nhiều người mới nghe đã cho là hoang đường nhưng nhiều người thử vận may của mình trơng chờ vào điều kỳ diệu. Bởi vì tâm lý của con người nói chung, tâm lý người Việt Nam nói riêng ai cũng muốn mình khỏe mạnh trẻ trung và sống lâu… “Hình tháp ảo” đã lợi dụng đặc điểm đó để quảng bá đặc tính sản phẩm.

Điều khoản bán hàng đa cấp bất chính được đưa vào danh sach hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Đây là hành vi của doanh nghiệp gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của của các doanh nghiệp khác, làm giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường và gây thiệt hại chính đáng cho người tiêu dùng, trong đó sử dụng những biện pháp mang tính gian dối, phân biệt đối xử và thiếu trung thực. Nhìn chung các phương thức mà nhiều tổ chức, cá nhân đã lợi dụng để thu lợi bất chính thường là:

 Dụ dỗ người mới tham gia để hưởng hoa hồng, thưởng trên đầu người tham gia, tiền hoa hông thực chất là lấy của những người vào sau.

 Truyền sản phẩm từ người này sang người khác và nâng giá sản phẩm lên cao qua từng người.

 Bán những sản phẩm mà ở quốc gia khác nó được bày bán ở các cửa hàng, siêu thị với mức giá quá cao so với giá được bày bán (không đúng với đặc điểm của bán hàng đa cấp).

 Bắt các ứng viên muốn tham gia kinh doanh phải đặt cọc tiền rồi ơm tiền đó bỏ trốn.

 Khơng cơng khai trong việc nhập hàng, ghi hoá đơn bán hàng, trả thưởng không qua hệ thống ngân hàng để trốn thuế.

Chính những biểu hiện của kinh doanh theo mạng bất chính như vậy đã để lại những hệ quả không tốt về kinh doanh đa cấp ở Việt Nam. Ngay từ khi kinh doanh theo mạng xuất hiện nó đã gây lên một làn sóng mà ở đó cơ quan truyền thông lên án kịch liệt.Vào thời điểm đầu tiên khi kinh doanh theo mạng vào Việt Nam đã xuất hiện những công ty lừa đảo người tiêu dùng, có cơng ty chỉ sau vài tháng đã đóng cửa, có cơng ty chuyển địa điểm vài lần trong một thời gian ngắn. Thời điểm đó, kinh doanh theo mạng rất ít người biết đến như một hình thức kinh doanh hiệu quả trên thế giới. Các phương tiện thông tin đại chúng đã khơng đón chào mơ hình này Bản thân các nhà chức trách cũng không thể hiểu biết hết về nó. Do sự thiếu hiểu biết chung của mọi người về kinh doanh theo mạng dã xảy ra nhiều sự kiện đáng tiếc..

Mơ hình “hình tháp ảo” đã gây nên ảnh hưởng rất lớn đối với các công ty kinh doanh theo mạng. Ngay cả những công ty làm ăn chân chính và nổi tiếng trong bán hàng đa cấp cũng bị ít nhiều đưa lên báo trí, truyền hình… và trong giai đoạn mà chưa có luật cạnh tranh (9/11/2004) cũng như chưa có nghị định

hướng dẫn bán hàng đa cấp thì sự lên án, hoài nghi vẫn đựơc đưa lên trên mặt báo, truyền hình như một “đại dịch” chưa có biện pháp chế ngự. Ngay khi luật pháp đã thừa nhận kinh doanh theo mạng hợp pháp ở Việt Nam thì kinh doanh theo mạng vẫn chưa được sự đồng thuận của xã hội. Điều này cũng có lý do của nó. Một số cơng ty bị người tham gia phân phối hàng hoá kiện lên cơ quan chức trách, một số sai quy định về quảng cáo và quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm…Trong kinh doanh truyền thống, ngành than kinh doanh thua lỗ phải phá sản, dù có ảnh đến các ngành khác như thuốc, thực phẩm…thì chúng ta vẫn khơng nhìn thấy sự ảnh hưởng đó. Nhưng trong kinh doanh theo mạng thì khác, trung tâm giáo dục SITC sụp đổ cùng với lời bình phẩm rất chung chung được đưa lên truyền hình “đây là một kiểu BHĐC rối ren khó quản lí”, ngay sâu đó nhiều cơng ty kinh doanh theo mạng như Avon, Herbalife, Starlife…bị ảnh hưởng và trở thành điểm nghi vấn để mọi người hướng tới. Điều đáng nói là thực phẩm bổ sung dinh dưỡng hay mỹ phẩm thì có liên quan gi đến giáo dục mà phải chịu cùng một sự lên án hoài nghi? Hay chỉ vì họ cùng đội trên đầu cái mác “bán hàng đa cấp”?

Một số vị quan chức của Việt Nam cịn cơng khai trả lời báo chí là sẽ cấm triệt để bán hàng đa cấp. Dưới đây là ý kiến của bà Phạm Thị Kim Hồng - giám đốc Sở Thương Mại TPHCM: “Sau một thời gian phối hợp giám sát, kiểm tra, tôi khẳng định hoạt động của các công ty kinh doanh đa cấp như hiện nay trên địa bàn là lừa đảo người tiêu dùng cũng như ngưòi tham gia mạng lưới. Thực tế là sự chênh lệch giữa giá sản phẩm bán ra so với giá thật là quá lớn, công dụng của sản phẩm không rõ ràng, tuyên truyền quá chức năng của sản phẩm… Các công ty này đang hoạt động công khai và thách thức dư luận. bán hàng đa cấp

hiện nay không phải là một kênh phân phối của sở Thương Mại bởi nó khơng góp phần lưu thơng hàng hóa"().

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp những tình huống bán hàng đa cấp bất chính ở việt nam (Trang 41 - 45)