Một số biện pháp phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tự học của học sinh thông qua dạy học chương kim loại kiềm – kim loại kiềm thổ nhôm hóa học lớp 12 trung học phổ thông (Trang 44)

10. Cấu trúc của luận văn

2.2. Một số biện pháp phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy học

chƣơng Kim loại kiềm – Kim loại kiềm thổ - Nhơm – Hóa học lớp 12 THPT

2.2.1. Biện pháp 1: Hướng dẫn học sinh cách lập kế hoạch học tập

Trên cơ sở kế hoạch DH của mình, vào đầu mỗi học kì, đầu tháng, đầu tuần GV cần hướng dẫn HS lập kế hoạch học tập sao cho kế hoạch đó phải ở trong tầm với của mình, phù hợp với điều kiện của mình. Tất nhiên có thể điều chỉnh khi điều kiện thay đổi. Cụ thể:

- GV cần hướng dẫn HS lập kế hoạch chi tiết, rõ ràng, cụ thể theo học kì, theo từng tháng và từng tuần cần học gì và làm gì.

- Thống kê các việc cụ thể trong thời gian TH; phân phối thời gian, xác định mức độ hoàn thành, KT sự hợp lý của kế hoạch. Để có thể đảm bảo tính khả thi của các kế hoạch trên, GV có thể xây dựng các mẫu kế hoạch cho HS và KT thơng qua hình thức phiếu TH.

Ví dụ: Để chuẩn bị cho bài “Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại

kiềm thổ” theo kế hoạch DH dự án của GV (kế hoạch bài dạy phần 2.3.2), HS cần lập kế hoạch chi tiết cho hoạt động nhóm và cá nhân. Giả sử GV giao nhiệm vụ dự án vào thứ 2, tiết học tiếp theo là thứ 2 tuần sau sẽ báo cáo kết quả. HS cần gặp nhau vào một buổi chiều (theo kế hoạch học tập sẽ là chiều thứ 4) để phân công nhiệm vụ và tiến hành các hoạt động.

2.2.2. Biện pháp 2: Hướng dẫn học sinh kĩ thuật đọc và xử lí thơng tin qua SGK và tài liệu cần thiết và tài liệu cần thiết

SGK chứa đựng những kiến thức khoa học cơ bản và hệ thống nên HS có thể lĩnh hội kiến thức một cách logic, ngắn gọn và khái quát nhất. SGK có một vị trí đáng kể trong việc nắm vững kiến thức nói chung và phát huy tính tính cực hoạt động trí tuệ của HS.

Với tư cách là nguồn cung cấp kiến thức cơ bản cho học HS, SGK được sử dụng để tổ chức:

- Lĩnh hội kiến thức mới

- Ôn tập củng cố kiến thức đã học trên lớp

- Trả lời các câu hỏi và bài tập, qua đó vừa lĩnh hội kiến thức, vừa rèn luyện thao tác tư duy

Bằng các PPDH tích cực, GV sẽ giúp HS giải mã được kiến thức có trong SGK bằng các ngôn ngữ riêng như: Sơ đồ, bảng biểu, đồ thị, thí nghiệm,…do đó HS chủ động lĩnh hội được kiến thức, nhớ lâu hơn, khả năng vận dụng sáng tạo hơn và kích thích được hoạt động học tập tích cực của HS, tức là HS vừa nắm vững được kiến thức, vừa nắm vững được PP đi tới kiến thức đó và phát triển tư duy.

Tùy thuộc vào trình độ của HS ở mỗi lớp khác nhau mà GV có thể đặt ra các yêu cầu khác nhau khi đọc. Và cần phải tiến hành rèn luyện PP tự đọc cho HS một cách thường xuyên để nâng cao chất lượng đọc. Để HS sử dụng tốt SGK và sách tham khảo cần bồi dưỡng cho HS một số kỹ năng cơ bản sau:

2.2.2.1. Hướng dẫn học sinh kĩ năng đọc SGK để tìm những nội dung cơ bản, nội dung chính, bản chất

Đây là một u cầu rất quan trọng trong DH vì HS khơng nhất thiết phải nhớ hết thông tin trong SGK, tài liệu tham khảo mà cần phải biết chắt lọc những kiến thức trọng tâm, cơ bản nhất.

Nội dung của biện pháp là rèn cho HS khi đọc một đoạn văn bản nào đó họ phải biết tách ra nội dung chính, bản chất, nghĩa là trả lời được các câu hỏi :

- Nội dung kiến thức đề cập tới vần đề gì? Đã đề cập tới những khía cạnh nào? - Trong số các đặc điểm, hiện tượng mơ tả thì cái gì là cơ bản, quan trọng? Để trả lời được câu hỏi đặt ra, HS phải tự lực diễn đạt được nội dung chính đã đọc được và đặt tên đề mục cho phần, đoạn, bài đã đọc. Khi đó thực chất HS đã nắm được kiến thức, tức là phần nào đã lĩnh hội được kiến thức mới.

Ví dụ: Khi nghiên cứu phần Điều chế kim loại kiềm, HS tự đọc nội dung trong

SGK sau đó phải trả lời được các câu hỏi:

- Nguyên tắc chung để điều chế kim loại kiềm?

- PP để điều chế kim loại kiềm? Tại sao phải dùng PP đó? - Nêu cấu tạo của bình điện phân để điều chế natri?

Nếu HS có thể tự trả lời được các câu hỏi này thì khi đó HS đã phần nào tự lĩnh hội được những kiến thức về điều chế kim loại kiềm.

2.2.2.2. Hướng dẫn học sinh kĩ năng trả lời câu hỏi đã có trên tài liệu đọc được

GV hướng dẫn HS tự đọc SGK theo các bước dưới đây, sau đó trả lời theo câu hỏi gợi ý của GV, từ đó sẽ tìm ra được nội dung cần nghiên cứu.

Bước 1: HS phải đọc qua nội dung thông tin

Bước 2: HS đọc câu hỏi của GV đưa ra và xác định câu hỏi về vấn đề gì Bước 3: Tìm trong tài liệu, đoạn thơng tin có nội dung liên quan đến vấn đề này Bước 4: Đọc và lựa chọn kiến thức theo nội dung câu hỏi đưa ra để trả lời

Ở biện pháp này thông qua sử dụng hệ thống câu hỏi sẽ phát huy tính tích cực của HS. Các câu hỏi có thể là câu hỏi tìm tịi, câu hỏi định hướng, bài tập có vấn đề... Câu hỏi có thể thể hiện dưới hình thức phát vấn HS hay dưới dạng phiếu học tập. Các câu hỏi phải có mục đích rõ ràng, diễn đạt ngắn gọn, chính xác và vừa sức với HS.

Ví dụ : - Nước cứng là gì? Có bao nhiêu loại nước cứng?

- Nêu sự giống và khác nhau của các loại nước cứng? Từ đó cho biết cơ sở để phân loại nước cứng?

2.2.2.3. Hướng dẫn học sinh kĩ năng phân tích bảng số liệu, biểu đồ, hình vẽ trong SGK

Kênh hình là một yếu tố quan trọng bên cạnh kênh chữ để cung cấp nội dung kiến thức của SGK. Đối với HS trung bình và yếu, khả năng tư duy trừu tượng của các em hạn chế, do đó việc khai thác kênh hình là một biện pháp hiệu quả giúp các em lĩnh hội tri thức dễ dàng hơn, ghi nhớ tốt hơn.

Ví dụ: Sử dụng hình vẽ sau trong SGK

Nếu mơ tả bằng lời khơng thì việc hình dung ra thiết bị điện phân là rất khó khăn. Nhưng trên cơ sở hình vẽ, GV có thể giới thiệu từng chi tiết của thiết bị, HS

vừa dễ hình dung, vừa nắm được ngun lí làm việc, có thể liên hệ so sánh với bộ thiết bị tương tự.

2.2.2.4. Hướng dẫn học sinh lập dàn ý, đề cương, bảng so sánh, tóm tắt

Để làm việc độc lập với SGK đạt hiệu quả, HS cần được rèn luyện kĩ năng hệ thống hóa kiến thức sau mỗi bài, chương. Có nhiều hình thức hệ thống hóa như: lập dàn ý, đề cương, bảng tóm tắt, bảng so sánh,... Để hình thành và rèn kĩ năng này cho HS, sau mỗi bài học hoặc chương, GV cần ra bài tập về nhà và hướng dẫn HS sử dụng SGK để hệ thống hóa kiến thức đã học bằng hình thức phù hợp.

Để HS tự lập được dàn ý, đề cương ... GV hướng dẫn HS tiến hành các bước sau: - Đọc nhanh một lượt nội dung cần lập dàn ý

- Đọc lại để nắm bản chất nội dung

- Tách ra ý chính rồi thiết lập mối quan hệ giữa chúng và đặt vào các mục tương ứng (nếu cần)

Ví dụ: Bảng hướng dẫn HS tóm tắt về kim lọai kiềm và kim loại kiềm thổ

Kim loại kiềm Kim loại kiềm thổ

Vị trí trong bảng tuần hồn Cấu hình electron lớp ngồi cùng Tính chất vật lí

Tính chất hóa học đặc trƣng

Điều chế Nhận biết ion

2.2.3. Biện pháp 3: Rèn kĩ năng học bài, giải các bài tập nhận thức

GV cần giới thiệu và hướng dẫn cho HS TH theo mơ hình nhận thức của Bloom. Tức là học cách phân tích, tổng hợp, học vận dụng tri thức vào từng tình huống thực tiễn, học nhận xét đánh giá, so sánh đối chiếu các kiến thức… Bên cạnh đó cịn phải rèn luyện NL tư duy logic, tư duy trừu tượng, tư duy sáng tạo để tìm ra những hướng tiếp cận mới các vấn đề khoa học.

GV cần cho những tình huống sau mỗi bài/ chương/ mục và yêu cầu HS chuẩn bị trước. Sau đó tùy tình hình để cho từng cá nhân hay từng nhóm (cả lớp) thảo luận, giải quyết.

Ví dụ: Khi học bài 29 “Luyện tập: Nhơm và hợp chất của nhôm”

GV chuẩn bị 4 nhiệm vụ cho HS, trong đó có 1 nhiệm vụ bắt buộc phải thực hiện là các NV 1; hai nhiệm vụ tự chọn là NV 2, 3 và một nhiệm vụ không bắt buộc là NV4 (Kế hoạch bài dạy phần 2.3.5). Đối với nhiệm vụ tự chọn, HS có thể thực hiện 1 NV hoặc cả 2 NV. HS có thể chọn NV nào làm trước cũng được. Đối với NV4, HS có thể làm hoặc khơng làm.

2.2.4. Biện pháp 4: Biên soạn phiếu học tập hướng dẫn HS tự học

2.2.4.1. Phiếu học tập hướng dẫn chuẩn bị bài mới

 Cấu trúc của phiếu chuẩn bị bài mới

Tên bài học:.......... A. Mục tiêu bài học

Trình bày mục tiêu kiến thức, kĩ năng và trọng tâm của bài học để HS có thể xác định đúng mục tiêu trước khi tìm hiểu bài mới.

B. Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo gồm hai nhóm:

- Nhóm thứ nhất: các tài liệu (sách, báo, các trang web hỗ trợ học tập cho HS...) do GV cung cấp, gợi ý.

- Nhóm thứ hai: các tài liệu tham khảo mà HS sưu tầm được. C. Hướng dẫn HS TH

Gồm các câu hỏi hướng dẫn HS đọc bài và phần để trống để HS dựa vào câu hỏi mà tìm nội dung chính của bài học điền vào đó.

D. Tóm tắt bài học (dưới dạng sơ đồ) E. Những câu hỏi đặt ra khi đọc bài F. Bài KT kiến thức đã tự nghiên cứu

Đây là bài KT gồm các câu hỏi lý thuyết và một số bài tập ở mức độ cơ bản nhất, giúp HS KT lại kiến thức TH của mình. Hình thức trắc nghiệm mang tính khách quan và HS có thể tự chấm điểm việc TH của mình.

 Mục đích sử dụng phiếu hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới:

- GV phát phiếu cho HS trước khi học bài (chương) mới nhằm: + Phát huy tính tích cực chủ động của HS.

+ Rèn luyện NL tự đọc SGK, tài liệu tham khảo, khả năng tìm tài liệu trên mạng internet của HS.

+ Giúp HS nắm được một số kiến thức trọng tâm, khơi dậy lòng ham mê học tập, tìm tịi, nghiên cứu.

+ Khả năng làm việc theo nhóm.

- HS đọc tài liệu và hoàn thành câu trả lời ở phần “Câu hỏi hướng dẫn chuẩn bị bài mới” qua việc:

+ Đọc SGK Hóa học 12 để tìm ý, nội dung và trả lời câu hỏi chuẩn bị bài. + Tìm tài liệu trên mạng internet, đọc sách tham khảo và các tài liệu tham khảo khác để bổ sung kiến thức.

+ Làm bài tập trong SGK.

+ Báo cáo của lớp trưởng, tổ trưởng về tình hình soạn bài của các bạn. + KT bài cũ có kèm theo câu hỏi đánh giá việc chuẩn bị bài mới của HS. + KT ngẫu nhiên một số HS.

- Tiến hành giảng dạy dựa trên câu hỏi phần chuẩn bị bài mới nhưng ở mức độ câu hỏi khái quát hơn nhằm giúp cho HS:

+ Tự đánh giá câu trả lời trong bài soạn đúng hay sai? Đủ hay thiếu? + Củng cố bổ sung, nhấn mạnh, khắc sâu kiến thức trọng tâm.

+ GV và HS cùng giải quyết những vấn đề thắc mắc của HS trong quá trình đọc sách chuẩn bị bài ở nhà.

- KT, đánh giá, nhận xét mức độ chuẩn bị của HS

2.2.4.2. Phiếu học tập củng cố kiến thức bài cũ

Yêu cầu của phiếu củng cố kiến thức bài cũ:

- Giúp HS hệ thống được các kiến thức vừa học được.

- Giúp HS khắc sâu những kiến thức của bài qua hệ thống câu hỏi và bài tập. - Giúp HS rèn luyện những kỹ năng của việc TH.

Ví dụ: Các nhiệm vụ trong Phiếu học tập trong bài 28: “Luyện tập: Tính chất của kim

loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng” (Kế hoạch bài dạy phần 2.3.4).

2.2.4.3. Phiếu hỗ trợ kiến thức trong các hợp đồng học tập

GV yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ khác nhau thơng qua phiếu học tập, bên cạnh đó, GV chuẩn bị các phiếu học tập hỗ trợ kiến thức cho HS.

Ví dụ: Phiếu hỗ trợ kiến thức trong bài 28: “Luyện tập: Tính chất của kim loại

kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng” (Phiếu học tập trong kế hoạch bài dạy phần 2.3.4).

2.2.5. Biện pháp 5: Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực kết hợp với kỹ thuật dạy học thuật dạy học

GV chủ động tạo môi trường để HS được cọ sát, rèn NL độc lập suy nghĩ và sáng tạo của mình. Trong giờ học GV có thể đặt các câu hỏi mở, câu hỏi nêu vấn đề. Loại câu hỏi có nhiều cách trả lời này sẽ tạo ra sự bùng nổ cho các cuộc tranh luận trong lớp và đòi hỏi HS phải huy động trí nhớ, động não để tìm ra phương án cụ thể. Trong khơng gian học tập đó các em sẽ có cách học chủ động và sáng tạo hơn. GV phải tìm cách bàn giao nhiệm vụ đến từng HS, chuyển dần DH theo kiểu truyền thụ sang DH giải quyết vấn đề, trao đổi bàn bạc vấn đề; tăng cường hợp tác bằng hợp đồng, dự án...; kết hợp một số kỹ thuật DH như PP Grap, sơ đồ tư duy,… Qua đó GV có thể bồi dưỡng NLTH cho HS.

Ví dụ: Sử dụng sơ đồ tư duy tổng kết kiến thức về nhơm

Hình 2.3. Sơ đồ tư duy tóm tắt nội dung kiến thức về nhơm

Ví dụ: Sử dụng sơ đồ Grap, giải bài tập nhận biết (Bài 2 – Phiếu học tập số 3 – Giáo

án bài 27: Nhơm và hợp chất của nhơm – Phần 2.3.3): Có 5 lọ đựng các dd bị mất nhãn sau: KNO3, Ba(NO3)2, Fe2(SO4)3, AlCl3, NH4Cl. Chỉ dùng thêm một hóa chất, hãy nhận biết các dd trên?

GV hướng dẫn HS lập sơ đồ như sau:

Hình 2.4. HS áp dụng sơ đồ Grap giải bài tập nhận biết

2.2.6. Biện pháp 6: Hướng dẫn cho HS tự đánh giá và tham gia đánh giá lẫn nhau

- Trong quá trình học tập, GV phải tạo điều kiện cho HS tự giác chịu trách

nhiệm về kết quả học tập của mình thơng qua việc hướng dẫn HS tự đánh giá bản thân và tự đánh giá lẫn nhau giữa các thành viên trong một nhóm hay trong cả lớp,

↓ trắng xanh chuyểnnâu đỏ trong khơng khí dd FeSO4

↑ mùi khai

5 dd: KNO3, Ba(NO3)2, FeSO4, AlCl3, NH4Cl dd NaOH dd NH4Cl ↓ trắng keo, sau đó tan hết dd AlCl3 Khơng hiện tượng dd FeSO4 dd KNO3 và Ba(NO3)2 Không hiện tượng ↓ trắng dd KNO3 dd Ba(NO3)2

trình học tập, chú trọng bổ khuyết những mặt chưa đạt được so với mục tiêu trước khi bước vào một phần mới của chương trình.

- GV phải hướng dẫn cho HS phát triển kĩ năng tự đánh giá theo định hướng

khuyến khích óc sáng tạo, phát hiện sự chuyển biến thái độ và xu hướng hành vi của HS trước những vấn đề của đời sống gia đình và cộng đồng, từ đó góp phần phát triển NLTH của HS.

- Để đáp ứng được định hướng đổi mới hình thức KT đánh giá theo NL học tập của HS thì phải áp dụng đa dạng các hình thức đánh giá:

+ Đánh giá qua quan sát; + Đánh giá qua hồ sơ học tập; + Đánh giá qua các bài Seminar;

+ Đánh giá qua sản phẩm của bài tập nghiên cứu; + Đánh giá qua bài KT;

+ Đánh giá thơng qua việc nhìn lại quá trình và đánh giá đồng đẳng.

Chú ý thực hiện việc KT đánh giá hướng vào đánh giá quá trình, giúp phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tự học của học sinh thông qua dạy học chương kim loại kiềm – kim loại kiềm thổ nhôm hóa học lớp 12 trung học phổ thông (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)