Đối với Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu tiểu luận về hối phiếu - THANH TOÁN QUỐC TẾ (Trang 54 - 55)

Nhà nước cần hoàn thiện khung pháp lý đối với hoạt động thanh toán quốc tế, cụ thể là ban hành các văn bản Luật, dưới luật, pháp lệnh, nghị định.... qui định

Nhóm 3 Page 55 rõ ràng trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của các bên tham gia. Đồng thời đây cũng là cách tốt để giải quyết tranh chấp trong trường hợp có xung đột pháp luật giữa UCP600 và luật quốc gia.

Trong trường hợp có mâu thuẫn giữa UCP600 với các hiệp ước, thỏa ước quốc tế.... giữa doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài nằm trong phạm vi điều chỉnh của các hiệp ước này thì luật pháp Việt Nam càng cần phải tỏ rõ vai trị của mình để giúp các doanh nghiệp Việt Nam có được lợi thế với bạn hàng nước ngoài.

Để làm được điều này, vai trò của Ngân hàng Nhà nước là vô cùng quan trọng. Ngân hàng Nhà nước phải là người soạn thảo, đưa ra những đề xuất đối việc xây dựng các khung văn bản cho hoạt động thanh tốn quốc tế nói chung và thanh tốn quốc tế bằng tín dụng chứng từ nói riêng.

Một thực trạng hiện nay là khi phát sinh các tranh chấp, mâu thuẫn về thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ, rất nhiều các cơ quan phải tham gia như Vụ quản lý ngoại hối, Vụ pháp chế...mà khơng có một cơ quan đặc trách nào về hoạt động thanh tốn quốc tế. Vai trị của cơ quan này không chỉ giúp các doanh nghiệp Việt Nam giải quyết tranh chấp liên quan đến thanh tốn mà cịn là cơ quan tư vấn, giải thích, đào tạo cho các bên tham gia hoạt động thanh toán quốc tế hiểu rõ các văn bản pháp luật liên quan như UCP600 để từ đó có các biện pháp sử dụng đạt hiệu quả tối đa nhất cho mình.

Một phần của tài liệu tiểu luận về hối phiếu - THANH TOÁN QUỐC TẾ (Trang 54 - 55)