Vài nét về phòng thƣơng mại quốc tế ICC

Một phần của tài liệu tiểu luận về hối phiếu - THANH TOÁN QUỐC TẾ (Trang 31 - 34)

Quyết định thành lập Phòng thương mại quốc tế (The International chamber of commerce dưới đây viết tắt là ICC) được thông qua tại Hội nghị quốc tế về thương mại, họp tại thành phố Atlantic-city vào tháng l0/1919, với sự tham gia của đại diện giới thương mại và công nghiệp của 5 nước Mỹ, Anh, Pháp, Bỉ và Ý. Ngày 24/10/1919 ngày thông qua quyết định thành lập ICC được coi là ngày thành lập ICC. Tháng 6/1920, tại Pa-ri đă tiến hành họp Ðại hội sáng lập (Constituent Congress) ICC với sự tham gia của gần 500 đại diện của 5 nước nói trên. Tại Ðại hội này, người ta đã thông qua Ðiều lệ, thành lập các cơ quan chức năng và quyết định lấy Paris làm trụ sở chính của ICC.

82 năm đă trôi qua kể từ khi điều lệ hoạt động của ICC được thông qua. Trong ngần ấy năm trời, điều lệ của ICC đă nhiều lần được sửa đổi, bổ sung. Song toàn bộ những sửa đổi, bổ sung đó khơng làm thay đổi bản chất của điều lệ cũng như cơ cấu tổ chức của ICC mà chỉ nhằm làm rõ hơn nữa mục đích và nhiệm vụ mà ICC đã vạch ra cho mình từ những ngày đầu và hoàn thiện thêm cơ cấu tổ

Nhóm 3 Page 32 chức, nhằm bảo đảm cho việc lãnh đạo hoạt động của toàn bộ hệ thống các cơ quan của ICC có kết quả hơn.

Theo điều lệ, ICC là một liên đoạn tập hợp những lực lượng kinh tế chủ yếu nhất của từng nước hội viên vào các ủy ban quốc gia (National committes) ICC là một tổ chức Quốc tế phi chính phủ.

Mục đích và nhiệm vụ chính thức của ICC, như điều lệ qui định là: thông qua việc tác động tới tất cả các lĩnh vực của hoạt động kinh tế quốc tế bao gồm thương mại, cơng nghiệp, vận tải và tài chính) nhằm cài thiện các điều kiện quan hệ kinh tế giữa các nước và giải quyết những vấn đề kinh tế quốc tế, thiết lập các mối giao tiếp quốc tế và sự hiểu biết tương hỗ giữa các giới kinh tế và các tổ chức của chúng để trên cơ sở đó "gìn giữ hịa bình và củng cố các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc".

Song, trong thực tế, ngay từ lúc mới thành lập, ICC đã trở thành một tổ chức đai diện cho quyền lợi của các giới độc quyền ở các nước đế quốc. Các chinh kiến chính trị, triết học làm cơ sở nền tảng cho hoạt động của ICC, liên minh riêng của các giới đại diện khổng lồ của thế giới tư bản cùng những ảnh hưởng chính trị của họ, sự hiểu biết tuyệt vời về trạng thái kinh tế và các quy luật của các nước TBCN đã khiến cho ICC trở thành cương lĩnh thúc đẩy liên kết TBCN, hình thành và phát triển hệ thống liên đoàn độc quyền quốc tế.

Mục đích chủ yếu của ICC là bằng mọi cách, bảo vệ hịa bình cho các xí nghiệp kinh doanh tư nhân. Đấu tranh để thủ tiêu những trở ngại về kinh tế và chính trị đang kìm hãm việc tự do lưu thơng tư bản, hàng hóa, sức lao động những nhà lãnh đạo ICC, dưới ảnh hưởng trực tiếp của chủ nghĩa độc quyền quốc tế, đang đưa ra một mơ hình về thế giới TBCN trong tương lai như là một liên kết thống nhất trước hết là trong lĩnh vực kinh tế xã hội và sau đó là trong lĩnh vực chính trị. Họ cho rằng "hệ thống liên kết thống nhất" của TBCN sẽ dẫn tới việc sử dụng lực

Nhóm 3 Page 33 lượng sản xuất và tài nguyên hợp lý và có hiệu quả hơn và việc phân công lao động quốc tế trong thế giới TBCN cũng sẽ hợp lý hơn.

Các nhà tư bản luôn luôn coi ICC là người bảo vệ quyền lợi cho mình. ICC khơng phải là một tổ chức theo đuổi lục đích lợi nhuận nhưng nó được thành lập nhằm phục vụ cho các hãng, các công ty tư nhân TBCN chạy theo lợi nhuận và làm ra lợi nhuận. ICC là một tổ chức quốc tế hoạt động vì quyền lợi của các nhà kinh doanh tư nhân, được thành lập với mục đích thúc đẩy, nâng đỡ mọi bước đi của người buôn bán cá thể thông qua sự giúp đỡ có tính chất tập thể của các ủy ban quốc gia của ICC ở các nước cũng như của bản thân ICC.

Kể từ khi thành lập đến nay, ICC đã chứng kiến biết bao biến đổi của nền kinh tế thế giới. Nhiều tổ chức quốc tế kếch sù đã ra đời và những quan điểm về nền kinh tế thế giới hôm nay đã khác xa với những quan điểm từng có trước đây. Song, tất cả những điều đó khơng hề làm giảm vai trị và uy tín của ICC. ICC vẫn đang là trung tâm đầu não thai nghén ra những tư tưởng và sáng kiến, trung tâm phối hợp hoạt động của thế giới tư bản-thế giới sản sinh ra hàng loạt những vấn đề lớn trong lĩnh vực phát triển kinh tế nói chung và chính sách kinh tế và tài chính nói riêng. Tất cả những điều này có thể dễ dàng thấy được thơng qua số lượng hội viên, cơ cấu tổ chức và hoạt động của ICC.

Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, số hội viên của ICC và số các nước có đại diện của mình ở ICC đã tăng lên một cách đáng kể. Nếu như trước chiến tranh, ICC chỉ tập hợp các đại diện tư bản tư nhân của các nước đế quốc chủ yếu ở Châu Âu và Bắc Mỹ thì ngày nay đã có hơn 100 nước ở khắp các lục địa có đại diện ở ICC. Tính đến tháng 4/1987, hội viên của ICC gồm 7000 hãng cơng ty tư nhân có hoạt động gắn liền với việc kinh doanh quốc tế (Intemational business) và gần 2000 tổ chức kinh tế (các liên doanh cơng nghiệp, các phịng thương mại, các hiệp hội ngân hàng khác nhau…) liên kết, hợp hàng nghìn xí nghiệp kinh doanh tư nhân.

Nhóm 3 Page 34

II. Quy tắc và Thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ UCP 600

Một phần của tài liệu tiểu luận về hối phiếu - THANH TOÁN QUỐC TẾ (Trang 31 - 34)