Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu tiểu luận về hối phiếu - THANH TOÁN QUỐC TẾ (Trang 56 - 58)

Phương thức tín dụng chứng từ thường được các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam áp dụng với những bạn hàng quốc tế trong những lần giao dịch đầu tiên, do chưa khẳng định chắc chắn độ tin cậy của những bạn hàng này. Do đó, phương thức tín dụng chứng từ với độ an toàn cao đã được các doanh nghiệp này lựa chọn. Để tránh những rủi ro mắc phải, các doanh nghiệp Việt Nam buộc phải

Nhóm 3 Page 57 trang bị những kiến thức nhất định liên quan đến phương thức này và đặc biệt là các nguồn luật, qui tắc điều chỉnh. Trong khi tiến hành nghiệp vụ xuất nhập khẩu liên quan đến thanh toán cần xem xét kỹ lưỡng mọi chứng từ, đối chiếu với các qui định của UCP600. Ngoài ra với một số bất cập của UCP600, các doanh nghiệp nên qui định cụ thể trong bộ tín dụng chứng từ để hạn chế tối đa khả năng phát sinh các rủi ro.

Hiện nay, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam còn gặp nhiều rủi ro trong các giao dịch thương mại với nước ngoài. Một trong những rủi ro thường gặp là rủi ro trong thanh tốn quốc tế. Điều này cũng có thể dễ dàng lý giải là do một số các doanh nghiệp hoạt động còn non trẻ, các giám đốc, nhân viên phòng xuất nhập khẩu có trình độ chưa cao, chưa cập nhật, bổ sung hết các kiến thức về nghiệp vụ thanh tốn, nhất là thanh tốn bằng phương thức tín dụng chứng từ. Do đó, việc đầu tiên cần hoàn thành đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu là cử cán bộ, nhân viên tham gia các khóa đào tạo, hướng dẫn sử dụng tín dụng chứng từ và các qui định liên quan do các Ngân hàng, Phịng Thương mại và Cơng nghiệp tổ chức.

Song song với đó, chính các cán bộ, các doanh nghiệp này cũng cần tìm hiểu, cập nhật kiến thức qua các phương tiện khác nhau để trang bị thêm cho mình những hiểu biết nhất định về hoạt động thanh toán quốc tế, tránh gặp phải rủi ro về thanh tốn với bạn hàng nước ngồi.

Như vậy, UCP600 ra đời đã khắc phục những bất cập của UCP500, giúp các bên tham gia hiểu rõ hơn các qui tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ. Để sử dụng hiệu quả UCP600, các bên tham gia sẽ cần phải ngày càng hoàn thiện dần các hoạt động của mình và để đạt được hiệu quả tối ưu nhất đòi hỏi nỗ lực của cả một hệ thống: từ Nhà nước đến các Ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Sự trợ giúp lẫn nhau là điều kiện tiên quyết để có được lợi thế trong hoạt động thanh tốn quốc tế nói chung và thanh tốn tín dụng chứng từ nói riêng.

Nhóm 3 Page 58

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, với việc mở rộng giao lưu hợp tác khu vực và trên thế giới, nền kinh tế nước ta đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong đó phải kể đến là lĩnh vực thanh toán quốc tế. Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh qua các năm, nền kinh tế dần được cải thiện và phát triển. Đạt được kết quả đó phải kể đến sự đóng góp quan trọng của các ngân hàng thương mại với tư cách là trung gian thanh toán quốc tế, với phương thức thanh tốn chủ yếu là tín dụng chứng từ, các ngân hàng đã giúp cho hoạt động thanh tốn quốc tế diễn ra nhanh chóng, liên tục và đạt hiệu quả cao.

Trong những năm gần đây, các nghiệp vụ thanh toán quốc tế đã không ngừng đổi mới cho phù hợp với những yêu cầu của khách hàng. Bằng uy tín, nguồn vốn và kinh nghiệm dày dạn của các ngân hàng thương mại trong hoạt động thanh toán quốc tế, đặc biệt trong cơng tác thanh tốn tín dụng chứng từ, phương thức TDCT đã thực sự trở thành một công cụ đắc lực cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, góp phần khơng nhỏ thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu. Trước ngưỡng cửa của sự đổi mới và hội nhập, việc hạn chế thậm chí khơng thể để ra sai sót trong thanh tốn quốc tế là một yêu cầu hết sức đúng đắn và thiết thực. Chính vì vậy, bản sửa đổi UCP 600 ra đời được áp dụng từ 1/7/2007 đã và sẽ giúp ích rất nhiều cho các ngân hàng TM, người xuất khẩu nhập khẩu và các cơ quan chức năng trong lĩnh vực TDCT để có thể đứng vững và cạnh tranh được trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

Hy vọng rằng những ý kiến trong bài tiểu luận này sẽ góp một phần nhỏ vào việc hạn chế rủi ro trong thanh tốn tín dụng chứng từ của các ngân hàng thương mại Việt Nam, của người xuất khẩu và nhập khẩu khi áp dụng UCP 600, để đưa phương thức này thực sự trở thành phương thức thanh tốn nhanh chóng, thuận tiện, an tồn và đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu tiểu luận về hối phiếu - THANH TOÁN QUỐC TẾ (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)