1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến Thanh tốn quốc tế theo phương thức Tín dụng
1.3.2. Các nhân tố chủ quan
a) Mơ hình hoạt động Thanh tốn quốc tế
Hiện nay, có nhiều mơ hình thanh tốn đang được áp dụng trong việc triển khai hoạt động TTQT tại các ngân hàng trên thế giới và tại Việt Nam, bao gồm mơ hình tập trung, mơ hình phân tán, mơ hình th ngồi và các mơ hình thanh tốn khác. Mỗi mơ hình đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định và cũng như cần có các điều kiện cụ thể để thực hiện. Việc lựa chọn mơ hình thanh tốn phù hợp khơng chỉ giúp ngân hàng nâng cao được năng lực quản trị rủi ro, tiết kiệm chi phí mà cịn tăng được tính chuyên nghiệp và nâng cao sức cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường, sẽ thu hút khách hàng đến với NH nhiều hơn vì được đảm bảo lợi ích tốt hơn.
b) Trình độ chun mơn của cán bộ, nhân viên
Trình độ chuyên môn, năng lực và phẩm chất của cán bộ, nhân viên ngân hàng là một trong yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng dịch vụ và sự thành công của ngân hàng. Với kiến thức, kinh nghiệm chuyên mơn của cán bộ có thể làm tăng hoặc giảm, thậm chí có thể làm sai hỏng các giá trị dịch vụ. Đặc biệt với cán bộ làm nghiệp vụ TTQT, là người phải có nghiệp vụ, nắm bắt thơng tin nhanh và tư vấn cho khách hàng của mình sử dụng các sản phẩm, dịch vụ nào là phù hợp nhất. Đa phần các ý tưởng cải tiến dịch vụ thường xuất phát từ đề xuất của cán bộ. Đây chính là lực lượng chủ yếu truyền tải những thông tin từ thị trường, từ khách hàng, đối thủ cạnh tranh đến các nhà hoạch định chính sách. Vì vậy, cán bộ, nhân viên ngân hàng có trình độ chun mơn cao có khả năng làm giảm rủi ro trong dịch vụ TTQT, đặc biệt với phương thức Tín dụng chứng từ và thực hiện tốt vai trò tư vấn, giúp đỡ, thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ thanh tốn Tín dụng chứng từ qua ngân hàng.
c) Chính sách khách hàng
Khách hàng chính là đối tượng sử dụng dịch vụ, nếu khơng có khách hàng thì mọi chính sách và sự tồn tại của ngân hàng sẽ khơng có ý nghĩa. Do đó, chính sách khách hàng có tác động rất lớn đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Một chính sách hợp lý, linh hoạt sẽ giúp cho ngân hàng giữ được khách hàng quen
thuộc, cũng như thu hút và xây dựng mối quan hệ đối với khách hàng mới, đặc biệt là những khách hàng có nhu cầu về TTQT, từ đó giúp nâng cao hiệu quả và tăng lợi nhuận cho hoạt động TTQT của ngân hàng.
d) Quy mô nguồn vốn của ngân hàng thương mại, đặc biệt là nguồn vốn ngoại
tệ
Trong hoạt động thanh toán quốc tế, nhu cầu về việc sử dụng ngoại tệ phục vụ cho các giao dịch thanh tốn thường là rất lớn. Chính vì vậy, cơng tác quản lý và sử dụng vốn ngoại tệ của ngân hàng và các chi nhánh ngân hàng có ảnh hưởng đến việc thanh toán cho hợp đồng ngoại thương của khách hàng. Do đó, nguồn ngoại tệ của mỗi ngân hàng sẽ được sử dụng để bán cho những khách hàng nhập khẩu hay cho khách hàng có nhu cầu vay để thanh toán tiền hàng.
Nếu như nguồn dự trữ ngoại tệ của ngân hàng ít sẽ khơng thể đáp ứng được hết nhu cầu ngoại tệ của khách hàng. Từ đó, nó cũng sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng và đồng thời, còn ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng. Ngoài ra, việc quản lý cơ cấu vốn ngoại tệ sẽ góp phần hạn chế được rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế trước những biến động của lãi suất, tỷ giá các đồng ngoại tệ trên thị trường, đảm bảo được an tồn trong hoạt động thanh tốn quốc tế.
e) Thời gian xử lý giao dịch
Thời gian xử lý giao dịch theo phương thức Tín dụng chứng từ là khoảng thời gian từ khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ cho NHPH cho đến khi các chủ thể tham gia TTQT nhận được đủ tiền trong tài khoản. Bên cạnh đó, thời gian ngân hàng phát hành kiểm tra hồ sơ phát hành L/C và thời gian kiểm tra, xử lý bộ chứng từ cũng rất quan trọng. Nếu khoảng thời gian này được rút ngắn sẽ giúp cho việc thực hiện giao dịch của khách hàng nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí, giúp thuận tiện cho quá trình xuất – nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp. Từ đó, giúp cho ngân hàng nâng cao được uy tín và thu hút thêm nhiều khách hàng mới.