Kết quả dịch vụ Thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh dịch vụ thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh lào cai (Trang 54 - 64)

2.3. Thực trạng dịch vụ Thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng tạ

2.3.2. Kết quả dịch vụ Thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng

2.3.2.1. Kết quả theo chỉ tiêu định lượng

Thời gian thanh tốn Tín dụng chứng từ

Thời gian thực hiện thanh toán L/C nhập khẩu tại VCB Lào Cai từ 2 – 3 ngày, còn thời gian thực hiện thanh toán L/C xuất khẩu của Chi nhánh từ 3 – 4 ngày. Ngồi ra, tổng thời gian thanh tốn cịn phụ thuộc vào việc thanh toán ngay hoặc thanh toán trả chậm. Tùy thuộc vào quy định thanh toán và thời gian thỏa thuận trên chứng từ mà ngân hàng sẽ thực hiện quy trình nghiệp vụ của mình.

Bảng 2.9: Thời gian thực hiện TTQT theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Vietcombank Lào Cai

STT Nghiệp vụ Thời gian xử lý

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

1 Duyệt hồ sơ mở L/C 01 ngày 06 giờ 04 giờ

2 Phát hành L/C 01 ngày 06 giờ 04 giờ

3 Phát hành sửa đổi L/C 01 ngày 04 giờ 03 giờ

4 Thông báo L/C và sửa

đổi L/C 01 ngày 04 giờ 02 giờ

5 Gửi chứng từ đòi tiền 01 ngày 06 giờ 04 giờ

Nguồn: Phòng Khách hàng VCB Lào Cai

Các nghiệp vụ TTQT theo phương thức L/C tại Chi nhánh đều được thực hiện đúng trong khoảng thời gian cho phép và được thực hiện giao dịch tập trung tại trung tâm thanh toán. Như vậy, xét về mặt thời gian các giao dịch Vietcombank Lào Cai đã đảm bảo thực hiện theo đúng mục tiêu đã đề ra và đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng. Nhìn chung, mọi quy trình đều sẽ được ngân hàng thực hiện trong thời gian nhanh nhất, điều đó có nghĩa cán bộ được giao nhiệm vụ yêu cầu phải làm việc với tinh thần trách nhiệm cao để đảm bảo được công việc của khách hàng thuận lợi. Từ đó, nâng cao được uy tín của Chi nhánh và đẩy mạnh việc sử dụng dịch vụ TTQT theo phương thức L/C tại Chi nhánh.

Doanh số TTQT và doanh số thanh toán theo phương thức L/C

Trong những năm vừa qua, Chi nhánh luôn thực hiện một cách đầy đủ các quy trình về TTQT, thúc đẩy được dịch vụ thanh tốn quốc tế nói chung, theo phương thức Tín dụng chứng từ nói riêng và được khách hàng đánh giá cao về chất lượng và

dịch vụ thanh toán. Một số chỉ tiêu về doanh số thanh toán quốc tế tại Vietcombank Chi nhánh Lào Cai được thể hiện thông qua bảng biểu dưới đây:

Bảng 2.10: Tình hình doanh số dịch vụ TTQT tại VCB Lào Cai năm 2019-2021

Chỉ tiêu Năm 2019 (nghìn USD) Năm 2020 (nghìn USD) Năm 2021 (nghìn USD) Chênh lệch 2019-2020 (%) Chênh lệch 2020-2021 (%) Doanh số TTQT 1.714 1.831 1.984 106,77 108,39 Doanh số phương thức Chuyển tiền 878,63 941,45 1020,81 107,15 108,43 Chuyển tiền đến 312,25 369,78 398,12 118.42 107,66

Chuyển tiền đi 404,23 475,36 496,37 117,60 104,42

Chuyển tiền mậu

biên 162,15 96,31 126,32 59,40 131,36

Doanh số phương

thức Nhờ thu 55,38 61,14 59,92 110,41 98,00 Doanh số phương

thức Tín dụng 780,40 827,95 903,35 106,09 109,11

Nguồn: Phịng Kế tốn VCB Lào Cai

Hình 2.11: Doanh số dịch vụ TTQT tại Vietcombank Lào Cai năm 2019-2021

878,63 941,45 1020,81 780,4 827,95 903,35 0 500 1000 1500 2000 2500

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Vietcombank Lào Cai đang áp dụng 03 phương thức TTQT chủ yếu là chuyển tiền, nhờ thu và Tín dụng chứng từ. Trong đó, phương thức chuyển tiền ln chiếm tỷ trọng doanh số TTQT cao nhất chiếm khoảng 51,25% - 51,45% trong hoạt động TTQT bởi vì ưu điểm nhanh, đơn giản của nó trong việc thanh tốn và vì do Lào Cai là một tỉnh giáp Trung Quốc nên có hoạt động chuyển tiền, giao dịch mậu biên diễn ra cũng tương đối sôi động. Năm 2019, chuyển tiền mậu biên chiếm 18,45% tổng doanh số theo phương thức Chuyển tiền, tuy nhiên trong cuối năm 2019 – đầu năm 2020 do chịu tác động của đại dịch Covid-19 nên doanh số chuyển tiền mậu dịch này có sự giảm sút đáng kể, giảm hơn 40% và tương ứng với 65,84 nghìn USD. Trong năm 2021 do sự thay đổi để có thể thích nghi với hồn cảnh, đồng thời nhờ các chính sách thúc đẩy kinh tế, thúc đẩy hoạt động mua bán thương mại của Nhà nước mà doanh số chuyển tiền mậu biên đã tăng trở lại, tăng khoảng 31,36% và tương đương với 30,01 nghìn USD.

Tỷ trọng TTQT theo phương thức L/C trên tổng doanh số TTQT

Phương thức Tín dụng chiếm doanh số TTQT lớn thứ 2 khoảng 45,52 – 45,53%, sau phương thức chuyển tiền tại Vietcombank Chi nhánh Lào Cai, cũng bởi vì những ưu điểm của nó trong việc thanh tốn và tính cơng bằng của phương thức này trong việc phân chia quyền lợi và nghĩa vụ giữa người mua, người bán. Đặc biệt đây là phương pháp khá an toàn cho các doanh nghiệp xuất khẩu đối với các khách hàng mới, chưa có sự mua bán, trao đổi từ trước và chưa có sự tin tưởng lẫn nhau. Bên cạnh đó, doanh số theo phương thức này tại Chi nhánh cũng có xu hướng tăng.

Bảng 2.12: Tỷ trọng doanh số bằng L/C trên tổng doanh số TTQT năm 2019-2021

Đơn vị: nghìn USD

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Thanh toán bằng L/C 780,40 827,95 903,35

Doanh số TTQT 1.714 1.831 1.984

Tỷ trọng (%) 45,52 45,23 45,53

Nguồn: Phịng Kế Tốn VCB Lào Cai

Năm 2019, doanh số TTQT bằng phương thức Tín dụng chứng từ đạt ngưỡng 780,40 nghìn USD, đến năm 2020 phương thức này đạt 941,45 nghìn USD và tăng 6,09% so với năm trước. Bên cạnh đó, doanh số theo phương thức này năm 2021 cũng tăng 9,11% so với năm 2020 và tương ứng với 75,4 nghìn USD. Mặc dù thế giới đứng trước khó khăn của dịch bệnh bùng phát kéo dài, khiến cho hoạt động

xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên trị giá xuất nhập khẩu vẫn tăng.

Chính nhờ điều này, có thể thấy được rằng lãnh đạo ngân hàng Vietcombank Lào Cai đã ý thức được điều kiện kinh tế khó khăn và đưa ra các phương án chiến lược nhằm cải thiện được tình hình thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức L/C và qua đó giá trị thanh tốn L/C vẫn tăng đều qua các năm. Kết quả này cho thấy, lãnh đạo, cán bộ và nhân viên ngân hàng Vietcombank Lào Cai đã đi đúng định hướng và đang có chiến lược phù hợp trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay. Tính đến thời điểm hiện tại, doanh số thanh toán bằng phương thức Chuyển tiền và Tín dụng vẫn ln chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng doanh thu đến từ hoạt động TTQT của Vietcombank Chi nhánh Lào Cai, trong khi đó doanh số theo phương thức Nhờ thu lại chiếm tỷ trọng khá thấp.

Doanh số Thanh toán quốc tế theo phương thức L/C

Bảng 2.13: Giá trị thanh toán L/C xuất - nhập khẩu giai đoạn 2019-2021

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Giá trị thanh toán L/C nhập khẩu Số món 45 48 55 Thanh tốn L/C (nghìn USD) 583,13 618,89 679,05 Giá trị thanh toán L/C xuất khẩu Số món 16 17 18 Thanh tốn L/C (nghìn USD) 197,27 209,16 224,3

Nguồn: Phịng Kế tốn VCB Lào Cai

Hình 2.14: Cơ cấu giá trị thanh tốn L/C xuất – nhập khẩu giai đoạn 2019-2021

Nguồn: Phịng Kế tốn VCB Lào Cai

Qua hình 2.14, thấy giá trị thanh tốn L/C nhập khẩu đang cao gấp nhiều lần so với giá trị thanh toán L/C xuất khẩu. Sự mất cân đối giữa giá trị thanh toán L/C nhập khẩu và giá trị thanh tốn L/C xuất khẩu này khơng phải là tình trạng riêng của

Vietcombank chi nhánh Lào Cai, mà đây là tình trạng chung của tất cả các chi nhánh khác và các ngân hàng khác tại Việt Nam.

Khách hàng mở L/C nhập khẩu ở Chi nhánh Lào Cai chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, số lượng khách hàng doanh nghiệp của Chi nhánh trong giai đoạn 2019-2021 khoảng 187 doanh nghiệp, trong đó chủ yếu là khách hàng SME chiếm khoảng 85%. Ngồi ra, cịn có một số doanh nghiệp nhà nước tham gia trao đổi mua bán với các đối tác nước ngoài. Mặc dù, xét về mặt thủ tục thì phương thức L/C nhập khẩu có thể phức tạp hơn so với các phương thức thanh toán quốc tế khác, nhưng song phương thức này lại có sự đảm bảo một cách tương đối cho các bên tham gia thanh tốn. Vì vậy, phương thức này hiện nay được sử dụng nhiều ở Chi nhánh Lào Cai.

Từ bảng 2.13 trên, có thể nhận thấy doanh số mở L/C nhập khẩu tăng tương đối qua các năm. Cụ thể, năm 2020 doanh số L/C nhập khẩu 583,13 nghìn USD tăng 6,18% so với năm 2019. Năm 2021, doanh số L/C nhập khẩu đạt 679,05 nghìn USD, tăng 9,72% so với năm 2016. Theo dự đoán, với xu hướng này năm 2022 sẽ đạt được doanh số khả quan hơn.

Mặc dù thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ sẽ đảm bảo được sự an toàn và quyền lợi hơn đối với khách hàng và cả bản thân NHTM trong quan hệthương mại quốc tế, tuy nhiên doanh số L/C vẫn khơng có sự tăng trưởng mạnh. Điều này xảy ra một phần vì trong các năm gần đây, đặc biệt là thời điểm cuối năm 2019, đầu năm 2020 nền kinh tế thế giới chịu tác động do dịch Covid, chiến tranh thương mại Mỹ Trung gây ra tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng làm giảm sản xuất kinh doanh trong nước, tăng trưởng chậm và tổng cầu suy yếu. Những diễn biến bất lợi này đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2020.

Không giống với nghiệp vụ L/C nhập khẩu, nghiệp vụ thông báo L/C xuất khẩu tuy có sự tăng trưởng trong những năm gần đây, nhưng tốc độ tăng trưởng chậm. Năm 2020, doanh số L/C xuất khẩu đạt 209,16 nghìn USD, tăng 5,98% so với năm 2019. Năm 2021, doanh thu do L/C xuất khẩu mang lại đạt 224,3 nghìn USD, tăng gấp 9,72% so với năm 2020.

Mặc dù đã đạt được những kết quả tương đối khả quan song nhưng so với các chi nhánh khác vẫn là còn khiêm tốn. Chi nhánh Lào Cai là một chi nhánh mới được thành lập, khách hàng của Chi nhánh gồm nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ nên giá trị của L/C khơng cao. Ngồi ra, Chi nhánh Lào Cai cũng chưa huy động được một lượng ngoại tệ đủ lớn để có thể đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng khi

cần phải thanh tốn. Các chính sách về tài trợ L/C xuất khẩu, hoặc cơ chế chiết khấu chứng từ xuất khẩu của Chi nhánh còn chưa linh hoạt.

Doanh thu thanh tốn theo phương thức Tín dụng chứng từ

Bảng 2.15: Doanh thu hoạt động TTQT tại ngân hàng Vietcombank Lào Cai năm 2019 – 2021

Đơn vị: nghìn USD

Chỉ tiêu

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Doanh thu phương thức Chuyển tiền 77,75 50,50 84,06 50,46 88,77 49,77 Doanh thu phương thức Nhờ thu 4,62 3,00 5,14 3,08 5,17 2,90 Doanh thu phương thức L/C 71,60 46,50 77,38 46,45 84,43 47,34 Doanh thu TTQT 153,97 100 166,57 100 178,36 100

Nguồn: Phịng Kế tốn VCB Lào Cai

Theo bảng số liệu, có thể dễ dàng nhận thấy doanh thu trong dịch vụ TTQT của Chi nhánh đạt được trong 3 năm vừa qua đều tăng đáng kể. Doanh thu TTQT chủ yếu được tạo ra từ doanh thu theo phương thức Chuyển tiền và doanh thu theo phương thức L/C luôn chiếm tỷ trọng luôn ở mức khoảng 50%. Năm 2019, doanh thu theo phương thức L/C chiếm tỷ trọng khoảng 46,50% tương đương với 71.6 nghìn USD trên tổng số doanh thu TTQT. Trong năm 2020, tỷ trọng TTQT theo phương thức L/C khơng có sự đổi nhiều, nhưng vẫn thấy được mức doanh thu vẫn tăng so với năm 2018, tăng 5,78 nghìn USD. Năm 2020 khơng có sự thay đổi đáng kể so với năm 2019, do các doanh nghiệp đều chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19, chuỗi cung ứng bị đứt gãy đến việc sản xuất, kinh doanh. Trong năm 2021, tỷ trọng của doanh thu TTQT theo phương thức Tín dụng chứng từ có sự thay đổi đáng kể

hơn so với năm 2019, 2020, tỷ trọng tăng 0,88% so với năm 2020 và tương ứng với mức tăng khoảng 7,05 nghìn USD. Trong năm 2021 tuy đại dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp trên toàn cầu với xuất hiện của những biến thể mới (Alpha, Beta, Delta...) và nó cản trở đà phục hồi của kinh tế thế giới. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, với mức tăng trưởng kinh tế năm 2021 chỉ ở mức 2,58% - đây là mức thấp nhất trong vịng 30 năm qua. Do đó, để có thể trở lại quỹ đạo tăng trưởng, Việt Nam đã thực hiện Chương trình phục hồi kinh tế bền vững đủ liều lượng, vừa trúng mục tiêu và với thể chế thực thi hiệu quả. Vì thế mà kinh tế cũng trên đà hồi phục và tăng trưởng GDP năm 2021 là do khu vực công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực chủ đạo. Trên địa bàn tỉnh Lào Cai chủ yếu là các doanh nghiệp sản xuất cơng nghiệp có nhu cầu thanh tốn quốc tế để mua máy móc, thiết bị hiện đại cho sản xuất, chủ yếu lựa chọn phương thức thanh tốn Tín dụng chứng từ nên đã đóng góp phần nào cho sự tăng trưởng đáng kế về doanh thu theo phương thức L/C, đặc biệt phải kể các doanh nghiệp công nghiệp lớn là khách hàng của Vietcombank Lào Cai như: Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam, Công ty Cổ phần Phốt Pho Vàng Việt Nam, Công ty Cổ phần Phốt Pho Việt Nam, Chi nhánh Mỏ đồng Sin Quyền, Vimico Lào Cai....

Lợi nhuận TTQT theo phương thức Tín dụng chứng từ

Bảng 2.16: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động theo phương thức L/C tại Vietcombank Lào Cai

Đơn vị: nghìn USD STT Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Chênh lệch năm 2019-2020 Chênh lệch năm 2020-2021 Tuyệt đối Tỷ lệ (%) Tuyệt đối Tỷ lệ (%) 1 Lợi nhuận TTQT theo L/C 60,52 65,60 72,62 5,08 8,39% 7,02 10,70% 2 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu TTQT theo L/C 84,53 84,78 86,02 0,25 0,29% 1,24 1,46%

Lợi nhuận TTQT theo phương thức Tín dụng chứng từ có xu hướng tăng trong giai đoạn từ năm 2019 – 2021, năm 2020 tăng 5,08 nghìn USD tương đương với 8,39% so với năm 2019. Năm 2020, dù chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 thì lợi nhuận và doanh thu của Chi nhánh vẫn có sự chuyển biến nhẹ. Năm 2021, lợi nhuận của Chi nhánh tăng 7,02 nghìn USD tương đương 10,70% so với năm 2020.

Về tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu TTQT theo phương thức L/C cũng tăng nhẹ từ năm 2019 – 2020, đều giữ mức trên 80% cho thấy rằng cơng tác quản lý chi phí ở Chi nhánh trong dịch vụ TTQT theo phương thức L/C tương đối hiệu quả. Qua đây, có thể đánh giá được rằng Vietcombank Lào Cai đã có đã có những chính sách tích cực nhằm thu hút khách hàng, sự cố gắng, nỗ lực trong việc đơn giản hóa quy trình, thủ tục gọn nhẹ và mức phí phù hợp để thu hút khách hàng mới và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu lựa chọn phương thức Tín dụng chứng từ trong khi thực hiện hợp đồng ngoại thương nhằm giảm bớt những rủi ro, giúp cho các doanh nghiệp đạt được kết quả kinh doanh tốt hơn, giúp nền kinh tế hồi phục và giúp cho Chi nhánh hoạt động hiệu quả hơn, đặc biệt có thể thúc đẩy được dịch vụ TTQT theo phương thức L/C.

2.3.2.2. Kết quả theo chỉ tiêu định tính

Mức độ đa dạng sản phẩm của dịch vụ TTQT theo phương thức L/C

Hiện Vietcombank Lào Cai đang có một số sản phẩm bổ trợ cho phương thức Tín dụng chứng từ như sau:

- Tài trợ nhập khẩu theo L/C trả chậm có điều khoản cho phép thanh tốn trả ngay. Đây là sản phẩm mà khách hàng của VCB được cho phép thanh toán L/C theo kỳ hạn trả chậm (180 ngày), nhưng người thụ hưởng vẫn sẽ được ngân hàng thanh

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh dịch vụ thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh lào cai (Trang 54 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)