2.2.1. Các nhân tố khách quan
Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, nằm chính giữa vùng Đông Bắc và Tây Bắc của Việt Nam, cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 345 km theo đường bộ. Lào Cai xác định kinh tế cửa khẩu trở thành mũi nhọn đột phá trong phát triển kinh tế. Đây là tỉnh có phía Đơng giáp với tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu và phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam – Trung Quốc với 203km đường biên giới. Cửa khẩu Lào Cai – Hà Khẩu là cặp cửa khẩu duy nhất giữa Việt Nam với Trung Quốc hội tụ đầy đủ các loại hình vận tải: đường sắt, đường bộ, đường thủy và tương lai gần là đường hàng khơng. Đây cịn là con đường thông thương ngắn nhất, thuận tiện nhất cho tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) nói riêng và vùng Tây Nam Trung Quốc nói chung (gồm 12 tỉnh, thành phố với diện tích hơn năm triệu km2 và số dân hơn 300 triệu người) thông ra cảng biển tới nước thứ ba và ngược lại.
Chính phủ hai nước Việt Nam – Trung Quốc đã có chủ trương hợp tác xây dựng chiến lược phát triển kinh tế “hai hành lang, một vành đai”. Theo đó hành lang kinh tế Quảng Ninh – Hải Phịng – Hà Nội – Lào Cai – Cơn Minh có phạm vi hành lang phía Việt Nam gồm các tỉnh, thành phố quốc lộ 70 chạy qua (Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái) và các tỉnh nằm trên quốc lộ 4 và quốc lộ 2 Tuyên Quang, Hà Giang. Điểm nhấn trong hợp tác phát triển kinh tế cửa khẩu là hai tỉnh Lào Cai và Vân Nam (Trung Quốc) đã ký “Đề án Khu hợp tác kinh tế Lào Cai, Việt Nam – Hồng Hà, Trung Quốc”. Ngồi ra với vị trí cửa ngõ thơng thương của các nước ASEAN với Trung Quốc, tỉnh Lào Cai đã và đang nỗ lực tận dụng cơ hội để đẩy mạnh giao thương các sản phẩm hàng hóa với thị trường hàng trăm triệu dân ở phía Tây Nam Trung Quốc. Từ lợi thế về vị trí địa lý đã giúp cho Lào Cai có lợi thế xuất nhập khẩu và có cơ hội trở thành vùng kinh tế động lực, thu hút đầu tư không chỉ trong nước mà cịn từ nước ngồi. Theo báo cáo tổng kết năm 2019 của Chi cục Hải quan tỉnh Lào Cai có khoảng 502 doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh, trong đó số doanh nghiệp thanh tốn theo phương thức Tín dụng chứng từ chiếm khoảng 25% số doanh nghiệp trên. Qua những lợi thế về vị trí địa lý trên, có thể thúc đẩy hoạt động ngoại thương và từ đó cũng giúp gia tăng các hoạt động liên quan đến dịch vụ Thanh toán quốc tế tại Chi nhánh, đặc biệt với phương thức L/C cho những đối tác chưa có sự tin tưởng vào nhau.
b) Tình hình kinh tế trong nước và thế giới
Năm 2022, do chiến tranh giữa Nga – Ukraine và việc Nga bị loại ra mạng SWIFT khiến cho hoạt động giao thương của Việt Nam phải chịu một số tác động nhất định và hoạt động thanh tốn quốc tế cũng diễn ra khó khăn hơn, bên cạnh đó ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 và việc giãn cách xã hội cũng tác động lên nền kinh
tế của nhiều quốc gia. Từ đó cũng ảnh hưởng rất lớn đến dịch vụ TTQT theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Chi nhánh.
c) Yếu tố về khách hàng
Khi các doanh nghiệp XNK có thể mở rộng hoạt động kinh doanh của mình về cả mặt hàng và đối tác thì dẫn tới doanh thu của họ sẽ tăng lên, dẫn đến kim ngạch xuất nhập khẩu của một quốc gia sẽ tăng lên. Đây cũng chính là tiền đề để mở rộng và nâng cao hoạt động thanh tốn quốc tế của các NHTM.
Tính đến tháng 03 năm 2022, số khách hàng doanh nghiệp tại Vietcombank chi nhánh Lào Cai đạt khoảng 205 doanh nghiệp, trong đó chiếm khoảng 175 doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ nên kiến thức ngoại thương vẫn cịn hạn chế. Vì vậy, đa phần các doanh nghiệp này thường xuyên lựa chọn phương thức Chuyển tiền làm phương thức thanh toán của họ, mà phương thức này chỉ nhanh, thuận tiện, chưa đảm bảo được tính an tồn và từ đó, dẫn đến thách thức đối với Chi nhánh Lào Cai trong việc thúc đẩy những khách hàng này lựa chọn phương thức L/C.
d) Chính sách tiền tệ tại mỗi quốc gia trong từng thời kỳ
Năm 2022, Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tỷ giá chủ động, linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường trong và ngoài nước, các cân đối vĩ mơ, tiền tệ và mục tiêu của chính sách tiền tệ. Từ đó, giúp cho việc thanh khoản thị trường thông suốt, và các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ, kịp thời. Cũng chính nhờ chính sách tỷ giá hợp lý của Nhà nước trong thời kỳ này giúp cho Chi nhánh cung cấp cho khách hàng dịch vụ TTQT theo phương thức L/C tốt nhất.
e) Sự hoạt động của các ngân hàng khác
Khi tất cả các ngân hàng đối thủ khác đang cố gắng để nâng cao khả năng TTQT, thì ngân hàng Vietcombank Chi nhánh Lào Cai phải chú trọng đổi mới cách thức thực hiện TTQT để thu hút khách hàng. Vì vậy, sức cạnh tranh ngày càng gay gắt thì hiệu quả hoạt động TTQT ngày càng được đẩy mạnh. Trong địa bàn tỉnh hiện nay có khoảng 63 chi nhánh và phịng giao dịch, trong việc cung cấp dịch vụ thanh tốn quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ thì VCB Lào Cai phải đối mặt với sự cạnh tranh của các chi nhánh ngân hàng khác như: Vietinbank, MB, BIDV, Đông Á bank....
2.2.2. Các nhân tố chủ quan
a) Mơ hình hoạt động Thanh tốn quốc tế tại Vietcombank
Thực hiện theo chỉ thị của NHNN và chủ trương của Chính phủ, cũng giống với các NHTM khác, Vietcombank cũng đang tiếp tục chuyển đổi sang mơ hình hoạt động theo tiêu chí ngân hàng hiện đại, tiên tiến để có thể hội nhập với nền kinh tế thế giới, nâng cao sức cạnh tranh. Do đó, Vietcombank lựa chọn hoạt động thanh
tốn quốc tế theo mơ hình tập trung hóa, được xác lập hướng tới khách hàng và thực hiện quản lý tập trung theo Khối chức năng chuyên sâu (TT TTTM) từ Hội sở chính đến các đơn vị thành viên. Dưới đây là mơ hình thanh tốn quốc tế tại Vietcombank:
Hình 2.5: Mơ hình Thanh tốn quốc tế của Vietcombank
Nguồn: Phòng Khách hàng Vietcombank Lào Cai
Đây là mơ hình có mức độ chun nghiệp, chun mơn hóa cao, giúp kiểm sốt tốt rủi ro và tiết kiệm chi phí. Tất cả các giao dịch phát sinh trong hệ thống sẽ được giám sát một cách chặt chẽ và sẽ được thực hiện tại Trung tâm sau khi các chi nhánh tiến hành chuyển hồ sơ lên Hội sở. Tuy nhiên, cần phải có sự hỗ trợ cao của cơng nghệ, như tại Vietcombank có sử dụng phần mềm SWIFT và chương trình TF+ gửi chứng từ từ các chi nhánh chuyển lên Trung tâm Tài trợ thương mại để kiểm soát, xử lý trong hoạt động thanh toán quốc tế. Nhược điểm của mơ hình này khiến cho thời gian xử lý hồ sơ chậm, thông tin từ TT TTTM tới Chi nhánh Lào Cai và tới khách hàng không thơng suốt.
b) Trình độ chun mơn của cán bộ, nhân viên
Thanh toán viên là người trực tiếp thực hiện các hoạt động có liên quan đến Thanh tốn quốc tế nói chung, cịn các RM là người trực tiếp tiếp cận với khách hàng (các SME, thể nhân….). Ngân hàng cần có được các Thanh tốn viên, các RM phịng Khách hàng có giàu kinh nghiệm, nắm vững chun mơn và quy trình nghiệp vụ ngoại thương, cũng như quy trình cụ thể liên quan đến phương thức L/C, đồng thời phải có trình độ ngoại ngữ, tốc độ xử lý cơng việc nhanh, đảm bảo được tính an tồn và tính chính xác trong giao dịch. Qua đó, sẽ giúp cho Ngân hàng VCB nhận được được sự hài lịng và độ tín nhiệm cao đến từ khách hàng, giúp cho việc hoạt động TTQT theo phương thức L/C sẽ đạt được hiệu quả cao, đem lại lợi nhuận và uy tín cho ngân hàng. Tại Vietcombank Lào Cai hiện nay có hơn 100 cán bộ đạt từ
(Certificate for Documentary Credit Specialists) – đây là chứng chỉ quốc tế uy tín dành cho các chuyên gia trong lĩnh vực TTQT – TTTM.
c) Chính sách khách hàng
Đối với những khách hàng chun biệt thì Vietcombank có những cán bộ làm cơng tác sản phẩm chuyên biệt, có thiết kế và may đo theo từng yêu cầu cụ thể để đáp ứng yêu cầu của khách, đặc biệt với một phương thức thanh toán phức tạp như phương thức Tín dụng. Vì thế mà các sản phẩm, dịch vụ thanh toán quốc tế theo phương thức L/C sẽ đều được cung ứng đến khách hàng trên nền tảng cơng nghệ tiên tiến, hiện đại. Từ đó, cũng giúp Chi nhánh Lào Cai giữ được khách hàng quen thuộc, cũng như thu hút và xây dựng mối quan hệ đối với khách hàng mới, đồng thời giúp nâng cao hiệu quả, chất lượng và tăng lợi nhuận cho dịch vụ TTQT của ngân hàng.
d) Quy mô nguồn vốn của ngân hàng thương mại, đặc biệt là nguồn vốn ngoại
tệ
Vì là một tỉnh có biên giới giáp với Trung Quốc, nên hoạt động mua bán mậu biên thông qua cửa khẩu tại Lào Cai cũng khá phát triển. Chính nhờ điều đó, mà doanh số mua, bán ngoại tệ tại Vietcombank Chi nhánh Lào Cai cũng đạt được kết quả tương đối khả quan và điều đó được thể hiện thơng qua bảng dưới đây:
Bảng 2.6: Tình hình kinh doanh ngoại tệ của Vietcombank Lào Cai năm 2019-2021 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Chênh lệch giữa năm 2020 và 2019 (%) Chênh lệch giữa năm 2021 và 2020 (%) Doanh số mua bán ngoại tệ 47,56 56,96 68,12 119,76 119,59 Doanh số mua ngoại tệ 42,80 48,42 54,50 113,11 112,56 Doanh số bán ngoại tệ 4,76 8,54 13,62 179,65 159,46 Chênh lệch kinh doanh ngoại tệ 38,04 39,88 40,88 - -
Nguồn: Phòng Khách hàng VCB Lào Cai
Nhìn chung, tình hình doanh số mua bán ngoại tệ từ năm 2019 đến năm 2021 theo xu hướng tăng, năm 2020 tăng 19,76% do với năm 2019 và tương ứng với 9,4
tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng năm 2021 có giảm một chút nhưng vẫn tăng trưởng 19,59% so với 2020 và tương ứng với 11,16 tỷ đồng. Phần chênh lệch giữa doanh số mua ngoại tệ và bán ngoại tệ của Vietcombank Chi nhánh Lào Cai tương đối lớn, khoảng chênh lệch này nằm trong khoảng từ 38,04 – 40,88 tỷ đồng. Tuy nhiên, về cơ cấu doanh số mua ngoại tệ và doanh số bán ngoại tệ trong năm 2019 – 2021 có sự thay đổi đáng kể. Năm 2019, doanh số mua ngoại tệ chiếm khoảng 90% trong tổng doanh số mua bán ngoại tệ, nhưng sang năm 2020 giảm xuống chỉ còn khoảng 85% và năm 2021 còn khoảng 80%. Với doanh số bán ngoại tệ thì lại có xu hướng tăng, năm 2019 chiếm khoảng 10%, năm 2020 chiếm khoảng 15% và năm 2021 chiếm khoảng 20%. Nguyên nhân một phần là do từ năm 2019 đại dịch Covid-19 xuất hiện gây ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu, hoạt động xuất nhập khẩu, chuỗi cung ứng... và chiến tranh thương mại Mỹ - Trung cũng tác động lên nền kinh tế, tỷ giá nên dẫn đến sự biến động trong việc mua bán ngoại tệ như trên.
Thông qua kết quả doanh số mua bán ngoại tệ và kết quả tình hình kinh doanh chung của Vietcombank Lào Cai giai đoạn 2019 – 2021 có thể đánh giá được quy mơ nguồn vốn và đặc biệt là vốn ngoại tệ của Chi nhánh không q ít, hồn tồn có thể đáp ứng đủ cho việc thanh toán của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh.
e) Thời gian xử lý giao dịch
Tại VCB, có quy định cụ thể về thời gian xử lý giao dịch cho các thanh toán viên trong Quyết định số 2196 do Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam ban hành vào ngày 16/11/2018. Thời gian xử lý nhanh chóng và có hệ thống của Chi nhánh nói riêng và Vietcombank nói chung cũng là trong các yếu tố thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT theo phương thức L/C.