2.1.2 .Chức năng và lĩnh vực hoạt động
2.2. Phân tích báo cáo tài chính CTCP Sữa Hà Nội giai đoạn 2019 – 2021
2.2.3. Phân tích tình hình kết quả kinh doanh
(Đơn vị tính: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Doanh thu thuần 168 207 272
Giá vốn hàng bán 155 153 194
Lợi nhuận gộp 13 54 78
Doanh thu hoạt động tài chính 0 0 1
Chi phí tài chính 7 7 10
Chi phí bán hàng 26 30 32
Chi phí quản lý doanh nghiệp 10 10 13
Lợi nhuận khác 4 -5 -6 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế -25 2 17
Lợi nhuận sau thuế (25) 2 17
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh HNM giai đoạn 2019 – 2021
(Nguồn: Bảng kết quả kinh doanh của HNM năm 2019 – 2021)
Nhận xét:
Qua bảng số liệu vào đồ thị trên nhận thấy Hanoimilk từng là 1 trong 3 doanh nghiệp sữa hàng đầu Việt Nam. Tuy từ năm 2015 - 2017 doanh thu của Hanoimilk có sự sụt giảm khi từ 282 tỷ đồng xuống còn 167 tỷ đồng, nhưng đến năm 2019 – 2021 lại là sự trở lại của doanh nghiệp này, cụ thể:
Doanh thu năm 2020 tăng 39 triệu đồng so với năm 2019 tương đương với 18,84%, doanh thu năm 2021 tiếp tục tăng 65 triệu đồng so với năm 2020 tương đương 23,89%. Như vậy doanh thu từ các hoạt động tiêu thụ sản phần sữa của Hanoimilk đang trên đà tốt lên theo như dự kiện của doanh nghiệp.
Tương tự doanh thu, giá vốn hàng bán cũng đang có sự thay đổi khi tại năm 2019, giá vốn hàng bán đang đạt ở mức 155 tỷ đồng; năm 2020 có sự sụt giảm nhẹ cịn 153 tỷ đồng, nhưng đến 2021 lại có sự tăng mạnh hơn lên con số 194 tỷ đồng. Tỷ suất giá vốn trên doanh thu thuần qua từng năm lần lượt là 92,26%; 73,91% và 71,32%. Tỷ suất này có xu hướng giảm chứng tỏ HNM đang quản lý vốn bán hàng khá tốt.
Bên cạnh việc đang dần lấy lại vị trí đứng trong ngành sữa của Hanoimilk thì cùng với thời gian này, một doanh nghiệp khác là Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk – mã VNM) đã trở thành một thương hiệu sữa dẫn đầu thị trường khi trong năm 2021, doanh thu của công ty đạt 60,919 tỷ đồng và vân đang trên đà phát triển.
Từ đó có thể thấy, khó khăn của HNM không hẳn đến từ triển vọng tiêu cực của ngành, thậm chí cịn gặp nhiều thuận lợi, bởi những năm qua điều kiện kinh tế - thu nhập của người tiêu dùng ngày càng cải thiện, tăng trưởng ngành sữa duy trì ở mức 2 con số/năm, lãi suất ổn định, các doanh nghiệp đối thủ ngày càng
mở rộng sản xuất, gia tăng doanh thu, thị phần…, vấn đề của HNM nằm ở chính việc quản lý, điều hành, định hướng hoạt động của doanh nghiệp.
Sự tích cực trong kết quả kinh doanh quý II/2021 nhờ doanh thu bán hàng và gia cơng trong nước tăng, cùng với đó có thêm doanh thu xuất khẩu, trong khi chi phí giá vốn giảm do lượng sản xuất tăng cịn chi phí khấu hao giảm. Bên cạnh sự khả quan trong kinh doanh, Hanoimilk lại gặp trở ngại trong khâu quản lý khi tỷ lệ nợ vay trong cơ cấu nguồn vốn của Hanoimilk đang ở mức khá cao với 46% tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu lên đến 1,65 lần, chủ yếu là nợ ngắn hạn. Điều này khiến chi phí lãi vay bào mịn đáng kể lợi nhuận, mặt khác là áp lực lên dòng tiền trả nợ khi mà dịng tiền hoạt động kinh doanh của Cơng ty không mấy dồi dào.
Việc không đạt hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh biểu hiện ở số lượng hàng hoá sản phẩm được tiêu thụ trên thị trường đều giảm. Việc này cũng dẫn đến giá vốn hàng bán của Hanoimilk tụt giảm đều đặn trong mỗi năm trong việc mua và nhập khẩu nguyên vật liệu hàng năm. Để có thể hiểu rõ hơn giá vốn hàng bán đã thay đổi như thế nào, nó chiếm tỷ trọng là bao nhiêu trong tổngdoanh thu bán hàng cũng như là hiệu quả quản lý trong doanh nghiệp trong việc cắt giảm chi phí thì chúng ta hãy cũng xem xét
Biểu đồ 2.3: Biểu đồ giá vốn hàng bán
0 50 100 150 200 250 300
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
BIỂU ĐỒ GIÁ VỐN HÀNG BÁN
Như vậy có thể thấy rằng giá vốn hàng bán chiếm một tỷ trọng khá ổn định trên 70% so với tổng doanh thu bán hàng, trong thời kỳ 2019 - 2021 thì tỷ trọng giá vốn hàng bán khơng có nhiều thay đổi, tuy nhiên thì tỷ trọng này vẫn có sự giảm mạnh từ 90% xuống còn 70%, điều này thể hiện việc nỗ lực giảm chi phí có sự tiến triển rõ rệt.Một trong các chỉ số quan trọng để thấy tình hình kinh doanh của cơng ty là lợi nhuận sau thuế, có sự biến đổi từ âm 25 tỷ đồng tăng lên 17 tỷ đồng.
2.2.4. Phân tích chỉ tiêu tài chính
2.2.4.1. Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời.
Chỉ tiêu 2019 2020 2021
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS) -14,8% 0,96% 6,25% Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) -5,71% 0,46% 3,82% Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) -20,14% 1,72% 13,89%
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA):
ROA của doanh nghiệp năm 2019 là -5,71% cho biết 1 đồng vốn bỏ vào sản xuất kinh doanh trong kỳ, lợi nhuận sau thuế giảm đi 0,0571 đồng. Bước vào năm 2020, ROA của doanh nghiệp tăng nhẹ lên 0,46% cho biết 1 đồng vốn kinh doanh tạo ra 0,0046 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2021, ROA của doanh nghiệp là 3,82% cho biết 1 đồng vốn bỏ vào sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo ra lợi nhuận sau thuế là 0,0382 đồng. ROA của doanh nghiệp tăng lên là do lợi nhuận sau thuế và tổng tài sản cùng tăng. Tỷ suất này tăng cho thấy việc quản lý và sử dụng tài
sản của doanh nghiệp đang được cải thiện. Do đó, doanh nghiệp cần đưa những giải pháp giảm chi phí nhằm khắc phục tình trạng này trong tương lai.
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE)
ROE của công ty năm 2019 là -20,14% cho biết trung bình 1 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào doanh nghiệp thì lợi nhuận sau thuế bị lỗ 0.2014 đồng. ROE của công ty năm 2020 tăng lên là 1,72% cho biết trung bình 1 đồng vốn chủ sở hữu sẽ thu về 0,0172 đồng lợi nhuận sau thuế. ROE của HNM tăng lên 13,89%
thể hiện trung bình 1 đồng vốn chủ sở hữu sẽ thu lại lợi nhuận sau thuế tương đương là 0,1389 đồng.
Trong 3 năm từ 2019 – 2021 có chiều hướng tăng mạnh ( Năm 2020 là 1,27 và 2021 là 2,66), chứng tỏ CTCP Sữa Hà Nội đang cải thiện dần khả năng tạo ra lợi nhuận, bảo đảm được hiệu quả tài chính cho danh nghiệp. Năm 2019 có lợi nhuận trước thuế và lãi vay âm cho biết vốn sử dụng khơng có hiệu quả, khơng có lợi nhuận, cơng ty phải dùng VCSH để trả nợ vay. Có thể nói HNM mất hồn tồn khả năng thanh tốn những khoản nợ ngắn hạn bằng tiền và các khoản tương đương tiền.
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS)
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) của doanh nghiệp đã được cải thiện trong giai đoạn 2019 – 2021. Nếu như 100 đồng doanh thu thay vì lãi thì năm 2019, HNM lỗ 14,8 đồng lợi nhuận. Nhưng đến năm 2020, cứ 100 đồng doanh thu thì tạo ra 0,96 đồng lợi nhuận, và đến năm 2021 thì tạo ra 6,25 đồng lợi nhuận. Mặc dù ROS đã tăng mạnh trong ba năm gần đây cho thấy doanh nghiệp đang nỗ lực cải thiện cơng tác quản lý chi phí. Để tăng cao hơn nữa hệ số ROS, doanh nghiệp cần tiếp tục giảm thiểu chi phí hoạt động sản xuất, đặc biệt là chi phí bán hàng.
Như vậy, nhìn chung các hệ số phản ánh khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt động của công ty năm 2021 đều tăng so với năm 2019 thể hiện công ty làm ăn có lãi và duy trì mức độ tăng trưởng ổn định, các khoản đầu tư vào doanh nghiệp đều cho mức sinh lời cao. Lợi nhuận đó đến từ việc tiêu thụ hàng hóa, thu hồi lại các khoản nợ ngắn hạn cũng như trong thời gian qua, các nhà quản lý đã có những biện pháp quản lý chi phí đầu ra ổn định và hợp lý.
2.2.4.2. Nhóm chỉ số hoạt động
Chỉ tiêu 2019 2020 2021
1. Vòng quay hàng tồn kho 0,65 1,06 1,29
2. Vòng quay khoản phải thu 0,92 1,07 1,97 3. Vòng quay tổng tài sản 0,34 0,412 0,611
Vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng dần qua từng năm trong giai đoạn 2019 – 2021, đạt giá trị lần lượt là 0,65 vòng, 1,06 vòng và 1,29 vịng. Ngun nhân chính của sự gia tăng trên là do doanh nghiệp đang dần đẩy mạnh tiêu thụ hàng tồn kho. Tuy nhiên con số trên vẫn khá nhỏ so với các ngành trong cùng thị trường. Do đó HNM cần thực hiện các biện pháp để cải thiện vòng quay hàng tồn kho, giảm lượng vốn đang bị ứ đọng ở hàng tồn kho.
Vòng quay khoản phải thu cũng được cải thiện qua các năm, từ 0,92 vòng tại năm 2019 lên 1,97 vòng vào năm 2021. Điều này nhờ vào sự gia tăng doanh thu thuần khi năm 2021 hơn năm 2019 là 104,19 tỷ đồng. Hệ số vòng quay thấp chứng tỏ khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp đang chưa được kiểm sốt tốt, chính sách tín dụng chưa thực sự hiệu quả. Vì vậy, HNM cần nỗ lực điều chỉnh các chính sách bán hàng, tăng cường quản lý cơng nợ để nhanh chóng thu hồi các khoản nợ đến hạn.
Vòng quay tổng tài sản của năm 2021 là 0,611 vòng, tăng hơn so với năm 2019 là 0,271 vòng. Hệ số này thể hiện trong năm 2021, cứ 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp thì sẽ tạo ra 0,611 đồng doanh thu thuần. Tuy nhiên, có thể thấy vịng quay tổng tài sản của HNM đều có giá trị nhỏ hơn 1. Chứng tỏ rằng việc sử dụng tài sản đang chưa thực sự hiệu quả, doanh nghiệp cần đưa ra những biện pháp giải quyết trong tương lai.
Chung quy lại, các chỉ số hoạt động cuar CTCP Sữa Hà Nội đang từng bước được cải thiện qua từng năm. Tuy nhiên so về mặt bằng chung trong ngành cịn khá thấp, có khả năng gặp khó khăn trong khâu bán hàng hoặc công tác thu hồi nợ, gây ảnh hưởng đến dòng tiền và khả năng thanh tốn của doanh nghiệp.
2.2.4.3. Nhóm chỉ số thanh khoản
Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Hệ số khả năng thanh toán hiện hành 1,00675 0,7411 0,807
Hệ số thanh toán nhanh 0,506 0,284 0,323
Hệ số thanh toán tức thời 0,00675 0,0064 0,0061
Hệ số nợ 0,709 0,723 0,711
Hệ số khả năng thanh khoản hiện hành cho biết một đồng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp (loại nguồn vốn có tính bắt buộc hồn trả cao nhất) được tài trợ bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn (loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất). Hệ số khả năng thanh khoản hiện hành của doanh nghiệp trong giai đoạn 2019 – 2021 lần lượt là 1,00675; 0,7411 và 0,807. Năm 2019 cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty được tài trợ bởi 1,00675 đồng tài sản ngắn hạn; tương tự đối với năm 2020 và 2021. Hệ số thanh khoản hiện thời của HNM có sự giảm sút nhưng không nhiều, trong hai năm 2020 và 2021 hệ số này đều nhỏ hơn 1. Chứng tỏ rằng công ty đang gặp vấn đề về tài sản ngắn hạn, có khả năng khơng đủ để chi trả các khoản nợ ngắn hạn khi đến thời hạn thanh toán, chủ yếu đến từ các khoản vay và nợ thuê tài chính.H
Hệ số thanh toán nhanh cho biết khả năng thanh toán của doanh nghiệp đối với các khoản nợ ngắn hạn mà không cần thanh lý gấp hàng tồn kho do hàng tồn kho được coi là loại tài sản có tính thanh khoản thấp. Chỉ số thanh tốn của doanh nghiệp năm 2021 giảm 1,5 lần so với năm 2019. Hệ số thanh khoản nhanh của doanh nghiệp trong 3 năm đều bé hơn 1 và có xu hướng giảm đi. Điều này cho thấy tình hình thanh tốn khơng tốt của doanh nghiệp do bị ứ đọng, quay vòng vốn chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
Hệ số khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp năm 2019 là 0,00675, năm 2020 là 0,0064 và năm 2021 là 0,0061. Trong năm, tiền và các khoản tương đương tiền giảm nhưng nợ ngắn hạn tăng, tuy nhiên, tốc độ giảm của tiền và các khoản tương đương tiền nhỏ hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn. Do đó, chỉ số khả năng thanh tốn tức thời đã giảm nhẹ so với năm trước. Khi so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành, chỉ số này quá bé để có khả năng thanh tốn các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền và các khoản tương đương tiền
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay cho biết tồn bộ lợi nhuận trước thuế và chi phí lãi vay sinh ra trong mỗi kỳ có thể đảm bảo thanh tốn được bao nhiêu lần chi phí lãi vay từ nguồn huy động nợ. Chỉ số này của doanh nghiệp năm 2020 là 23,09 lần và giảm 13,49 xuống cịn 9,61 lần vào năm 2021. Tuy đã có sự suy giảm nhưng chỉ số này của ELCOM trong hai năm gần đây vẫn luôn rất cao. Điều này thể hiện chính sách tài chính an tồn của doanh nghiệp nhưng đồng thời làm mất đi cơ hội gia tăng lợi nhuận từ địn bẩy tài chính.
2.2.4.4. Nhóm chỉ số khả năng thanh toán
Chỉ tiêu 2019 2020 2021
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
-6 2,9 8,2
Tỷ số D/A 73,14% 73,53% 71,58%
Tỷ số D/E 2,72 3,745 2,538
Hệ số này cho biết khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp. Lãi tiền vay là khoản chi phí sử dụng vốn vay mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải hồn trả đúng hạn cho các chủ nợ. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp trong 3 năm lần lượt là -6; 2,9 và 8,2. Tuy hệ số này tại năm 2019 là rất thấp nhưng đến năm 2021 đã bước vào ổn định và được cho là cao. Điều này cho thấy chính sách tài khố an tồn của doanh nghiệp, phần lợi nhuận trước thuế và lãi vay của doanh nghiệp vượt trội so với phần chi phí lãi vay phải trả và gia tăng lợi nhuận từ địn bẩy tài chính.
Tỷ số D/A của doanh nghiệp được cho là khá ổn so với trung bình ngành trong thời gian 2019 – 2021 khi mà tổng tài sản luôn lớn hơn tổng nợ là 1,3 lần. Đây là chỉ số quan trọng để ngân hàng xem xét trong quá trình vây vốn của doanh nghiệp nên khá ảnh hưởng đến sự uy tín của cơng ty.
Tỷ số D/E của HNM nhìn chung qua 3 năm đều khá cao, năm 2019 có giá trị là 2,72, sang đến năm 2020 là 3,745 và năm 2021 là 2,538. Nhận thấy các hệ số trong thời gian này đều có giá trị lớn hơn 1, chứng tỏ cơng ty đang có khá nhiều khoản nợ đến từ nợ ngắn hạn và nợ thuê tài chính, được doanh nghiệp dùng để hoạt động sản xuất kinh doanh thay vì sử dụng vốn chủ sở hữu. Vì vậy, HNM cần cho chiến lược kinh doanh và sử dụng vốn tốt hơn để tránh những rủi ro về các khoản nợ này.
2.2.4.5. Nhóm chỉ số thị trường
Chỉ tiêu 2019 2020 2021
P/E -3,6 45,47 16,52
M/B 0,81 0,77 2,15
Chỉ số P/E thể hiện mối liên quan giữa giá thị trường và lãi thu được trên một cổ phiếu. Nhận thấy giá trị P/E của công ty tăng trưởng không đồng qua các năm, năm 2019 có giá trị là -3,6 lần, sang đến năm 2020 chỉ số này tăng mạnh lên 45,47 lần và về trạng thái ổn định là 16,52 lần. Năm 2019 chỉ số này giữ ở trạng thái thấp là do giá trị EPS đang bị định giá thấp (năm 2019 giá trị EPS là -1249,99 VND), vì vậy đây có thể là cơ hội cho các nhà đầu tư mua vào. Các nhà đầu tư cũng ồ ạt bán chốt lời do thấy được sự phát triển của doanh nghiệp cũng chính là