2.1.2 .Chức năng và lĩnh vực hoạt động
2.3. Đánh giá chung về tình hình tài chính của CTCP Sữa Hà Nội giai đoạn 2019 –
2019 – 2021
2.3.1. Thành tựu
Từ năm 2019 – 2021, Hanoimilk đang có dáu hiệu khởi sắc được nhận thấy qua bảng doanh thu thuần nhờ các hoạt động xuất khẩu. Quý II/2021 doanh thu tăng 80% tương đương 97 tỷ đồng, giá vốn tăng thấp hơn nên lãi gộp đạt 20 tỷ đồng, tăng 89%, đồng thời biên lãi gộp cải thiện từ 19,5% lên 20,5%.
Tăng trưởng doanh thu trong 3 năm vừa qua của HNM đạt mức ổn định, có xu hướng tăng do tiêu thụ sản phẩm tốt, đồng thời quản lý về nguồn vốn hiệu quả, quản trị chi phí trực tiếp tốt hơn. Cấu trúc nguồn vốn, giá vốn hàng bán thay đổi theo chiều hướng tốt kéo theo lợi nhuận cũng tăng trưởng dần qua thời gian.
Hanoimilk đã tung ra nhiều sản phẩm thức uống dinh dưỡng mới vị trái cây để cạnh tranh với các đối thủ lớn mạnh khác trong cùng ngành, cũng để tăng hiệu quả thông qua gia công cho đối tác.
Mức độ độc lập tài chính của cơng ty ln được đảm bảo, cơng ty hội tụ đủ các điều kiện cần thiết đề phát triển cần có chiến lược kinh doanh đúng đắn, chọn đúng thị trường trong năm tới.
2.3.2. Hạn chế
Qua phân tích tài chính cơng ty Hanoimilk thời gian 3 năm giai đoạn 2019 – 2021, có thể nói đã cho ta một cái nhìn khá tồn diện về một doanh nghiệp lớn với đủ các yếu tố qui mô, biến động, rủi ro, những nỗ lực vực lại thương hiệu và kết quả từ nỗ lực ấy. Năm 2019 là cuộc cạnh tranh mới, gay gắt hơn trên thị trường sữa, với những bất lợi về chi phí nguyên vật liệu, bất lợi về tỉ giá… đồng hành với tham vọng mở rộng thị trường, tìm lại thương hiệu, khiến chi phí vượt doanh thu tạo nên lợi nhuận âm. Ở Hanoimilk hiện tại còn tồn đọng hai vấn đề lớn sau: Lượng cổ đơng bên ngồi chiếm q nhiều, khơng có cổ đơng lớn gắn bó quyền hạn và trách nhiệm với hoạt động công ty. Ban lãnh đạo mới của Hanoimilk đã và đang giải quyết vấn đề này.
Giá vốn hàng bán còn cao, cơ cấu nguồn vốn chủ yếu từ vay nợ nên lãi vay là gánh nặng đối với doanh nghiệp. Ngoài ra việc quản trị hàng tồn kho của HNM còn chưa thực sự đạt hiệu quả, quản trị chi phí gián tiếp chưa tốt, lợi nhuận thấp, doanh thu hàng năm đạt chưa cao so với cùng ngành. HNM cần có những chiến lược đột phá hơn để cải thiện tình hình doanh nghiệp.
Đầu tư quá dàn trải: HNM đầu tư vào quá nhiều lĩnh vực và dự án, hậu quả không những các dự án bị đình trệ, dừng thi cơng nhiều, mà hoạt động sản xuất chính kém hiệu quả. Cơng ty cần cố gắng giảm bớt các khoản đầu tư rải rác, và
giải quyết dứt điểm các dự án và cơng trình dở dang. Quan trọng là chú trọng đầu tư đúng hướng, phát triển các sản phẩm sữa có tiềm năng tiêu thụ lớn.
Hệ số quay vòng vốn, các chỉ tiêu ROA, ROE của cơng ty đều có xu hướng thay đổi qua các năm Doanh nghiệp chưa tận dụng triệt để nguồn vốn đang có để tăng hiệu quả,góp phần sinh lợi trong q trình kinh doanh.
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động còn chậm, trong khi đó kỳ luân chuyển vốn lưu động bình quân chiếm rất nhiều thời gian. Nguyên nhân là do doanh nghiệp để vốn nhàn rỗi ở các khoản dự trữ tiền mặt tại quỹ, dẫn đến vốn bằng tiền không giúp sinh lời.
Trong nợ phải trả bao gồm nợ ngắn hạn, doanh nghiệp vay nợ ngắn hạn khá lớn. Việc vay nợ khiến công ty khơng phải gánh chịu rủi ro về chi phí lãi vay, gặp khó khăn trong việc thanh tốn nợ gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tỷ trọng hàng tồn kho doanh nghiệp rất lớn.Tuy doanh nghiệp đang giảm đần việc dự trữ hàng tồn kho song tỷ lệ này vẫn còn rất cao.
Về mặt chứng khoán, giá hiện tại của cổ phiếu HNM là khoảng 3.9 nghìn đồng/CP, thấp hơn mệnh giá. Nếu so sánh một số chỉ tiêu quang trọng như ROE, ROA, lợi nhuận gộp, lợi nhuận rịng thì thấy đều thấp hơn nhiều so với các công ty sữa lớn khác, và thấp hơn trung bình ngành. Theo như một sơ chun gia phân tích nhận định: HNM không phù hợp với bất cứ chiến lược đầu tư nào trong bối cảnh hiện tại. Những nhà đầu tư hiện đang sở hữu cổ phiếu này có thể xem xét bán ra và mua vào các cổ phiếu khác có tiềm năng hơn.
Nguồn lực nhân viên cịn mỏng.
Nền kinh tế vĩ mơ vẫn chưa hồn tồn đi vào ổn định, chi phí vốn tiếp tục ở mức cao, tỷ giá và cung ngoại tệ biến động khó lường trong khi nguyên vật liệu chính phụ thuộc rất lớn vào nhập khẩu Giá các loại nguyên vật liệu chính như sữa bột, sữa nước, đường đã có xu hướng tăng trong các tháng đầu năm và có thể sẽ diễn biến khó lường vào các tháng cịn lại trong năm, trong khi việc tăng giá đối với mặt hàng sữa trên thị trường hiện đang rất nhạy cảm và tác động trực tiếp đến sản lượng tiêu thụ;
Với lợi thế vùng nguyên liệu sữa tươi, các đối thủ cạnh tranh tại thị trường chủ lực miền Bắc càng trở trên mạnh mẽ hơn nhờ dòng sản phẩm sữa tươi 100% nguyên chất Thương hiệu các sản phẩm của Hanoimilk vẫn chưa được là “nhãn hiệu được ưa chuộng hàng đầu” đối với người tiêu dùng, đặc biệt là với người tiêu dùng ở phía Nam.
2.3.3. Nguyên nhân
Tài sản dài hạn cũng tăng qua các năm , nổi bật có :Chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng nhiều qua các năm, trong khi các bộ phận khác đều có xu hướng giảm, cho thấy công ty đang tập trung lượng vốn dài hạn đầu tư xây dựng mới dây chuyền sản xuất nhằm nâng cao khả năng sản xuất trong tương lai cho doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu tăng lên của thị trường
Khó khăn của Cơng ty đến từ sai lầm chiến lược trong việc lựa chọn thiết bị máy rót hộp Wed khi đầu tư xây dựng nhà máy. Việc này đã để lại hậu quả nghiêm trọng đối với Hanoimilk. Vì thế Hanoimilk đã phải dừng sản xuất từ đầu năm 2015, đồng nghĩa với 7 dây chuyền máy rót hộp Wed (hộp hình tam giác) phải ngừng hoạt động.
Kinh doanh sa sút, tồn kho nhiều, phải vay lãi để tồn tại, kết quả là lãi mẹ đẻ lãi con, lãi vay gấp 4 lần lợi nhuận, đó là bức tranh kinh doanh hiện tại của HNM. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt như chính lãnh đạo HNM thừa nhận, đối thủ lớn là Vinamilk đã tăng gấp 3 lần quy mô từ 2019 đến 2021, cùng với sự xuất hiện của nhiều hãng sữa mới.
Nền kinh tế khó khăn, mức chi tiêu của người tiêu dùng nói chung có xu hướng giảm trong bối cảnh nền kinh tế suy thối...”. Tuy nhiên bên cạnh đó, buộc phải thừa nhận HNM chưa thể bứt phá là do “ngân sách còn hạn chế”.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CTCP SỮA HÀ NỘI