2.1.2 .Chức năng và lĩnh vực hoạt động
3.1. Giải pháp
3.1.1 Giải pháp quản lý hàng tồn kho
Hàng tồn kho của mỗi doanh nghiệp đều có hai trường hợp, cụ thể:
- Doanh nghiệp tích trữ hàng hố cho những thời điểm được giá để chốt lãi, mang lợi nhuận cao nhất. Với HNM, dịch Covid -19 chính là thời điểm mà người tiêu dùng cần sản phẩm dinh dưỡng nhất, đó chính là cơ hội đem lại nguồn thu nhập dồi dào cho doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp bị tồn đọng hàng hố khiến cơng ty bị ứ đọng vốn khó thu hồi, quay vòng vốn chậm làm cho hiệu quả hoạt đọng của cơng ty giảm xuống.
Có một số cách xử lý đối với các hàng tồn kho bị ứ đọng như sau:
Kiểm kê kho hàng thường xuyên: Công việc này cho phép người làm công tác quản lý kho (thủ kho) cũng như người làm quản lý ln kiểm sốt được một cách tối đa số lượng và chất lượng của hàng hiện có trong kho. Kiểm sốt chất lượng hàng hóa có ý nghĩa rất lớn đến việc giảm thiểu hàng “trả về” hay hàng khơng đạt chất lượng từ đó hạn chế lượng hàng “chết” trong kho.
Nắm được các mặt hàng bán chạy, bán chậm: Chủ động đẩy các mặt hàng đang bán chạy, đang được khách hàng ưa chuộng để đẩy hàng ra khỏi kho. Bên cạnh đó là nắm bắt được những mặt hàng tiêu thụ kém để tìm cách cho chúng ra khỏi kho hàng một cách kịp thời nhất.
Giảm giá: Đối với những mặt hàng tiêu thụ chậm thì giảm giá là một trong những hiến kế để khách hàng có thêm một sự so sánh và lựa chọn. Khách hàng có rất nhiều phân khúc khác nhau và họ thường xuyên so sánh, đối chiếu lợi ích khi mua một sản phẩm. Giảm giá với những sản phẩm bán chậm đồng nghĩa với việc đã giải quyết sự so sánh hay đối chiếu này và hiển nhiên sản phẩm dễ được khách hàng lựa chọn hơn.
Cho thuê sản phẩm: Việc cho thuê sản phẩm để tăng thêm thu nhập sau đó bán lại sản phẩm với giá ưu đãi là một giải pháp tốt. Vừa giải quyết được vấn đề tồn kho vừa bán được hàng.