Tình hình sảnxuất và tiêu thụ sản phẩm hoa Lan trên thế giới

Một phần của tài liệu nghien cuu khoa hoc hoan chinh (Trang 36 - 39)

2.4 Cơ sở thực tiễn

2.4.1. Tình hình sảnxuất và tiêu thụ sản phẩm hoa Lan trên thế giới

Hoa Lan (Orchidaceae) là một trong đỉnh cao của sự tiến hố của các lồi cây có hoa. Nói chung các nước châu Á, hoa Lan được biết đến và nuôi trồng rất sớm. Đầu thế kỷ 20, người Anh mới đến Singapore mở đầu cho một giai đoạn mới là lập trại nuôi trồng hoa Lan và kỹ nghệ trồng Lan. Các giống Lan được nuôi trồng ở đây là: Arachnis, Vanda, Oncidium (Vũ nữ),... đồng thời lai tạo các loài Lan mới.

Từ năm 1957, Thái Lan và Indonesia bắt đầu phát triển nuôi trồng Lan quy mô ngày càng lớn phục vụ cho xuất khẩu. Các loài Lan rừng, Lan lai, Lan cắt cành của Thái Lan được xuất khẩu qua nhiều nước trên thế giới.

Hiện nay, Thái Lan là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu hoa Lan, đạt tới 500 triệu USD mỗi năm . Riêng hoa Lan cắt cành Dendrobium của Thái Lan chiếm tới 85 - 90% thị phần hoa Lan Dendrobium trên thế giới.

Thái Lan có 18 phịng ni cấy mơ hoa Lan thương mại hoạt đông ở Băng Cốc và các vùng phụ cận. Nhờ thực hiên công nghê mới trong nuôi cấy mô và lai tạo, năm 2010, Thái Lan xuất đi 70,7% cho thị trường Anh, 81,4% cho Hà Lan về Lan cắt cành, 86 triệu cành cho Ý và 20 triệu cành cho Nhật.

Ở Thái Lan có nhiều công ty lớn sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu Lan như Bang Kok, Flower hàng năm xuất khẩu một lượng hoa Lan trị giá 50 triệu Babt (35 tỷ đồng). Hoa Lan của các công ty được chuyên chở bay đến Thụy Sỹ, Đức, Hà Lan, Ý, Anh và các nước ở bán đảo Scandinave. Tiếp đến các công ty Siam Flower Centre cũng hoạt đông khá hiêu quả, kim ngạch xuất khẩu hàng năm của công ty là 10 triệu Babt (7 tỷ đồng). Công ty này xuất khẩu chủ yếu sang Mỹ, Nhật, Ý và một số nước ở châu Âu.

Tại Đài Loan vì có nền khí hậu ấm áp, mưa nhiều nên có thể sản xuất hoa tươi quanh năm. Đài Loan đang tăng nhanh sản xuất giống Phalaenopsis (Hồ điệp) và chọn tạo nhiều giống mới. Nay đã tạo được một số giống Lan quý và có khả năng cắt hoa và trồng trong chậu.

Malaisia là nước có đủ khả năng cạnh tranh trên thế giới về ngành trồng hoa Lan, chiếm thị phần đáng kể ở châu Á. Ngành công nghiệp Lan cắt cành tăng khoảng 32 triệu USD năm 2004 và 50 triệu USD năm 2010. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Singapore, Nhật và Úc.

Singapore đã mở rộng nhiều trang trại nuôi trồng hoa Lan xuất khẩu từ năm 1987. Năm 2002 xuất khẩu hơn 48 triệu USD, năm 2003 xuất 15 triệu cành đến châu Âu và lượng khá lớn ở thị trường Nhật.

Tại Ấn Đô để phục vụ cho viêc xuất khẩu hoa, nước này đã đưa tiến bô khoa học kỹ thuật nuôi cấy mô vào nghề trồng hoa Lan mỗi năm 18 triệu cây Lan các loại. Ấn Độ là nước có nhiều giống Lan nguyên thuỷ với 140 giống và hơn 1300 loài. Hiện nay nhà nước đã hình thành các khu bảo tổn bảo vệ các loài Lan quý để phục vụ cho ngành trồng Lan thương mại rất tốt.

Trung Quốc là nước có tốc độ phát triển hoa Lan khá nhanh. Đầu thập kỷ 80, Trung Quốc đă bắt đầu nhập nội các loại Lan Hồ Điệp. Năm 2002 sản lượng Lan Hồ Điệp của Trung Quốc là 3 triệu cây, chủ yếu ở Quảng Đông, Phúc Kiến và Bắc Kinh, Vân Nam, Sơn Đông... Tại Quảng Đơng có hơn 10 cơng ty sản xuất 1,2 triệu cây. Cùng với mức sống ngày càng nâng cao thì nhu cầu về hoa ngày càng tăng lên, ngành

trồng Lan đang trở thành con đường làm giầu chắc chắn cho nhiều công ty và doanh nhân ở Trung Quốc.

Ở châu Âu, người ta cũng đã biết đến loài Lan rất sớm, các tập di cảo dược tính, thảo mộc trong đó có nói đến cây Lan đã có từ trước cơng ngun.

Trong những thập niên cuối thế kỷ 20 này Lan đã trở thành mặt hàng thương mại từ Anh sang Pháp... sau đó Lan sang Mỹ. Ở Mỹ có hai bang là sản xuất hoa Lan phổ biến là Califonia và Florida. Việc nuôi trổng hoa Lan để xuất khẩu hoa Lan hiện nay ở nhiều nước châu Âu đã đạt đến số lượng hàng trăm ngàn giò Lan và cành Lan mỗi năm. Nước sản xuất hoa Lan nhiều tại châu Âu là Hà Lan, sau đó là Hungary.

Hà Lan đã đầu tư 20 triệu USD vào Ấn Độ để lắp đặt các thiết bị máy móc đầu tư cho sản xuất hoa Lan xuất khẩu. Tính đến năm 2003, kim ngạch xuất khẩu hoa phong Lan của Hà Lan đạt 1,8 tỷ USD. Hoa phong Lan của Hà Lan được trồng trong nhà kính với tổng diện tích 3081,75 ha.

Ngồi ra có một số nước như Israen, Colombia, Kenya, Nam Phi, Italia, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Bỉ, Đan Mạch, Costa Rica, Guatemala, Hondurat, Bungari là những nước có kinh doanh, xuất khẩu các mặt hàng hoa Lan đáng kể trên thế giới.

Thị trường xuất khẩu hoa Lan trên thế giới ngày càng mở rộng. Kim ngạch xuất khẩu hoa Lan trên thế giới hàng năm đã đạt 3,3 tỷ USD. Kim ngạch thương mại hoa Lan cắt cành thế giới năm 2008 đạt 550 triệu USD. Trong đó nước nhập khẩu hoa Lan cắt cành thế giới nhiều nhất là Nhật Bản, sau đó là Italia, Pháp và Đức tiếp theo là Mỹ và các nước khác.

Nhât Bản đã đầu tư 6,6 triệu USD cho Thái Lan để mở rộng cơ sở sản xuất với công suất 10 triệu cây Lan mỗi năm và hiện nay Nhật cũng là khách hàng lớn nhất của Singapore với khả năng tiêu thụ 60% số cây Lan của nước này.

Sản xuất hoa Lan trên thế giới sẽ tiếp tục phát triển mạnh ở các nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ La Tinh để phục vụ cho nhu cầu thưởng thức hoa Lan ngày càng

Một phần của tài liệu nghien cuu khoa hoc hoan chinh (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)