4.2.1 Tình hình chung
4.2.1.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm hoa Lan
Tình hình tiêu thụ một số sản phẩm hoa Lan của nhà vườn được phản ánh thông qua bảng 4.7, các loại Phong Lan được bán tương đối đồng đều trong các quý của năm, tập trung chủ yếu vào quý II và Quý IV; Còn Địa Lan chủ yếu được tiêu thụ vào cuối năm (quý IV).
Bảng 4.7 Kết quả tiêu thụ một số sản phẩm hoa Lan năm 2013
Tiêu chí Quý I Quý II Quý III Quý IV Tổng
Phong Lan (giị)
- Hồng thảo 232 747 382 954 2315
- Đai châu (2 ngọn) 12 94 22 124 252
- Tam bảo sắc (10 ngọn) 164 282 104 413 963
- Vũ nữ (6 tháng) 167 423 216 618 1424
- Cattleya 192 261 155 458 1066
Địa Lan (chậu)
- Mạc 37 78 43 153 311
- Thanh ngọc 3 16 7 36 62
- Thanh trường 1 4 2 9 16
- Hoàng vũ 1 4 1 8 14
- Đại thanh 0 0 0 2 2
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2013)
Về Phong Lan: Trong quý II, khả năng tiêu thụ tương đối cao thường khoảng 25% tổng lượng bán của cả năm, cao nhất là tiêu thụ Đai châu với 37,3% tiếp đó là Hồng thảo với 32,26%, thấp nhất là 24,48% tổng lượng bán. Ở quý IV tiêu thụ mức trên 41%, trong đó mức tiêu thụ cao nhất là Hoàng thảo với lượng bán là 954 giò (chiếm 41,21 % tổng số lượng tiêu thụ), thấp nhất là Đai châu tiêu thụ được 124 giò (chiếm 49,2%).
Về Địa Lan: Tiêu thụ tập chung chủ yếu vào các tháng cuối năm trong quý IV, số lượng tiêu thụ Phong Lan là khoảng 208 chậu các loại chiếm 51,36% tổng số Lan bán trong năm. Cá biệt có Đại Thành gần như bán vào cuối năm, bở giá của loại Lan này rất cao, nở hoa vào dịp tết.
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2013)
Biểu đồ 4.1 Số lượng và thời gian tiêu dùng sản phẩm hoa Lan của người tiêu dùng trên địa bàn
Tình hình tiêu thụ cũng như nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm hoa Lan được phân bố tương đối đồng đều ở các tháng trong năm. Tuy nhiên việc tiêu thụ chỉ thực sự sôi động vào quý II và quý IV, điều này cũng được lý giải một cách đơn giản. Vào quý II thời điểm bắt đầu của một vụ trồng Lan (chơi Lan) của người chơi, xuất phát từ thời tiết thuận lợi, nguồn cung dồi dào, trồng và chăm sóc hoa Lan vào thời điểm này là tốt nhất trong năm.
Ở quý IV là các tháng cuối năm nhu cầu, sức tiêu dùng tăng cao việc tiêu thụ trở nên dễ dàng hơn, khi mà các loại Lan khá đa dạng về chủng loại, giá cả hợp lý là lựa chọn của đông đảo người mua. Hơn thế nữa thời gian chơi hoa Lan dài, rất thanh cao cũng là yếu tố giúp hoa Lan ngày càng được lựa chọn nhiều hơn trong dịp cuối năm, tổ điểm sắc xuân cho ngày tết cổ truyền của dân tộc.
4.2.1.2 Tình hình cung cầu sản phẩm hoa Lan tại Thị Trấn
a. Tình hình cung ứng
Tình hình cung ứng các loại hoa Lan của nhà vườn trong năm 2013 là tương đối lớn với 10.568 giò Phong Lan và 671 chậu Địa Lan. Với nguồn cung lớn như vậy tất nhiên thị trường tiêu thụ không dừng lại trên địa bàn mà chủ yếu phục vụ nhu cầu của nội thành Hà Nội và các khu dân cư lân cận.
Bàng 4.8 Số lượng một số loại hoa Lan sẵn sàng cung ứng
Tiêu chí Quý I Quý II Quý III Quý IV Tổng
Phong Lan - Hoàng thảo 431 1126 704 1302 3563 - Đai châu (2 ngọn) 42 151 78 148 419 - Tam bảo sắc (10 ngọn) 203 648 756 534 2141 - Vũ nữ (6 tháng) 209 560 372 639 1780 - Cattleya 350 953 336 1026 2665 Địa Lan - Mạc 45 80 102 285 512 - Thanh ngọc 9 32 14 54 109 - Thanh trường 2 5 3 15 25 - Hoàng vũ 1 4 2 13 20 - Đại thanh 0 1 0 4 5
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2013)
Xuất phát từ tình hình tiêu thụ sản phẩm chủ yếu tập trung vào quý II và quý IV, nên các nhà vườn thường có một sự chuẩn bị tương đối về nguồn cung phục vụ nhu cầu tiêu dùng.
Khả năng cung ứng các loại Lan tập trung chủ yếu vào quý II và quý IV, điều này khá dễ hiểu khi mà nhu cầu tiêu thụ Lan trùng khớp với khoảng thời gian này. Hơn thế nữa vào quý II nguồn cung cấp giống từ tự nhiên khá dồi dào. Cụ thể:
Phong Lan: Hoàng thảo trong hai quý có thể cung ứng 2428 giò Lan chiếm 68,14% tổng số Hồng thảo cung ứng. Cịn Đai châu là 299 giò chiếm 71,36% tổng số Đai châu cung ứng. Ở Tam bảo sắc và Vũ nữ thì tỷ lệ này thấp hơn lần lượt là 55,18%, 67,36%.
Địa Lan: Khả năng cung ứng nhiều nhất là ở quý IV là 371 chậu trên 671 tổng số chậu (chiếm 55,29%). Trong đó tiêu biểu nhất có Đại Thành có thể cung ứng vào cuối năm 4 chậu trong khi cả năm chỉ có thể cung ứng 5 chậu.
b. Đối tượng tiêu thụ hoa Lan
Đối tượng tiêu thụ sản phẩm hoa Lan khá đa dạng cũng bởi đặc thù của các loại Lan về điều kiện chăm sóc và cả giá thành.
Ở phân khúc thị trường thấp: Đó là những bạn sinh viên, công nhân mua hoa tặng bạn bè gia đình với mức giá trung bình từ 100 - 250 nghìn đồng.
Ở phân khúc thị trường trung bình và khá là các cán bộ, nhân viên, chủ nhà hàng, cơng ty có nhu cầu mua để trang trí khơng gian mức giá vào khoảng 300 - 1.000 nghìn đồng.
Ở phân khúc thị trường cao là những người chơi Lan, thu nhập cao yêu cầu các sản phẩm có giá trị thẩm mỹ, nguồn gốc của sản phẩm đảm bảo chất lượng. Giá cả của sản phẩm này khá cao thường trên 1 triệu đồng cho mỗi sản phẩm.
4.2.2 Thực trạng tiêu thụ sản phẩm hoa Lan
Tiêu thụ các sản phẩm hoa Lan ở các hộ trồng Lan trên địa bàn thị trấn Trâu quỳ diễn ra khá sơi động thơng qua nhiều hình thức.
Bán tại vườn trực tiếp cho người tiêu dùng với số lượng tương đối cao. Đối với Phong Lan, Hồng thảo là 634 giị chiếm 27,39% tổng số lượng tiêu thụ, tương ứng với Vũ nữ và Cattleya là 32,16% và 30,58%. Đối với Địa Lan đa phần tiêu thụ tại vườn do đặc điểm của Địa Lan vận chuyển khó khăn nên các tác nhân phân phối không mặn mà với việc vận chuyển đến nơi tiêu dùng. Với số lượng 195 chậu Lan trên tổng số 389 chậu (chiếm 51,41%).
Bảng 4.9 Hình thức tiêu thụ một số sản phẩm hoa Lan
Phong Lan Địa Lan
Hình thức tiêu thụ Hoàng thảo Vũ nữ Cattleya Mạc Thanh ngọc Thanh trường Bán tại vườn cho
NTD 634 458 326 135 40 10
Bán cho người bán lẻ
tại địa bàn 468 422 247 83 12 3
Bán cho các đối tượng
ngoài địa bàn 1213 544 493 93 10 3
Tổng 2315 1424 1066 311 62 16
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2013)
Hình thức bán lẻ tại địa bàn ít được ưa chuộng do người tiêu dùng mua chủ yếu tại nhà vườn trồng Lan, chủ yếu là các cửa hàng nhỏ. Phong Lan có khoảng 1137 giị Lan các loại so với 4805 giò Lan tiêu thụ (chiếm 23,66%). Ở Địa Lan thì con số này lớn hơn ở mức 25,19% so với tổng số chậu Địa.
Bán cho các tác nhân khác ngoài khu vực, điều này được tiến hành thường xuyên và đem đến nhiều kết quả khả quan. Do tiêu thụ ở thị trường thị trấn có hạn, khả năng cung ứng các sản phẩm hoa Lan ở địa bàn là tương đối cao. Cụ thể Phong Lan 2250 giò trên tổng số 4805 giò cung ứng (chiếm trên 46,83%), lượng Hoàng thảo bán thơng qua hình thức này chiếm 52,39% tổng số Hồng thảo đã tiêu thụ. Địa Lan thì con số này ít hơn do chi phí vận chuyển cao chỉ chiếm 27,25% tổng số chậu Địa tiêu thụ
4.2.3 Hệ thống kênh phân phối sản phẩm hoa Lan tại Thị Trấn
Thông qua kết quả điều tra về hệ thống phân phối các sản phẩm hoa Lan trên địa bàn thị trấn ta có được sơ đồi kênh phân phối là 2 loại kênh sau:
Kênh trực tiếp: Đó là việc nhà vườn cung ứng trực tiếp cho người mua, có thể là đến tận vườn mua; cũng có thể đặt hàng, nhà vườn sẽ vận chuyển trực tiếp tới nơi yêu cầu dặt mua, mức phí vận chuyển tính theo khoảng cảnh, cũng có thể miễn phí vận chuyển đó nêu mua số lượng nhiều. Kênh này được ưa chuộng sử dụng nhất trên địa bàn với trên 78,63% lượng Lan tiêu thụ theo cách thức này.
Sơ đồ 1: Hệ thống kênh phân phối sản phẩm hoa Lan
Kênh một cấp: Là kênh phân phối thông qua tác nhân trung gian là người bán lẻ. Kênh này khá tốt nếu biết cách chia sẻ lợi ích thỏa đáng giữa hai bên, bởi người bán lẻ có đủ khả năng về tài chính cộng thêm khả năng bán hàng tốt. Tuy nhiên mức tiêu thụ sản phẩm hoa Lan qua kênh này không lớn chỉ là 21,37%, một con số khiêm tố. Nguyên nhân của nó xuất phát từ mối liên hệ với các vườn Lan khơng chặt chẽ, lợi ích chia sẻ khơng hợp lý.
4.2.4 Một số thuận lợi khó khắn trong việc tiêu thụ sản phẩm hoa Lan
a. Thuận lợi
Vị trí địa lý: Các vườn Lan trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ tương đối gần nơi tiêu thụ, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 3km, gần các khu dân cư. Giao thơng thuận lợi cho việc vận chuyển, chi phí được giảm bới gia tăng tính cạnh tranh của sản phẩm so với sản phẩm cùng loại. Bên cạnh đó cịn rất gần Viện rau quả, Trường Đại học Nơng nghiệp Hà Nội cung cấp kỹ thuật và công nghệ tốt nhất về trồng và chăm sóc hoa Lan, hơn nữa cịn có đội ngũ lao động chất lượng là các sinh viên (hình thức làm thêm) giá
Người sản xuất (Nhà vườn) Người bán lẻ Người tiêu dùng 78,63% 21,37 %
cả thấp. Đó là một trong những thuận lợi quan trọng trong việc phát triển tiêu thụ sản phẩm.
Thu nhập của người dân trong và ngoài khu vực ở mức cao. Cụ thể thông qua biểu đồ 4.2, trong đó thu nhập trung bình từ 5- 10 triệu đồng/tháng chiếm 50%, thu nhập trên 10 triệu đồng/tháng cũng ở mức cao đạt 13.33%. Những điều này tạo thuận lợi về tiêu thụ sản phẩm hoa Lan, là một thị trường đầy hấp dẫn.
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 2013)
Biểu đồ 4.2 Thu nhập của người dân trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ
b. Khó khăn
Hệ thống kênh phân phối chưa phát triển tương xứng với lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ mỗi năm. Sự thiếu liên kết, mức độ tin cậy và chia sẻ lợi ích khơng hài hòa đã buộc các nhà vườn phải trực tiếp tham gia vào công cuộc tiêu thụ sản phẩm. Điều này cũng đã gây ra khơng ít những khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm hoa Lan.
Số lượng nhà vườn trên địa bàn cùng sản xuất một số loại Lan với số lượng lớn đã gây nên áp lực cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, điều này một lần nữa ảnh hưởng sâu sắc hơn khi mà hệ thống kênh kém hiệu quả, quá trình tiêu thụ chậm.
Yếu tố sản xuất đó là nguồn giống lấy từ tự nhiên là chủ yếu đã ảnh hưởng tới lượng sản phẩm cung cấp, cũng như chất lượng sản phẩm hoa Lan trong từng thời điểm trong năm. Ảnh hưởng một phần rất lớn đến hiệu quả của sản xuất của nhà vườn. 4.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất
Thị trường tiêu thụ
Thị trường tiêu thụ sản phẩm hoa Lan đặt biệt có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển sản phẩm hoa Lan, do hoa Lan là một sản phẩm đặc biệt chủ yếu dựa vào giá trị thẩm mỹ để quyết định giá trị kinh tế của nó. Cộng thêm đó là các yêu cầu kỹ thuật khắt khe, chính vậy mà thị trường tiêu thụ đảm bảo là nhân tố quyết định đến thành công của công tác sản xuất, khả năng đầu tư và quy mô nhà vườn.
Thị trường tiêu thụ hoa Lan ngày càng mở rộng, đặc biết trong năm 2013 có trên 46% số giị Lan cung ứng ra ngồi địa bàn nghiên cứu. Đó là những tín hiệu tích cực trong phát triển sản xuất sản phẩm hao Lan trên địa bàn.
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2013)
Biểu đồ 4.3 Biến động giá cả một số loại hoa Lan
Thông qua biểu đồ biến động giá cả một số sản phẩm hoa Lan năm 2013, có thể dễ dàng nhận thấy giá cả ít có sự biến động trong năm. Xu thế tăng nhẹ vào cuối năm chỉ khoảng 1- 2% so với giá bán đầu năm. Điều này tạo sự ổn định về giá cả cho q trình tính tốn và cân đối sản xuất trong khoảng thời gian dự kiến tốt hơn.
Vốn đấu tư
Vốn đầu tư cho hệ thống nhà vườn, máy móc trang thiết bị phục vụ q trình sản xuất đóng vai trò hết sức quan trọng. Nó quyết định đến khẳ năng sản xuất và cung ứng một khối lượng sản phẩm nhất định.
Bảng 4.10 Mối quan hệ giữa đầu tư và khả năng cung ứng sản phẩm Chỉ tiêu Nguyễn Chỉ tiêu Nguyễn Bá Tráng Nguyễn Bá Hiệu Phùng Văn Đạt Hà Việt Anh Trần Đức Cảnh Nguyễn Duy Đông Mức đầu tư 129,9 193,73 134,75 89 92 110,2
Phong Lan (số giò) 1983 5396 1523 1105 435 1236
Địa Lan (số chậu) 114 310 519 20 15 32
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 2013)
Ở các mức đầu tư khác nhau sẽ có cơ cấu cũng như khẳ năng cung ứng sản phẩm ra thị trường khác nhau. Ở vườn Lan của anh Hiệu với mức đầu tư gần 200 triệu diện tích khoảng 700 m2 có khẳ năng cung ra thị trường gần 5400 giò Phong Lan và 310 chậu Địa Lan các loại. Với mức đầu tư thấp hơn gần 100 triệu nhưng vườn của anh Cảnh sản xuất với số lượng ít hơn rất nhiều đó là 435 giị Phong Lan và 15 chậu Địa Lan. Việc trồng ít hay nhiều đơi khi cịn dựa vào khả năng lựa chọn hệ thống nhà lưới, nhà kính, bố trí khơng gian cho các loại Lan trong vườn
Đất đai
Đất đai ở đây ám chỉ mặt bằng thuê để xây dựng vườn Lan và các yếu tố ngoại cảnh xung quang địa điểm xác định đầu tư. Đa số các hộ trồng Lan thường tiến hành thuê đất trong thời gian dài, thanh toán theo năm (theo quý), khoản tiền này thường rơi vào mức 1 - 1,5 triệu/tháng/200 m2 đất vườn. Đôi khi số tiền thuê mặt bằng cao hơn qua các năm điều này cịn phụ thuộc vào q trình đàm phán giữa chủ vườn và người cho thuê đất, những vườn có địa điểm đẹp thường có mức giá cao hơn.
Trình độ lao động và kỹ thuật chăm sóc
Vấn đề này bao gồm những kiến thức cơ bản, kỹ năng trong trồng và chăm sóc hoa Lan, mỗi loại hoa Lan có chế độ dinh dưỡng, nước tưới, yêu cầu chăm sóc rất khác nhau. Những điều này không phải trong vịng thời gian ngắn có thể lĩnh hội được, nên việc trồng và chăm sóc Lan yêu cầu rất cao về kỹ thuật và kinh nghiệm lâu năm trong nghề.
Cũng với những điều đã nêu thì một vấn đề khá quan trọng là khả năng thẩm mỹ trong tạo thế và hãm cho Lan ra hoa đúng vào một khoảng thời gian trong năm, việc này nếu được đảm bảo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ và gia tăng lợi nhuận từ việc trồng hoa Lan.
4.4 Những định hướng và giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hoa Lan
4.4.1 Cơ sở khoa học
a. Điều kiện tự nhiên khí hậu, kinh tế xã hội phù họp với sản xuất sản phẩm hoa Lan
- Điều kiện về khí hậu: Những đặc điểm về tự nhiên tạo cho Trâu Quỳ có một khả năng phát triển sản xuất các sản phẩm hoa Lan. Khí hậu thời tiết ở đây bắt đầu chuyển lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, rất thuận lợi cho việc hãm hoa Lan nở, còn nhiệt độ cao từ tháng 4 đến tháng 9 là khoảng thời gian để hoa sinh trưởng và phát triển tạo điều kiện để đẻ nhánh và phân chồi hoa sau này.
- Điều kiện kinh tế - xã hội: Phát triển sản xuất địi hỏi có cơ sở tiến hành trồng hoa hợp lý, trên địa bàn Trâu Quỳ đáp ứng đầy đủ các điều kiện ấy: Về mặt bằng, giao