.9 Hình thức tiêu thụ một số sản phẩm hoa Lan

Một phần của tài liệu nghien cuu khoa hoc hoan chinh (Trang 70 - 75)

Phong Lan Địa Lan

Hình thức tiêu thụ Hoàng thảo Vũ nữ Cattleya Mạc Thanh ngọc Thanh trường Bán tại vườn cho

NTD 634 458 326 135 40 10

Bán cho người bán lẻ

tại địa bàn 468 422 247 83 12 3

Bán cho các đối tượng

ngoài địa bàn 1213 544 493 93 10 3

Tổng 2315 1424 1066 311 62 16

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2013)

Hình thức bán lẻ tại địa bàn ít được ưa chuộng do người tiêu dùng mua chủ yếu tại nhà vườn trồng Lan, chủ yếu là các cửa hàng nhỏ. Phong Lan có khoảng 1137 giị Lan các loại so với 4805 giò Lan tiêu thụ (chiếm 23,66%). Ở Địa Lan thì con số này lớn hơn ở mức 25,19% so với tổng số chậu Địa.

Bán cho các tác nhân khác ngoài khu vực, điều này được tiến hành thường xuyên và đem đến nhiều kết quả khả quan. Do tiêu thụ ở thị trường thị trấn có hạn, khả năng cung ứng các sản phẩm hoa Lan ở địa bàn là tương đối cao. Cụ thể Phong Lan 2250 giò trên tổng số 4805 giò cung ứng (chiếm trên 46,83%), lượng Hồng thảo bán thơng qua hình thức này chiếm 52,39% tổng số Hồng thảo đã tiêu thụ. Địa Lan thì con số này ít hơn do chi phí vận chuyển cao chỉ chiếm 27,25% tổng số chậu Địa tiêu thụ

4.2.3 Hệ thống kênh phân phối sản phẩm hoa Lan tại Thị Trấn

Thông qua kết quả điều tra về hệ thống phân phối các sản phẩm hoa Lan trên địa bàn thị trấn ta có được sơ đồi kênh phân phối là 2 loại kênh sau:

Kênh trực tiếp: Đó là việc nhà vườn cung ứng trực tiếp cho người mua, có thể là đến tận vườn mua; cũng có thể đặt hàng, nhà vườn sẽ vận chuyển trực tiếp tới nơi yêu cầu dặt mua, mức phí vận chuyển tính theo khoảng cảnh, cũng có thể miễn phí vận chuyển đó nêu mua số lượng nhiều. Kênh này được ưa chuộng sử dụng nhất trên địa bàn với trên 78,63% lượng Lan tiêu thụ theo cách thức này.

Sơ đồ 1: Hệ thống kênh phân phối sản phẩm hoa Lan

Kênh một cấp: Là kênh phân phối thông qua tác nhân trung gian là người bán lẻ. Kênh này khá tốt nếu biết cách chia sẻ lợi ích thỏa đáng giữa hai bên, bởi người bán lẻ có đủ khả năng về tài chính cộng thêm khả năng bán hàng tốt. Tuy nhiên mức tiêu thụ sản phẩm hoa Lan qua kênh này không lớn chỉ là 21,37%, một con số khiêm tố. Nguyên nhân của nó xuất phát từ mối liên hệ với các vườn Lan không chặt chẽ, lợi ích chia sẻ khơng hợp lý.

4.2.4 Một số thuận lợi khó khắn trong việc tiêu thụ sản phẩm hoa Lan

a. Thuận lợi

Vị trí địa lý: Các vườn Lan trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ tương đối gần nơi tiêu thụ, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 3km, gần các khu dân cư. Giao thông thuận lợi cho việc vận chuyển, chi phí được giảm bới gia tăng tính cạnh tranh của sản phẩm so với sản phẩm cùng loại. Bên cạnh đó cịn rất gần Viện rau quả, Trường Đại học Nơng nghiệp Hà Nội cung cấp kỹ thuật và công nghệ tốt nhất về trồng và chăm sóc hoa Lan, hơn nữa cịn có đội ngũ lao động chất lượng là các sinh viên (hình thức làm thêm) giá

Người sản xuất (Nhà vườn) Người bán lẻ Người tiêu dùng 78,63% 21,37 %

cả thấp. Đó là một trong những thuận lợi quan trọng trong việc phát triển tiêu thụ sản phẩm.

Thu nhập của người dân trong và ngoài khu vực ở mức cao. Cụ thể thông qua biểu đồ 4.2, trong đó thu nhập trung bình từ 5- 10 triệu đồng/tháng chiếm 50%, thu nhập trên 10 triệu đồng/tháng cũng ở mức cao đạt 13.33%. Những điều này tạo thuận lợi về tiêu thụ sản phẩm hoa Lan, là một thị trường đầy hấp dẫn.

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 2013)

Biểu đồ 4.2 Thu nhập của người dân trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ

b. Khó khăn

Hệ thống kênh phân phối chưa phát triển tương xứng với lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ mỗi năm. Sự thiếu liên kết, mức độ tin cậy và chia sẻ lợi ích khơng hài hòa đã buộc các nhà vườn phải trực tiếp tham gia vào công cuộc tiêu thụ sản phẩm. Điều này cũng đã gây ra khơng ít những khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm hoa Lan.

Số lượng nhà vườn trên địa bàn cùng sản xuất một số loại Lan với số lượng lớn đã gây nên áp lực cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, điều này một lần nữa ảnh hưởng sâu sắc hơn khi mà hệ thống kênh kém hiệu quả, quá trình tiêu thụ chậm.

Yếu tố sản xuất đó là nguồn giống lấy từ tự nhiên là chủ yếu đã ảnh hưởng tới lượng sản phẩm cung cấp, cũng như chất lượng sản phẩm hoa Lan trong từng thời điểm trong năm. Ảnh hưởng một phần rất lớn đến hiệu quả của sản xuất của nhà vườn. 4.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất

Thị trường tiêu thụ

Thị trường tiêu thụ sản phẩm hoa Lan đặt biệt có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển sản phẩm hoa Lan, do hoa Lan là một sản phẩm đặc biệt chủ yếu dựa vào giá trị thẩm mỹ để quyết định giá trị kinh tế của nó. Cộng thêm đó là các yêu cầu kỹ thuật khắt khe, chính vậy mà thị trường tiêu thụ đảm bảo là nhân tố quyết định đến thành công của công tác sản xuất, khả năng đầu tư và quy mô nhà vườn.

Thị trường tiêu thụ hoa Lan ngày càng mở rộng, đặc biết trong năm 2013 có trên 46% số giị Lan cung ứng ra ngồi địa bàn nghiên cứu. Đó là những tín hiệu tích cực trong phát triển sản xuất sản phẩm hao Lan trên địa bàn.

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2013)

Biểu đồ 4.3 Biến động giá cả một số loại hoa Lan

Thông qua biểu đồ biến động giá cả một số sản phẩm hoa Lan năm 2013, có thể dễ dàng nhận thấy giá cả ít có sự biến động trong năm. Xu thế tăng nhẹ vào cuối năm chỉ khoảng 1- 2% so với giá bán đầu năm. Điều này tạo sự ổn định về giá cả cho q trình tính toán và cân đối sản xuất trong khoảng thời gian dự kiến tốt hơn.

Vốn đấu tư

Vốn đầu tư cho hệ thống nhà vườn, máy móc trang thiết bị phục vụ q trình sản xuất đóng vai trò hết sức quan trọng. Nó quyết định đến khẳ năng sản xuất và cung ứng một khối lượng sản phẩm nhất định.

Một phần của tài liệu nghien cuu khoa hoc hoan chinh (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)