Những hạn chế của các cơng trình nghiên cứu trước đây trên lưu vực sông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi thủy điện và biến đổi khí hậu (Trang 29 - 31)

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY CÓ LIÊN QUAN

1.1.3 Những hạn chế của các cơng trình nghiên cứu trước đây trên lưu vực sông

sông Hương và hướng khắc phục

1.1.3.1 Những hạn chế

Từ các kết quả nghiên cứu đã thực hiện trên lưu vực sông Hương liên quan

đến tác động của các công trình thủy lợi- thủy điện và biến đổi khí hậu cho thấy

những hạn chế chủ yếu sau đây:

- Các nghiên cứu đã thực hiện thường đánh giá tác động của từng cơng trình,

tác động tổng hợp của các cơng trình thượng lưu, hạ lưu và biến đổi khí hậu đến chế độ thủy văn - thủy lực hạ lưu hệ thống sông Hương chưa được xem xét đầy đủ.

Quan điểm tiếp cận trong nghiên cứu chưa xét đủ tính hệ thống và tích hợp, ví dụ Lê Mạnh Hùng và nnk (2005) không xét đến hồ Hương Điền, hay Nguyễn Quang

Trung và nnk (2011) không xét đến sự vận hành của đập Thảo Long; Hoàng Minh Tuyển và nnk (2010) chỉ xét yếu tố dòng chảy mùa cạn, Huỳnh Cơng Hồi và nnk (2011) chưa xét đến biến đổi khí hậu.

- Các nghiên cứu đến nay hầu hết dựa trên giả thiết là các điều kiện thủy văn và mặt đệm lưu vực không thay đổi. Thực tế sử dụng đất và lớp phủ rừng trên bề

mặt lưu vực luôn thay đổi, tương lai đến 2030 có thể thay đổi lớn so với hiện nay do xu thế và tiềm năng phát triển trên lưu vực, chúng sẽ tác động đến các yếu tố thủy

văn – thủy lực trên lưu vực sông Hương.

- Việc đánh giá định lượng các tác động vẫn còn hạn chế trong một số vấn đề

như: (i) Khả năng cắt giảm lũ cho hạ du khi điều tiết các hồ chứa ở thượng lưu theo các phương án vận hành khác nhau, đặc biệt là khi có xét đến biến đổi khí hậu; (ii) Tác động của đập Thảo Long đến việc dâng cao mực nước ở khu vực hạ lưu từ sau

các hồ chứa đến đập Thảo Long; và (iii) Tác động đến dòng chảy bùn cát ở hạ lưu khi các hồ chứa thượng nguồn đi vào hoạt động.

1.1.3.2 Định hướng khắc phục

Với những hạn chế của những nghiên cứu trước đây và nhận thức đánh giá

tác động của hệ thống cơng trình thủy lợi – thủy điện và biến đổi khí hậu đến một số

yếu tố dịng chảy hạ lưu sơng Hương là vấn đề phức tạp, do vậy định hướng khắc phục là:

- Xem xét đánh giá trên quan điểm phân tích hệ thống của lưu vực sông Hương, tập trung vào các cơng trình chính có tác động đáng kể đến chế độ dịng

chảy hạ lưu sơng Hương.

- Đánh giá định lượng được tác động của các cơng trình và biến đổi khí hậu

đến một số yếu tố thủy văn – thủy lực hạ du sông Hương, bước đầu xem xét đến vai

trò của sử dụng đất và lớp thảm phủ rừng trên lưu vực trong bài toán tổng thể đánh

giá tác động trên cơ sở lựa chọn dòng chảy năm và các trận lũ cụ thể để nghiên cứu thay đổi của một số yếu tố thủy văn - thủy lực điển hình, từ đó tạo cơ sở khoa học

- Bước đầu đề xuất được các giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn, có

tính khả thi, thiết thực và hiệu quả, phù hợp với tình hình đặc điểm của lưu vực để giảm thiểu các tác động bất lợi và nâng cao hiệu quả của các cơng trình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi thủy điện và biến đổi khí hậu (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)