CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2 ĐẶC ĐIỂM LƯU VỰC SÔNG HƯƠNG
1.2.2 Đặc điểm kinh tế xã hội
1.2.2.1 Đặc điểm phát triển kinh tế- xã hội
Tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có thành phố Huế là đô thị loại I, 2 thị xã là
Hương Thủy và Hương Trà, 6 huyện gồm: Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang,
Phú Lộc, Nam Đông và A Lưới. Dân số theo số liệu Niên giám thống kê 2012 là 1.115.523 người, mật độ 222 người/km2, trong đó khoảng 70% sống ở vùng hạ du lưu vực sông Hương, dân số sống ở vùng đơ thị 49,2%. Tỷ lệ đơ thị hố tăng nhanh
từ 31,3% (năm 2005) tăng lên hơn 45% (năm 2010) [14].
Cơ cấu kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế đang chuyển dịch nhanh theo hướng
công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Tỷ trọng GDP của khu vực công nghiệp – xây dựng năm 2002 chiếm 30,9%, đến năm 2012 tăng lên 47,6%, khu vực nông – lâm –
ngư nghiệp giảm từ 24,1% năm 2002 xuống 12,8% năm 2012, tăng trưởng GDP
trung bình những năm gần đây đạt khoảng 12% [14]. Hệ thống kết cấu hạ tầng như giao thơng, thủy lợi, cấp thốt nước đã được đầu tư phát triển, đáng kể nhất là hệ
thống các cơng trình thủy lợi – thủy điện lớn như hồ Bình Điền, Hương Điền, đập Thảo Long đã đưa vào khai thác, hồ Tả Trạch chuẩn bị hồn thành. Nhiều cơng trình đê điều, trạm bơm, kênh tiêu thoát nước được đầu tư nâng cấp, hệ thống cấp
nước sạch đã phủ hầu hết các vùng đô thị, hiện đang mở rộng về các vùng nông
thôn vùng sâu, vùng xa, tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch đạt 62% [14].
1.2.2.2 Qui hoạch phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2020
(1) Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2020 [53]: Mục
tiêu mức tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm thời kỳ 2011 - 2020 đạt 12 - 13%, mức GDP/người đến năm 2020 đạt trên 4.000 USD/người theo giá thực tế; chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến năm 2015 theo tỷ trọng: dịch vụ 45,4%, công nghiệp - xây dựng 46,6% và nông – lâm – ngư nghiệp 8,0%; đến năm 2020 tỷ trọng là 47,4% - 47,3% - 5,3%. Quy mơ dân số tồn tỉnh vào năm 2020 là 1.356,6 nghìn người, dân số thành thị khoảng 949,6 nghìn người, chiếm 70% dân số, tỷ lệ hộ nghèo dưới 3%
vào năm 2020, tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 60% vào năm 2020. Định hướng lấy phát
triển công nghiệp, du lịch làm hạt nhân của phát triển kinh tế, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh, phát triển các ngành sản xuất chủ lực: cơng
nghiệp cơ khí, chế tạo và lắp ráp điện tử, công nghiệp công nghệ cao. Chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng phát triển nền nông nghiệp sinh
thái sạch với công nghệ cao và công nghệ sinh học, phát triển vùng kinh tế Tam Giang – Cầu Hai, gắn phát triển nông – lâm – ngư nghiệp với bảo vệ tài nguyên đất, rừng và biển, giữ vững môi trường và cân bằng sinh thái.
(2) Về phát triển đô thị [65]: Tồn tỉnh hiện có 11 đơ thị, theo qui hoạch sẽ phát triển thêm 10 đô thị mới, tỷ lệ đơ thị hóa: năm 2015 khoảng 50% - 60%, năm 2025 khoảng 65% - 70%, đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc
Trung ương trước năm 2020. Đến năm 2020, Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, một trong những trung tâm kinh tế, văn
hóa, khoa học - cơng nghệ, y tế, giáo dục đào tạo lớn của cả nước, khu vực Đông Nam Á và quốc tế. Đến sau 2025 đô thị Thừa Thiên Huế trở thành “đô thị sinh thái
cảnh quan, di sản, văn hóa và thân thiện với môi trường”, là thành phố Festival và
du lịch đặc sắc hấp dẫn trên thế giới.
(3) Qui hoạch sử dụng tổng hợp nguồn nước sông Hương và Qui hoạch thủy lợi đến năm 2020, định hướng đến 2050 trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển
dâng [4, 58]: Từng bước nâng dần mức đảm bảo cấp nước cho nông nghiệp từ 75% lên 85%, cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp với mức đảm bảo 90%. Chống lũ chính vụ tần suất P = 5,0% cho thành phố Huế với mực nước tại Kim Long ≤
+3,71m, các lưu vực khác chống lũ sớm, lũ muộn P = 10% để bảo vệ sản xuất hè
thu. Nâng cấp, hoàn thiện các tuyến đê sông, đê phá, mở rộng khẩu độ các cống tiêu
ra đầm phá, nạo vét các trục tiêu chính, các kênh tiêu nội đồng, xây dựng, nâng cấp
các trạm bơm tiêu,...
(4) Qui hoạch phát triển thủy điện trên lưu vực sông Hương [38, 64] có thủy
điện Bình Điền (44MW) vận hành năm 2009, thủy điện Hương Điền (81MW) vận hành năm 2011, thủy điện Tả Trạch (21MW) dự kiến vận hành năm 2014. Các dự
án thủy điện nhỏ trong qui hoạch gồm: Thượng Nhật, Thượng Lộ, A Roàng, Rào
Trăng, dung tích hồ chứa bé, từ 0,1 - 25 triệu m3.
(5) Qui hoạch sử dụng đất đến năm 2020 [8]: Tổng diện tích đất tự nhiên của
tỉnh năm 2020 là 503.321 ha, trong đó đất nơng nghiệp khoảng 385.552 ha, chiếm 76,6% diện tích đất tồn tỉnh; trong đó diện tích đất rừng các loại (phòng hộ, đặc
dụng, sản xuất) là 329.176 ha, so với hiện trạng năm 2010 tăng 11.842 ha (tăng 2,48%). Trong thời kỳ 2011-2020 sẽ chuyển đổi 17.497 ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, 21.531 ha đất chưa sử dụng sẽ được đưa vào sử dụng cho nông nghiệp 19.856 ha (chủ yếu là trồng rừng) và 1.675 ha cho kết cấu hạ tầng, đô thị.
1.2.2.3 Đánh giá về đặc điểm kinh tế- xã hội