Lượng mưa tháng năm trung bình nhiều năm tại các trạm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi thủy điện và biến đổi khí hậu (Trang 40)

(Đơn vị: mm)

Trạm

KT I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

Huế 112 54 45 60 121 109 74 161 403 790 630 336 2895

Nam

Đông 108 53 58 108 223 197 148 238 461 990 777 318 3679

A

Lưới 69 42 63 162 243 184 152 233 438 902 741 300 3528

Trên lưu vực sông Hương, mùa mưa không đồng nhất khi phân theo chỉ tiêu “vượt tổn thất”, tức mùa mưa gồm các tháng liên tiếp có lượng mưa tháng vượt lượng tổn thất (thường lấy 100mm/tháng) với tần suất lớn hơn 50%. Do vậy mùa

mưa trên lưu vực thay đổi theo vùng và theo cấp lượng mưa, cụ thể như sau [49]:

- Với X0 ≤ 2500 mm: mùa mưa từ tháng XI – XII, mùa ít mưa từ tháng I –

VIII, trong đó có hai tháng mưa lũ tiểu mãn là tháng V – VI.

- Với 2500 < X0 ≤ 3500 mm: mùa mưa từ tháng VIII – X, mùa ít mưa từ

tháng XI - VII, trong đó hai tháng có mưa lũ tiểu mãn là tháng V – VI.

- Với 3500 < X0 ≤ 4500 mm: từ Hữu Trạch đến Ô Lâu mùa mưa từ tháng IV – XII, từ Tả Trạch đến Bắc Hải Vân mùa mưa từ tháng V – I, không tồn tại hai tháng mưa lũ tiểu mãn.

- Với 4500 < X0 ≤ 8000 mm: mùa mưa từ tháng IV – I, có năm mưa suốt cả

năm ví dụ như năm 1999 tại A Lưới, Nam Đông, Bạch Mã.

Mùa mưa không đồng nhất và có những năm, những nơi theo tiêu chuẩn phân mùa nêu trên mưa suốt năm là những đặc điểm nổi bật nhất của mưa và tài nguyên nước trên lưu vực sông Hương.

1.2.1.5 Đặc điểm sơng ngịi - đầm phá

(1) Hệ thống sơng Hương:

Lưu vực sơng Hương có độ cao bình quân lưu vực H = 330 m, độ rộng bình quân lưu vực B = 44,6 km, độ dốc bình quân lưu vực J= 2,85% (28,5 m/km), mật độ lưới sông D = 0,6 km/km2, hệ số uốn khúc 1,65 [50], là sơng có độ dốc bình qn

lưu vực lớn nhất so với các sông đổ trực tiếp ra biển của Việt Nam [73]. Hệ thống

sông Hương gồm ba nhánh sơng chính là:

- Sơng Tả Trạch: Bắt nguồn ở độ cao 900 m từ rừng núi thuộc huyện Nam

Đơng, chảy trong vùng địa hình đồi núi, độ dốc lớn, và lịng sơng sâu, diện tích lưu

vực đến tuyến đập hồ Tả Trạch là 717 km2, đến Ngã Ba Tuần là 821 km2 [61]. - Sông Hữu Trạch: Bắt nguồn từ vùng rừng núi huyện A Lưới và Nam Đông chảy theo hướng Nam Bắc. Sông Hữu Trạch chảy hầu hết ở vùng đồi núi, lịng sơng dốc, nhiều thác ghềnh, diện tích lưu vực tính đến tuyến đập Bình Điền là 515 km2,

tính đến ngã ba Tuần là 729 km2, chiều dài sơng chính 51 km [61].

- Sơng Bồ: Bắt nguồn từ rừng núi Tây Nam huyện A Lưới, diện tích lưu vực đến tuyến đập Hương Điền là 707 km2 với chiều dài sơng chính 64 km, và đến Ngã Ba Sình là 938 km2 với chiều dài sơng chính 94 km [61]. Vào mùa lũ, phần lớn

lượng lũ của sông Bồ từ thượng nguồn chảy theo tuyến sông Quảng Thọ đổ vào phá

Tam Giang tại An Xuân, Quán Cửa, chỉ có khoảng 30%- 40% lượng lũ theo dịng

chính sơng Bồ đổ vào sơng Hương tại ngã ba Sình [49].

Sông Tả Trạch và Hữu Trạch hợp lưu tại ngã ba Tuần, tên gọi sông Hương là dịng sơng từ ngã ba Tuần đến cửa sông đổ ra phá Tam Giang (Thảo Long – Tân Mỹ) có chiều dài khoảng 35 km.

Ở vùng hạ lưu vực sơng Hương có 5 chi lưu: hai chi lưu phía tả sơng Hương

là tuyến kênh 5 xã và 7 xã từ Nham Biều nối với sông Bồ, sông Bạch Yến từ Nham Biều nối với tuyến sơng Kẻ Vạn – An Hịa đổ lại vào sông Hương ở Bao Vinh; ba

chi lưu phía hữu sơng Hương là sơng Lợi Nơng- Đại Giang từ Phú Cam đổ về đầm

Cầu Hai tại cống Quan, sông Như Ý- sông Cùng từ Đập Đá nối với sông Đại Giang

đổ ra đầm phá tại cống Cầu Long, và sông La Ỷ- Phổ Lợi từ La Ỷ đổ ra đầm phá tại

Hình 1.4: Sơ đồ mạng lưới sông ngịi lưu vực sơng Hương [18] (2) Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai:

Dọc theo bờ biển Thừa Thiên Huế tồn tại một hệ đầm phá với diện tích mặt

nước khoảng 22.000 ha, kéo dài 68 km theo phương Tây Bắc – Đông Nam, án ngữ

tồn bộ phía Đơng của tỉnh, làm thành khu đệm giữa vùng nội đồng và vùng biển. Nằm trong quá trình phát triển địa chất chung của đồng bằng, hệ thống đầm phá là vũng vịnh biển cổ chưa được bồi lấp hoàn toàn, nơi rộng nhất khoảng 10 km, nơi

hẹp nhất 0,5 km, độ sâu bình quân từ 1-1,5 m [61]. Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai

là nơi hội tụ hầu hết dịng chảy từ các sơng của tỉnh Thừa Thiên Huế (trừ sông Bu Lu).

1.2.1.6 Chế độ thủy văn – thủy lực tự nhiên của hệ thống sơng Hương

(1) Dịng chảy năm: Lưu vực sơng Hương có dịng chảy hàng năm phong

phú với mô đun dịng chảy trung bình nhiều năm xấp xỉ 80 l/s.km2. Tổng lượng dịng chảy trung bình nhiều năm của lưu vực sông Hương W0 = 6,976 tỉ m3 chiếm khoảng 70% tổng lượng nước mặt toàn tỉnh Thừa Thiên Huế (10 tỉ m3) [47], nhưng phân bố không đều theo khơng gian và thời gian. Dịng chảy năm của lưu vực tăng dần từ đồng bằng lên vùng núi và từ Bắc vào Nam (hình 1.5).

Hình 1.5: Sơ đồ đẳng trị lớp dịng chảy trung bình nhiều năm lưu vực sông Hương [35]

Mô đun dịng chảy năm trung bình nhiều năm trên các sơng nhánh lớn là khá đồng đều (bảng 1.3). Sự biến động dòng chảy năm theo nhiều năm của các sông

trên lưu vực không quá lớn với hệ số Cv = 0,25 - 0,40.

Bảng 1.3: Đặc trưng dòng chảy trung bình nhiều năm lưu vực sơng Hương [49] Vị trí Sơng F (km2) Q0 (m3/s) M0 (l/s.km2) W0 (106 m3)

Thượng Nhật Tả Trạch 208 15,8 76 500

Dương Hòa Tả Trạch 720 58,8 82 1.856

Bình Điền Hữu Trạch 570 42,1 74 1.330

Cổ Bi Bồ 760 61,2 81 1.930

(2) Dòng chảy lũ: Phân mùa dòng chảy theo chỉ tiêu vượt trung bình, theo

đó các tháng liên tiếp có tần suất P(Qi >Qtb) > 50% là các tháng mùa lũ, còn lại là các tháng mùa cạn. Kết quả mùa lũ trên lưu vực sông Hương từ tháng X-XII, mùa cạn từ tháng I-IX (bảng 1.4). Ba tháng mùa lũ chính vụ (X-XII) chiếm 70-75% lượng

nước cả năm. Thời kỳ lũ tiểu mãn thường xảy ra tháng V-VI. Lũ sông Hương tập trung nhanh do mưa cường độ lớn và hơn 75% diện tích là đồi núi, các sơng suối đều ngắn và dốc, khả năng điều tiết của rừng và mặt đệm không cao.

Bảng 1.4: Lưu lượng tháng năm trung bình nhiều năm (m3/s) theo số liệu thực đo tại các trạm Thượng Nhật (1981-2007), Bình Điền (1979-1985) và Cổ Bi (1979-1985) [49, 51]

Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

Thượng

Nhật 10,6 6.25 4,95 4,33 8,71 8,52 5,89 7,76 16,65 49,4 44,0 26,2 16,1

Bình

Điền 28,1 18,9 13,6 12,6 15,9 35,9 15,3 14,6 39,4 134 172 62,1 46,9

Cổ Bi 38,4 24,4 16,2 14,7 20,9 32,2 18,6 20,9 60,3 193 257 89,8 65,5

(3) Dòng chảy kiệt: Mùa cạn kéo dài 9 tháng từ tháng I-IX, hai tháng kiệt là

tháng IV và tháng VIII, ba tháng có dịng chảy nhỏ nhất là tháng II - IV. Lưu lượng nhỏ nhất trong mùa cạn quan trắc được trên lưu vực sông Hương như sau [70]:

- Tại Thượng Nhật trên sông Tả Trạch Qmin = 1,46 m3/s (VII/1987), - Tại Hạ Phường Qmin = 5,8 m3/s (5/II/1923) và 5,94 m3/s (3-4/IX/1922); - Tại Bình Điền trên sơng Hữu Trạch Qmin = 2,16 m3/s (5-6/VI/1983); - Tại Cổ Bi trên sông Bồ Qmin = 4,04 m3/s (5-6/VI/1983).

(4) Dòng chảy bùn cát: Ở Thừa Thiên Huế khơng có trạm thủy văn đo dịng

chảy bùn cát, để ước tính dịng chảy bùn cát lưu vực sông Hương dựa vào số liệu đo

đạc bùn cát ở các trạm trên các lưu vực sông lân cận: Sông Gianh tại Đồng Tâm hàm lượng bùn cát trung bình ρ = 93,1 g/m3, sông Vu Gia tại Thành Mỹ: ρ = 96,7 g/m3, sông Trà Khúc tại Sơn Giang: ρ = 97,7 g/m3, sông Vệ tại An Chỉ: ρ = 105,2 g/m3 [47].

Như vậy có thể lấy hàm lượng bùn cát trung bình cho lưu vực sơng Hương

bằng trung bình của các lưu vực nêu trên là ρ = 98,2 g/m3. Với tổng lượng dịng chảy

thống sơng Hương là Ws = ρ x W0 = 98,2 x10-6 x 6,976 x 109 ≈ 685.000 tấn, với trọng

lượng riêng của bùn cát lơ lửng  ≈ 0,7 T/m3 tương đương 979.000 m3. Các nghiên cứu trước đây thường lấy khối lượng bùn cát đáy bằng khoảng 15-20% khối lượng

bùn cát lơ lửng [47, 67], nên ước tính lượng bùn cát đáy trung bình hàng năm trên lưu

vực sơng Hương Wb ≈ 171.000 m3. Như vậy tổng lượng dòng chảy bùn cát trung bình

hàng năm của lưu vực sơng Hương là Wd = Ws + Wb ≈ 1,15 triệu m3/năm.

(5) Chế độ thủy văn đầm phá: Chế độ thủy văn đầm phá Tam Giang – Cầu

Hai chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi chế độ thủy văn các sông đổ vào và chế độ thủy triều qua cửa Thuận An và Tư Hiền. Vùng cửa Thuận An chịu ảnh ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều đều, biên độ dao động ngày của thủy triều tại Thuận An chỉ khoảng 35-50 cm, nhỏ nhất so với toàn dải ven bờ Việt Nam; vùng cửa Tư Hiền chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều, biên độ triều đạt 55-100 cm [35]. Do ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông và hải văn, mực nước trong đầm phá biến đổi khơng đều giữa các vị trí trong đầm phá và giữa đầm phá với biển. Về mùa khô, mực nước trong đầm phá luôn thấp hơn đỉnh triều ngoài biển 5-15 cm ở phá

Tam Giang và 25-30 cm ở đầm cầu Hai; ngược lại mùa lũ mực nước trong đầm cao

hơn, có thể lên đến 70 cm ở đầm Cầu Hai [35].

1.2.1.7 Đánh giá về đặc điểm tự nhiên

Với vị trí địa lý và địa hình khá đặc biệt, lưu vực sơng Hương có những đặc

điểm tự nhiên thuận lợi cho việc hình thành tài nguyên nước dồi dào, với ba nhánh

sông lớn cùng với mạng lưới sơng hói dày đặc đã tạo nên những thuận lợi nhất định cho khai thác sử dụng nước trên lưu vực. Nhưng do điều kiện khí hậu và địa hình nên chế độ dịng chảy sông Hương rất phức tạp, dòng chảy lũ tập trung nhanh,

cường suất lũ cao, đỉnh lũ lớn; mặt khác do sông ngắn và dốc, hầu như khơng có trung lưu, vùng đồng bằng thấp trũng, lại bị dải cồn cát ven biển chắn ngang, vùng

cửa sông là hệ thống đầm phá lớn nhất nước chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều biên độ thấp nên tiêu thoát nước kém; cửa biển diễn biến phức tạp với các hiện

tượng đóng, mở, di động, bồi lấp càng làm hạn chế tiêu thoát lũ, gây nên ngập lụt

1.2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

1.2.2.1 Đặc điểm phát triển kinh tế- xã hội

Tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có thành phố Huế là đô thị loại I, 2 thị xã là

Hương Thủy và Hương Trà, 6 huyện gồm: Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang,

Phú Lộc, Nam Đông và A Lưới. Dân số theo số liệu Niên giám thống kê 2012 là 1.115.523 người, mật độ 222 người/km2, trong đó khoảng 70% sống ở vùng hạ du lưu vực sông Hương, dân số sống ở vùng đơ thị 49,2%. Tỷ lệ đơ thị hố tăng nhanh

từ 31,3% (năm 2005) tăng lên hơn 45% (năm 2010) [14].

Cơ cấu kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế đang chuyển dịch nhanh theo hướng

công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Tỷ trọng GDP của khu vực công nghiệp – xây dựng năm 2002 chiếm 30,9%, đến năm 2012 tăng lên 47,6%, khu vực nông – lâm –

ngư nghiệp giảm từ 24,1% năm 2002 xuống 12,8% năm 2012, tăng trưởng GDP

trung bình những năm gần đây đạt khoảng 12% [14]. Hệ thống kết cấu hạ tầng như giao thơng, thủy lợi, cấp thốt nước đã được đầu tư phát triển, đáng kể nhất là hệ

thống các cơng trình thủy lợi – thủy điện lớn như hồ Bình Điền, Hương Điền, đập Thảo Long đã đưa vào khai thác, hồ Tả Trạch chuẩn bị hồn thành. Nhiều cơng trình đê điều, trạm bơm, kênh tiêu thoát nước được đầu tư nâng cấp, hệ thống cấp

nước sạch đã phủ hầu hết các vùng đô thị, hiện đang mở rộng về các vùng nông

thôn vùng sâu, vùng xa, tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch đạt 62% [14].

1.2.2.2 Qui hoạch phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2020

(1) Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2020 [53]: Mục

tiêu mức tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm thời kỳ 2011 - 2020 đạt 12 - 13%, mức GDP/người đến năm 2020 đạt trên 4.000 USD/người theo giá thực tế; chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến năm 2015 theo tỷ trọng: dịch vụ 45,4%, công nghiệp - xây dựng 46,6% và nông – lâm – ngư nghiệp 8,0%; đến năm 2020 tỷ trọng là 47,4% - 47,3% - 5,3%. Quy mơ dân số tồn tỉnh vào năm 2020 là 1.356,6 nghìn người, dân số thành thị khoảng 949,6 nghìn người, chiếm 70% dân số, tỷ lệ hộ nghèo dưới 3%

vào năm 2020, tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 60% vào năm 2020. Định hướng lấy phát

triển công nghiệp, du lịch làm hạt nhân của phát triển kinh tế, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh, phát triển các ngành sản xuất chủ lực: cơng

nghiệp cơ khí, chế tạo và lắp ráp điện tử, công nghiệp công nghệ cao. Chuyển dịch

cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng phát triển nền nông nghiệp sinh

thái sạch với công nghệ cao và công nghệ sinh học, phát triển vùng kinh tế Tam Giang – Cầu Hai, gắn phát triển nông – lâm – ngư nghiệp với bảo vệ tài nguyên đất, rừng và biển, giữ vững môi trường và cân bằng sinh thái.

(2) Về phát triển đô thị [65]: Tồn tỉnh hiện có 11 đơ thị, theo qui hoạch sẽ phát triển thêm 10 đô thị mới, tỷ lệ đơ thị hóa: năm 2015 khoảng 50% - 60%, năm 2025 khoảng 65% - 70%, đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc

Trung ương trước năm 2020. Đến năm 2020, Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, một trong những trung tâm kinh tế, văn

hóa, khoa học - cơng nghệ, y tế, giáo dục đào tạo lớn của cả nước, khu vực Đông Nam Á và quốc tế. Đến sau 2025 đô thị Thừa Thiên Huế trở thành “đô thị sinh thái

cảnh quan, di sản, văn hóa và thân thiện với môi trường”, là thành phố Festival và

du lịch đặc sắc hấp dẫn trên thế giới.

(3) Qui hoạch sử dụng tổng hợp nguồn nước sông Hương và Qui hoạch thủy lợi đến năm 2020, định hướng đến 2050 trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển

dâng [4, 58]: Từng bước nâng dần mức đảm bảo cấp nước cho nông nghiệp từ 75% lên 85%, cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp với mức đảm bảo 90%. Chống lũ chính vụ tần suất P = 5,0% cho thành phố Huế với mực nước tại Kim Long ≤

+3,71m, các lưu vực khác chống lũ sớm, lũ muộn P = 10% để bảo vệ sản xuất hè

thu. Nâng cấp, hồn thiện các tuyến đê sơng, đê phá, mở rộng khẩu độ các cống tiêu

ra đầm phá, nạo vét các trục tiêu chính, các kênh tiêu nội đồng, xây dựng, nâng cấp

các trạm bơm tiêu,...

(4) Qui hoạch phát triển thủy điện trên lưu vực sông Hương [38, 64] có thủy

điện Bình Điền (44MW) vận hành năm 2009, thủy điện Hương Điền (81MW) vận hành năm 2011, thủy điện Tả Trạch (21MW) dự kiến vận hành năm 2014. Các dự

án thủy điện nhỏ trong qui hoạch gồm: Thượng Nhật, Thượng Lộ, A Roàng, Rào

Trăng, dung tích hồ chứa bé, từ 0,1 - 25 triệu m3.

(5) Qui hoạch sử dụng đất đến năm 2020 [8]: Tổng diện tích đất tự nhiên của

tỉnh năm 2020 là 503.321 ha, trong đó đất nơng nghiệp khoảng 385.552 ha, chiếm 76,6% diện tích đất tồn tỉnh; trong đó diện tích đất rừng các loại (phòng hộ, đặc

dụng, sản xuất) là 329.176 ha, so với hiện trạng năm 2010 tăng 11.842 ha (tăng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn thủy lực hạ lưu hệ thống sông hương dưới tác động của các công trình thủy lợi thủy điện và biến đổi khí hậu (Trang 40)