Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Độ che phủ (%) 42,8 44,6 46,4 46,3 47,2 48,1 53,6 54,4 55,0 56,2 56,5 56,7
Một điểm rất đáng lưu ý đối với thảm thực vật rừng đó là xu hướng giảm diện tích rừng giàu. Phân tích số liệu điều tra rừng cho thấy diện tích rừng giàu của tỉnh có
xu hướng bị thu hẹp: năm 1991 có 38.837 ha, đến năm 1999 còn 37.437 ha, và đến năm 2006 chỉ còn 36.310 ha, tức chỉ trong 15 năm đã suy giảm hơn 1.500 ha; tỉ lệ diện tích rừng giàu và rừng trung bình so với diện tích rừng tự nhiên năm 2006 giảm 7% so với năm 1999, chất lượng thảm thực vật rừng trên lưu vực có xu hướng giảm.
2.2.3 Đầm phá và thủy triều
(1)- Đầm, phá: Hệ thống đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có tác động rất rõ rệt
đến chế độ dịng chảy sơng Hương. Đầm phá có tác dụng hai mặt đối với lũ lụt; một
mặt chúng tạo nên hồ chứa nước tự nhiên khi bắt đầu xuất hiện lũ; mặt khác chúng ít có tác dụng điều tiết khi đã đầy. Vào mùa lũ với dung tích hàng trăm triệu m3, hệ thống đầm phá chứa nước lũ trước khi thoát ra biển, làm cho thời gian lũ rút kéo dài gây ngập úng vùng đồng bằng. Trong mùa kiệt, hệ thống đầm phá Tam Giang – Cầu Hai có tác dụng điều hịa giữ nước và làm giảm ảnh hưởng của nước biển vào do cửa Tư Hiền thường bị bồi lấp vào mùa khơ.
(2)- Thủy triều: Thủy triều có tác động đáng kể đến chế độ dịng chảy sơng
Hương. Do địa hình đồng bằng khá phẳng, lịng sơng sâu nên ảnh hưởng của thủy
triều vào nội địa tạo nên dòng chảy 2 chiều và xâm nhập mặn ở vùng cửa sơng. Thủy triều vùng đầm phá cửa sơng Hương có đặc điểm thấp nhất vào các tháng III, VII và VIII, cao nhất vào các tháng V, VI và X, XI (bảng 2.10). Khi chưa có đập Thảo Long, vào mùa kiệt, ảnh hưởng của thủy triều lên quá ngã ba Tuần trên sông
Hương và quá tuyến Phú Ốc trên sông Bồ, các đặc trưng mực nước tại Kim Long,
Phú Ốc trong thời kỳ ảnh hưởng triều (1977-2006) được tính tốn từ số liệu thực đo xem bảng 2.11. Với đặc điểm triều thấp thường trùng với thời gian mùa kiệt và triều cao trùng với thời gian lũ lớn nên tác động của thủy triều càng làm tăng khó khăn trong cấp nước mùa kiệt do xâm nhập mặn, và tiêu thoát lũ trong mùa mưa.
Bảng 2.10: Đặc trưng mực nước tại Tam Giang- Cầu Hai (1978-1982) [Nguồn: Tài
liệu quan trắc của Ty Thủy lợi Bình Trị Thiên]
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Ca Cút (phá Tam Giang)
Hmax (cm) 40 40 32 26 34 32 24 52 76 81 93 65 Hmin (cm) -29 -32 -43 -26 -33 -36 -36 -35 -26 -4 2 -18 Htb (cm) 4 4 -4 -5 -4 3 6 -6 20 40 42 18
Cống Quan (đầm Cầu Hai)
Hmax (cm) 22 22 -7 -5 3 2 -9 5 57 101 70 36 Hmin (cm) -21 -27 -29 -34 -30 -36 -41 -36 -22 9 4 -9 Htb (cm) -3 -13 -16 -17 -15 -18 -24 -18 16 37 34 11
Bảng 2.11: Đặc trưng mực nước tại các trạm trên sông Hương từ 1977-2006 Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII