5. Kết cấu của khóa luận
1.4. Một số chỉ tiêu phản ánh dịch vụ kết quả dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu
khẩu bằng đường biển
Có rất nhiều chỉ tiêu để phản ánh kết quả dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của Cơng ty. Nhưng vì độ dài nội dung khóa dung khóa luận, tác giả lựa chọn phân tích một vài các chỉ tiêu tiêu biểu dưới đây.
Theo định nghĩa phổ thơng: Doanh thu là tồn bộ tiền thu được trong quá trình mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, hoạt động khác của cá nhân hoặc tổ chức, doanh thu còn gọi là thu nhập, dựa vào doanh thu tực tế chủ thể có thể làm báo cáo doanh thu.
Theo hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14: “Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động kinh doanh, sản xuất thơng thường của doanh nghiệp, góp phần làm phát triển vốn chủ sở hữu”.
Doanh thu là phần giá trị mà cơng ty thu được trong q trình hoạt động kinh doanh bằng việc bán sản phẩm hàng hóa của mình. Doanh thu là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh quá trình hoạt động kinh doanh của đơn vị ở một thời điểm cần phân tích. Thơng qua nó chúng ta có thể đánh giá được hiện trạng của doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay khơng. Doanh thu của doanh nghiệp được tạo ra từ các hoạt động khác nhau.
Thông thường doanh thu sẽ bằng sản lượng bán ra nhân với giá hay: TR = QxP
Trong đó
TR: doanh thu
Q: sản lượng
P là giá
Đây là công thức áp dụng cho doanh nghiệp chỉ chuyên sản xuất, cịn đối với những cơng ty khác họ không chỉ đơn giản là sản xuất bán hàng mà cịn đầu tư tài chính. Vì vậy doanh thu được hiệu là toàn bộ số tiền thu về được từ các hoạt động kinh doanh bao gồm: sản xuất, đầu tư, gửi tiết kiệm lấy lãi,...
Cho nên TR = PxQ + TR1 + TR2 +… Trong đó
TR1: là doanh thu từ hoạt động đầu tư
TR2: doanh thu từ việc cho vay lấy lãi.
- Đối với các công ty cung cấp dịch vụ: Doanh thu = số lượng khách hàng x giá dịch vụ
- Doanh thu từ hoạt động giao nhận là tổng số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ việc cung cấp các dịch vụ giao nhận bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hố theo thoả thuận với khách hàng.
Cơng thức tính:
Doanh thu từ hoạt động giao nhận = Sản lượng hàng hoá luân chuyển x Cước phí giao nhận Trong đó:
+ Cước phí giao nhận là mức phí mà khách hàng cần phải trả cho công ty thực hiện dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế khi giao dịch hàng hoá.
Ý nghĩa kinh tế:
Doanh thu phản ánh tổng hợp quy mô, kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp bằng giá trị. Đồng thời, đây cũng là chỉ tiêu cơ bản để phân tích các chỉ tiêu kinh tế - tài chính khác và đánh giá hiệu quả kinh doanh dịch vụ giao nhận của doanh nghiệp trong từng giai đoạn cụ thể.
Chỉ tiêu giá cạnh tranh
Định giá bán sản phẩm có vai trị quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp vì nó tác động tới mức doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp: giá bán cao tạo ra mức lợi nhuận lớn, giá bán thấp thì có thể gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Giá bán sản phẩm cịn thể hiện trình độ tổ chức và quản lý các yếu tố sản xuất của các doanh nghiệp. Mặt khác, giá bán là thước đo thể hiện giá trị của sản phẩm do vậy nó ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của chính doanh nghiệp trên thương trường.
Giá bán có vai trị quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp vì nó tác động tới mức doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp, giá bán cao tạo ra mức lợi nhuận lớn, giá bán thấp thì có thể gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Giá bán sản phẩm còn thể hiện trình độ tổ chức và quản lý các yếu tố sản xuất của các nhà quản trị. Mặt khác, giá bán là thước đo thể hiện giá trị của sản phẩm do vậy nó ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của chính doanh nghiệp trên thương trường.
Ngành vận tải là ngành đang có nhu cầu lớn trên thị trường. Việc cạnh trạnh là điều bắt buộc. Các doanh nghiệp giao nhận cần phải có nhiều biện pháp để tối ưu chi phí cho khách hàng như tìm ra hình thức vận chuyển tốt nhất, tiết kiệm nhất, cải thiện rút ngắn các khâu rườm rà tránh gây lãng phí cho khách hàng,...
Chính vì vây, các quyết định về giá bán sản phẩm thường là những quyết định chiến lược sống còn của doanh nghiệp. Hiện trên thị trường có rất nhiều doanh nghiệp logistics, việc đưa ra mức giá cạnh tranh là một trong các chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu thị trường
Theo nghĩa rộng, thị trường được định nghĩa một cách khái quát là nơi trao đổi quyền sở hữu của hàng hóa, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ, tiền tệ hoặc thơng tin nhất định, để đạt được mục đích thoả mãn các nhu cầu của hai bên cung và cầu theo các thông lệ hiện hành, để cụ thể hoá số lượng và giá cả của sản phẩm, dịch vụ và thông tin.
Theo nghĩa hẹp, thị trường được coi như là một tập hợp các khách hàng tiềm năng với sự giống nhau về một số nhu cầu cụ thể tuy nhiên chưa được thoả mãn và đồng thời cũng có khả năng trao đổi nhằm đáp ứng nhu cầu đó.
Mở rộng thị trường nhập khẩu đồng nghĩa với việc đa dạng hóa thị trường nhập khẩu. Đây cũng là chính sách chung của Đảng và Nhà nước nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, khan hiếm hàng hóa, nhu cầu về hàng hóa đa dạng hóa sản phẩm hàng hóa trong nước, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trong việc tìm thị trường nhập khẩu nguyên, nhiên, vật liệu, phụ tùng, linh kiện thay thế; kiểm sốt và có biện pháp kịp thời để đảm bảo nguồn cung và giá cả của nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào nhập khẩu phục vụ sản xuất trong nước nhằm phục vụ cho cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước.
Chỉ tiêu thị trường nhập khẩu hàng hóa liên quan đến các quốc gia cung cấp hàng hóa cho khách hàng nhập khẩu. Số lượng thị trường giao dịch càng lớn ảnh hưởng càng nhiều đến sự thúc đẩy dịch vụ giao nhận của các doanh nghiệp logistics. Nhìn chung, các doanh nghiệp logistics đều muốn mở rộng dịch vụ thị trường nhập khẩu của mình.
Chỉ tiêu chất ượng dịch vụ
Theo tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá ISO , trong dự thảo DIS 9000:2000 đã đưa ra định nghĩa như sau: “Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm ,hệ thống hay quá trình để dáp ứng các nhu cầu của khách hàng và các bên có liên quan”. Như vậy chất lượng được đo bằng độ thoả mãn của khách hàng, sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chuẩn chất lượng khi nó đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, mà nhu cầu này lại ln thay đổi vì vậy mà chất lượng dịch vụ cũng cần thay đổi theo thời gian, không gian.
Đối với hệ thống giao nhận vận tải hàng hóa, một hệ thống đạt tiêu chuẩn chất lượng khi nó có khả năng thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Hay chất lượng dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa là tập hợp các khả năng của cả hệ thống có thể làm thoả mãn nhu cầu của khách hàng về thời gian giao nhận, chất lượng bến bãi, độ an tồn của hàng hố được vận chuyển, thái độ phục vụ, giá cả của dịch vụ,...
5 tiêu chí rút gọn từ 10 tiêu chí, được viết tắt thành bộ tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ RATER (mơ hình RATER) gồm:
Độ tin cậy (Reliability): Chúng ta đánh giá độ tin cậy của một doanh nghiệp dựa trên việc liệu họ có thực hiện những gì đã hứa. Ví dụ: Khi cơng ty hứa làm điều gì đó trong thời gian cụ thể thì có thực hiện được đúng như vậy khơng? Khi bạn gặp trở ngại, cơng ty có thực sự quan tâm giải quyết vấn đề đó hay khơng? Cơng ty có thực hiện dịch vụ đúng ngay lần đầu tiên hay khơng? Cơng ty có cung cấp dịch vụ của mình đúng thời gian đã cam kết?
Sự đảm bảo (Assuarance): Kiến thức và tác phong của nhân viên phục vụ, cũng như khả năng gây lịng tin và sự tín nhiệm của họ.
Tính hữu hình (Tangibles): Là hiện diện của điều kiện làm việc, cơ sở vật chất, trang thiết bị, con người, các phương tiện thông tin được sử dụng để cung cấp dịch vụ, giúp kích thích sự nhận biết của khách hàng, giúp khách hàng hiểu rõ lợi ích và lựa chọn dịch vụ. Dịch vụ càng phức tạp và vơ hình thì khách hàng càng tin vào yếu tố hữu hình: Cơng ty có được trang bị hiện đại khơng, có được bố trí khoa học khơng, các phương tiện vận chuyển có sẵn có khơng? Nhân viên cơng ty trơng có gọn gàng, trang nhã, lịch sự hay không?
Sự thấu cảm (Empathy): Là sự quan tâm và dịch vụ của một công ty mang lại cho khách hàng, thể hiện việc chăm sóc chu đáo, chú ý tới cá nhân khách hàng. Đặt mình vào địa vị của khách hàng, chú ý đặc biệt đến khách hàng, hiểu rõ yêu cầu khách hàng, đồng thời có thể cung cấp sự phục vụ cần thiết cho khách hàng.
Tính đáp ứng (Responsibility): là sự sẵn sàng giúp đỡ khách hàng, cung cấp dịch vụ nhanh chóng, kịp thời cho khách hàng, đảm bảo an tồn cho hàng hóa của họ, thực sự quantâm và giữ bí mật của họ, trả lời cho những câu hỏi: Nhân viên của cơng ty có ln sẵn sàng giúp đỡ bạn hay khơng? Nhân viên cơng ty có bao giờ quá bận rộn đến nỗi không đáp ứng yêu cầu của bạn?
Tính phản hồi, đáp ứng phản ánh mức độ thực hiện lời hứa phục vụ của một doanh nghiệp, đề cập đến ý nguyện và tính tự giác phục vụ của nhân viên phục vụ.
Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng được đánh giá là mật thiết và chặt chẽ với nhau. Chất lượng dịch vụ có liên quan tới việc cung cấp dịch vụ. Còn sự hài lịng của khách hàng chính là sự thỏa mãn được đánh giá sau khi sử dụng dịch vụ.
Chất lượng dịch vụ là nhân tố tác động nhiều đến sự hài lòng của khách hàng. Nếu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics đem đến cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng thỏa mãn nhu cầu của họ thì nhà mạng đó đã bước đầu làm cho
khách hàng hài lịng. Do đó, muốn nâng cao sự hài lòng khách hàng, các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng dịch vụ.
Chỉ tiêu khách hàng
Khách hàng là người sử dụng dịch vụ doanh nghiệp cung cấp, họ có thể là cá nhân hoặc tổ chức, nói cách khác, họ chính là nhân tố quyết định đầu ra của doanh nghiệp. Chỉ tiêu khách hàng thể hiện qua số lượng, lượng khách hàng thường xuyên, lượng khách hàng khai thác cũ. Nếu tỷ lệ lượng khách hàng thường xuyên của Công ty luôn đạt mức ổn định, điều này cho thấy dịch vụ chất lượng của Công ty rất tốt, lượng khách hàng này tiếp tục muốn sử dụng dịch vụ của Công ty.
Chương 2. THỰC TRẠNG DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG CONTAINER ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY TNHH
GIAO NHẬN QUỐC TẾ TRƯỜNG THÀNH