Định hướng đẩy mạnh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của công ty tnhh giao nhận quốc tế trường thành (Trang 81 - 83)

5. Kết cấu của khóa luận

3.1. Định hướng đẩy mạnh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển

biển Công ty TNHH Giao nhận Quốc tế Trường Thành

3.1.1. Chiến lược phát triển dịch vụ giao nhận nhập khẩu bằng đường biển Công ty TNHH Giao nhận Quốc tế Trường Thành Công ty TNHH Giao nhận Quốc tế Trường Thành

Trong thời gian tới, Công ty TNHH Giao nhận Quốc tế Trường Thành sẽ tiếp tục mở rộng dịch vụ giao nhận hàng hóa của mình, ban lãnh đạo công ty cũng đã đưa ra các mục tiêu trong 5 năm tới cụ thể như sau:

- Ban Giám đốc Công ty quyết tâm định hướng tập trung đầu tư phát triển xây dựng Công ty TNHH Giao nhận Quốc tế Trường Thành thành một công ty chuyên nghiệp hàng đầu, là lựa chọn số 1 đối với hành khách cũng như các chủ đầu tư nhờ uy tín và khả năng cung cấp phương tiện và dịch vụ vận chuyển.

- Hướng tới thành cơng bằng việc cung cấp cho khách hàng những gói sản phẩm và dịch vụ đa dạng, hoàn hảo. Tập trung phát triển vững chắc các hoạt động kinh doanh giao nhận đường biển như dịch vụ gom hàng, dịch vụ tư vấn cho khách hàng nhập khẩu theo các điều kiện Incorterm, dịch vụ vận chuyển đa phương thức quốc tế,…

- Quan hệ chặt chẽ, gắn bó hai bên cùng có lợi với các đối tác chiến lược, đối tác truyền thống, những đại lý lớn, có uy tín; Củng cố, hồn thiện và mở rộng mạng lưới tiêu thụ, xây dựng các đại lý then chốt làm nền tảng cho sự phát triển. Đồng thời tìm kiếm các khách hàng mới tại các thị trường cũ và khảo sát xâm nhập thị trường mới.

- Có mối quan hệ tốt với các hãng tàu, các hãng hàng không và tất cả các đại lý trên các nước, cơng ty có thể cung cấp tất các dịch vụ tại bất cứ nơi nào trên thế giới. Đảm bảo uy tín và chất lượng dịch vụ đối với khách hàng.

- Tăng cường cơng tác marketing, tìm các nguồn hàng giao nhận thường xuyên, cũng cố và phát huy hiệu quả hệ thống đại lý nước ngồi phục vụ cho cơng tác giao nhận hàng hóa từ trong nước.

3.1.2. Cơ hội

Thứ nhất, Việt Nam đã là thành viên của WTO, các hiệp định thương mại và

đang ngày càng hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Thương mại quốc tế cũng vì thế mà phát triển. Từ những hiệp định song phương, đa phương tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại, xóa bỏ những hàng rào trong hoạt động giao nhận, xuất

nhập hàng hóa, thuế suất dần dần được giảm và gỡ bỏ. Do vậy hoạt động giao nhận của Trường Thành cũng trở nên thuận lợi hơn.

Thứ hai, nhu cầu vận chuyển tăng. Nhu cầu vận chuyển hàng hóa đóng

container tăng lên đáng kể. Hơn nữa vị trí địa lý của Việt Nam thuận lợi trong q trình trao đổi thương mại. Có thể nói, nhu cầu vận chuyển luôn hiện hữu, trong xu hướng tăng của nhu cầu này, doanh nghiệp cần có những hành động kịp thời để đón lấy cơ hội phát triển. Để có thể tận dụng thành công cơ hội, cần có sự phối hợp đồng bộ của toàn ngành như việc phát triển, nâng cấp hệ thống cảng, đổi mới chất lượng đội tàu và nâng cao chất lượng dịch vụ hàng hải.

Thứ ba, các chính sách ưu đãi về thuế và các hoạt động vay vốn của Nhà nước, các chính sách khai báo hải quan cũng trở nên thơng thống hơn, doanh nghiệp có thể tự khai báo hải quan để tiết kiệm thời gian và chi phí cho cơ quan hải quan và doanh nghiệp.

Thứ tư, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, mạng Internet, việc

liên hệ giữa các bên đối tác diễn ra thuận lợi, xuất nhập khẩu trở nên dễ dàng hơn. Khâu làm thủ tục hải quan trở nên nhanh chóng và đơn giản hơn.

3.1.3. Thách thức

Thứ nhất, cơ sở hạ tầng như hệ thống cảng biến, kho bãi, kết nối… còn hạn

chế, bất cập. cơ sở hạ tầng mặc dù đã được cải thiện so với trước đây nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Tuyến trục vận tải Nam – Bắc vẫn phụ thuộc rất lớn vào đường bộ, rất cần sự tham gia hơn nữa của ngành đường sắt. Sự phát triển bất cân đối của hệ thống cảng biến Việt Nam khi hơn 92% lưu lượng container phía Nam tập trung ở Cảng Cát Lái dẫn đến tình trạng quá tải, kẹt cảng… gây ra sự lãng phí rất lớn.

Thứ hai, sự xuất hiện nhiều hơn của các đối thủ cạnh tranh. Theo thống kê,

Việt Nam hiện có khoảng 4.000 - 4.500 doanh nghiệp cung cấp logistics trực tiếp và có đến hơn 30.000 cơng ty liên quan.

Thứ ba, về vấn đề chi phí logistics, chi phí vận tải tại Việt Nam hiện đang ở

mức cao (gấp 3 lần so với các nước trong khu vực và thế giới) và không đồng đều ở các khu vực, nguyên nhân chủ yếu do các loại thuế, phí cầu đường và phụ phí hiện khá cao, gián tiếp làm giảm khả năng cạnh tranh so với các nước khác.

Thứ tư, hạn chế về quy mơ vốn, trình độ quản lý, trình độ chun mơn chưa

cao. Vốn và nhân lực là ngun nhân chính khiến các doanh nghiệp trong nước khó cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Đa số trên 70% doanh nghiệp vận tải và logistics đang hoạt động hiện nay có quy mơ vốn vừa và nhỏ, 7% có vốn trên 1.000 tỷ đồng, trong đó chủ yếu nhóm vốn lớn là các doanh nghiệp đa quốc gia.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của công ty tnhh giao nhận quốc tế trường thành (Trang 81 - 83)