Một số kiến nghị đẩy mạnh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của công ty tnhh giao nhận quốc tế trường thành (Trang 87 - 92)

5. Kết cấu của khóa luận

3.3. Một số kiến nghị đẩy mạnh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường

đường biển của Công ty TNHH Giao nhận Quốc tế Trường Thành

3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước

Trong những năm qua, Nhà nước đã thực hiện rất nhiều thay đổi, cải cách nhằm

hỗ trợ tốt hơn các doanh nghiệp. Tuy nhiên, để hỗ trợ phát triển hơn nữa cho các doanh nghiệp logistics nói chung và dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển nói riêng, Nhà nước cần tiếp tục tối giản hóa các thủ tục hành chính trong lĩnh vực logistics, đặc biệt là hoạt động vận tải và giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.

Hồn thiện hệ thống pháp luật với các chính sách, quyết định, nghị định, đồng thời điều chỉnh các văn bản luật cũ, đã lỗi thời, khơng thực tiễn. Bên cạnh đó, cần xây

dựng các văn bản hướng dẫn chi tiết, cụ thể cho từng Luật, Bộ luật trên website của Chính phủ, ban ngành có liên quan để doanh nghiệp dễ tiếp cận, dễ dàng trong việc tra cứu, nghiên cứu và thực hiện.

Nhà nước cần quan tâm và tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp về vốn thông qua hệ thống ngân hàng để các doanh nghiệp có thể thanh tốn, chuyển tiền nhanh hơn. Nhà nước cần đầu tư, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng. Cụ thể xây dựng cầu đường, mở rộng đường xá, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển dịch vụ giao nhận, nhất là trong bối cảnh Nước ta đang trong thời kỳ hội nhập, hoạt động giao thương

giữa nước ta và các bạn hàng trên thế giới phát triển mạnh mẽ. Tăng cường đào tạo nghiệp vụ và cấp chứng chỉ cho học viên với mục tiêu gia tăng chất lượng nguồn nhân lực ngành logistics còn non trẻ, thiếu kinh nghiệm và hiểu biết về các chính sách, quy định. Đồng thời mở rộng mạng lưới đào tạo về logistics cho các cấp, các ngành và các doanh nghiệp.

Thiết lập mơi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp logistics, giao nhận hàng quốc tế hoặc các lĩnh vực có liên quan. Thắt chặt quy định thành lập công ty giao nhận để hạn chế hiện tượng doanh nghiệp hoạt động nhỏ lẻ, manh mún, hạ giá một cách vơ lý, từ đó tạo nên thế cân bằng và môi trường cạnh tranh lành mạnh. Có chế tài xử phạt nghiêm khắc, đúng pháp luật với các hành vi gian lận trong khai báo thuế của doanh nghiệp xuất nhập khẩu, hành vi tham nhũng, nhận hối lộ của Hải quan.

Nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp về vốn thơng qua các chính sách hỗ trợ tài chính. Việc phát triển kinh doanh, mở rộng quy mô của doanh nghiệp cần tương đối nhiều nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tài chính. Do vậy, Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ về vốn dành cho doanh nghiệp, thông qua các chính sách về thuế, lãi suất thấp khi cho doanh nghiệp vay. Từ đó, doanh nghiệp mới có đủ nguồn lực để mua sắm thêm cơ sở vật chất, đầu tư máy móc kỹ thuật hiện đại và đào tạo kỹ năng, trình độ cho nhân viên. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình mở rộng thị trường, phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp. Ngoài ra việc hỗ trợ tài chính của Nhà nước cịn khiến các doanh nghiệp nâng cao chất lượng, khả năng cung ứng dịch vụ và khả năng cạnh tranh đối với doanh nghiệp nước ngoài trên thị trường.

Đẩy mạnh giao thương cấp Nhà nước tới các khu vực trên thế giới. Nhiều khu vực Nhà nước cịn chưa có quan hệ giao thương sẽ gây khó khăn trong việc tiếp cận thị trường. Một số nơi như châu Phi, Mỹ La tinh... các cơ quan đại diện thương mại vẫn còn rất mỏng vẫn còn rất mỏng, chưa bao quát hết thị trường,

không cung cấp đủ thông tin cho doanh nghiệp. Do vậy, Nhà nước cần nhanh chóng thiết lập các cơ quan đại diện ngoại giao, đại diện thương mại ở những vùng trọng điểm nhằm giảm bớt tình trạng một cơ quan đại diện kiêm nhiệm nhiều nước dẫn đến hiệu quả không cao. Đặc biệt là mở các cơ quan thương vụ vì đây là điều kiện hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ thương mại. Tăng cường đàm phán song phương, đa phương để sớm ký kết hiệp định thương mại nhằm tạo ra một khuôn khổ pháp lý cần thiết và đầy đủ giúp cho việc mở rộng quan hệ trao đổi, quan hệ thương mại.

Quy trình thủ tục Hải Quan ở Việt Nam hiện nay vẫn còn là một khâu gây khó khăn cho các doanh nghiêp xuất nhập khẩu trong q trình vận chuyển hàng hóa. Tổng cục Hải quan cần nghiên cứu và vận hành các hệ thống thơng quan hiện đại hơn để có thể giúp cho hoạt động giao nhận giãm bớt thời gian và chi phí khi thực hiện thủ tục thơng quan. Dù có nhiều cố gắng tuy nhiên việc thực hiện thủ tục hải quan vẫn còn nhiều phức tạp. Hệ thống một cửa quốc gia chỉ đơn giản hoá một vài khâu trong quy trình, thực hiện chuyển đổi số chỉ một số chứng từ trong khi phần lớn vẫn yêu cầu nộp bản cứng hoặc gửi đinh k m. Vì vậy, cơ quan hải quan cần tăng cường hơn nữa ứng dụng cơng nghệ vào quy trình khai báo, giám sát để đẩy nhanh q trình thơng quan hàng hóa xuất nhập khẩu mà vẫn đảm bảo điều kiện đầy đủ về pháp lý.

Tổ chức các lớp nghiệp vụ, các khóa đào tạo, tập huấn về thủ tục hải quan điện tử cũng như các quy định liên quan cho doanh nghiệp. Tối thiểu hóa các thủ tục hành chính trong cơng tác hải quan để các doanh nghiệp hoạt động thuận lợi hơn trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. Ngoài ra, cần cải thiện hoạt động kiểm tra chuyên ngành theo hướng hiện đại, gần gũi hơn với doanh nghiệp. Dù hiện tại đã chuyển đổi số vào việc tiếp nhận, xử lý các hồ sơ liên quan đến hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành nhưng hoạt động kiểm tra vẫn được tiến hành theo phương thức thủ công, kiểm tra theo lô hàng nên phát huy hiệu quả phương pháp rủi ro trong kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Cần giảm thiểu thời gian chờ đợi đối với hàng hóa được miễn, giảm kiểm tra chuyên ngành mà đang đợi thông báo kết quả để tiết kiệm các nguồn lực cho doanh nghiệp.

Theo dõi và quản lý chặc chẽ công tác của nhân viên Hải quan, tránh gây khó khăn cho các doanh nghiệp, ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận hàng hóa. Nghiên cứu và vận hành các hệ thống thông quan hiện đại hơn để có thể giúp cho hoạt động giao nhận giãm bớt thời gian và chi phí khi thực hiện thủ tục thơng quan.

Với việc nhà nước đã áp dụng Hải quan điện tử nhưng các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự yên tâm, vẫn còn một số vấn đề vướng mắc chưa thật sự tạo được điều kiện thuận lợi cho các cơng ty tham gia nhập khẩu. Vì vậy, cần phải có những văn bản cụ thể để hướng dẫn thông quan điện tử với từng công ty, từng doanh nghiệp, rút ngắn thời gian, làm thơng thống khuyến khích xuất nhập khẩu.

3.3.3. Đối với Hiệp hội Doanh nghiệp Logistics Việt Nam

Thứ nhất, tổ chức kênh thông tin tốt hơn để tuyên truyền đến các doanh nghiệp

trong ngành nhận biết và thay đổi những tập qn kinh doanh khơng cịn phù hợp hoặc không theo kịp so với sự phát triển của ngành.

Thứ hai, đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp đề xuất kịp thời các chính sách

phát triển và minh bạch thị trường dịch vụ logistics với các cơ quan có thẩm quyền đồng thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong kinh doanh để các cơ quan quản lý nắm bắt và giải quyết.

Thứ ba, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước kết nối và hợp tác với các nhà sản xuất trong khu vực và thế giới thông qua liên kết với các hiệp hội ngành nghề có liên quan và phối hợp với cơ quan chính quyền các nước tổ chức các buổi hội thảo, hội chợ để doanh nghiệp có cơ hội quảng bá dịch vụ của minh.

Thứ tư, tăng cường mở các lớp đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn nhằm giúp doanh

nghiệp nâng cao năng lực chun mơn hiện có đồng thời cập nhật những thơng tin quan trọng về các chính sách pháp lý mới nhất.

Thứ năm, kết hợp với các doanh nghiệp trong ngành và trường học xây dựng chuẩn nghề nghiệp, đồng thời mở rộng quy mơ giảng dạy chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn quốc tế tại các trường học có chuyên ngành liên quan nhằm nâng cao chất lượng đầu ra của nguồn nhân lực trẻ.

Thứ sáu, đẩy mạnh đầu tư nguồn lực cho các dự án nghiên cứu khoa học ứng

dụng liên quan đến việc nâng cao năng lực ngành dịch vụ giao nhận tại Việt Nam để hình thành một hệ thống cơ sở dữ liệu logistics có quy mơ phục vụ cho doanh nghiệp

trong công tác nghiên cứu và xây dựng chiến lược kinh doanh đi theo định hướng ngành.

KẾT LUẬN

Đối với tình hình giao nhận hiện nay, tận dụng lợi thế Việt Nam với bờ biển dài 3.260km. Vận tải biển là giải pháp hữu hiệu nhất cho vận chuyển hàng hóa xuyên quốc gia. Đường biển được xem như con đường di chuyển phù hợp với các loại hàng, sản phẩm trên thị trường nên vận tải đường biển có tầm quan trọng rất lớn trong trao đổi, bn bán hàng hóa nội địa và quốc tế. Phát triển dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa một cách hiệu quả sẽ góp phần tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và quốc gia đồng thời đem lại nguồn lợi khổng lồ cho nền kinh tế. Vậy đẩy mạnh dịch vụ giao nhận hàng hóa là tất yếu. Và việc nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận vận tải là biện pháp hữu ích nhất quyết định sự sống cịn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

Dưới điều kiện Việt Nam hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới như khu vực mậu dịch tự do (AFTA), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) là cơ hội nâng cao vị thế quốc tế và mở rộng không gian của dịch vụ giao nhận. Bên cạnh đó Nhà nước kí các hiệp định song phương và đa phương, mở cửa thị trường giúp doanh nghiệp tìm hiểu thêm những thị trường mới, có được ưu đãi về thuế quan,...

Qua việc tìm hiểu thực tế hoạt động của Công ty TNHH Giao nhận Quốc tế Trường Thành, đề tài luận văn đã đạt được những kết quả nghiên cứu sau:

Khóa luận đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển.

Đề tài đã khảo sát và phân tích thực trạng dịch vụ giao nhận nhập khẩu bằng đường biển của Công ty TNHH Giao nhận Quốc tế Trường Thành trong giai đoạn 2019-2021.

Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của Công ty TNHH Giao nhận Quốc tế Trường Thành trong thời gian tới.

Tuy nhiên do trình độ lý luận và thực tiễn còn nhiều hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết, em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cơ và các bạn để bài luận được hoàn thiện hơn nữa.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quốc hội (2005), Luật Thương mại. 2. Quốc hội (2015), Luật Hàng hải.

3. Edvardsson, B., Thomasson, B., and Ovretveit, J., (1994). Quality in service.

Maidenhead, McGraw Hill.

4. Kotler & Armstrong (2004), Principles of Marketing, Financial Times / Prentice Hal.

5. Hồng Văn Châu (2009). Giáo trình Logistics và vận tải quốc tế, NXB Thông tin và Truyền thơng.

6. Trần Văn Hịe (2012). Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu,

NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

7. Nguyễn Hồng Đàm, Hoàng Văn Châu, Nguyễn Như Tiến, Vũ Sỹ Tuấn (2005).

Vận tải và giao nhận trong ngoại thương, NXB Lý Luận Chính Trị.

8. Trần Thị Trang (2008). Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ giao nhận

hàng hóa xuất nhập khẩu tại TP.HCM. TP. Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sỹ

kinh tế.

9. Quang Hưng (2021). Logistics Việt Nam 2021 tăng 3 bậc trong nhóm thị trường mới nổi, Báo Đầu Tư, [01/04/2022]

https://baodautu.vn/logistics-viet-nam-2021-tang-3-bac-trong-nhom-thi-truong- moi-noi-d157727.html

10. Báo Pháp luật TP HCM (2022), Chuỗi cung ứng tồn cầu gián đoạn nghiêm

trọng vì chiến sự Nga – Ukraine, gov.vn, [01/04/2022]

https://moit.gov.vn/tin-tuc/phat-trien-cong-nghiep/chuoi-cung-ung-toan-cau- gian-doan-nghiem-trong-vi-chien-su-nga-ukraine.html

11. Anh Vũ (2022), Chiến ược "Zero Covid" của Trung Quốc: Cấp thiết y tế

hay chính trị?

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20220106-chi%E1%BA%BFn- l%C6%B0%E1%BB%A3c-z%C3%A9ro-covid-c%E1%BB%A7a-trung- qu%E1%BB%91c-c%E1%BA%A5p-thi%E1%BA%BFt-y-t%E1%BA%BF- hay-ch%C3%ADnh-tr%E1%BB%8B

12. Cơng ty TNHH Giao nhận Quốc tế Trường Thành. Báo cáo tài chính và kết quả

kinh doanh TNHH Giao nhận Quốc tế Trường Thành từ 2019 đến 2021. Hà

Nội.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của công ty tnhh giao nhận quốc tế trường thành (Trang 87 - 92)