YÊU CẦU NGOẠI CẢNH CỦA CAM QUÝT 1 Nhiệt độ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến sinh trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng của cam sành hàm yên tuyên quang (Trang 25 - 27)

2.7.1. Nhiệt độ

Cây cam quýt có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nóng ẩm, vì vậy chúng ưa khí hậu ấm, nhưng do có phạm vi phân bố rộng, cho nên một số loài chịu được nhiệt độ thấp. Phần lớn cam quýt sinh trưởng trong phạm vi nhiệt độ 12 - 390C. Những giống thích ứng với điều kiện nhiệt độ thấp thường có phẩm vị ngon, hấp dẫn, mã quả đẹp. Ở nhiệt độ 400C với thời gian kéo dài nhiều ngày, cây ngừng sinh trưởng, lá rụng, cành bị khơ héo. Tuy vậy, có những giống chỉ bị hại khi nhiệt độ khơng khí lên đến 50 - 570C (Đường Hồng Dật, 2003) [2]. Nhìn chung những vùng có nhiệt độ bình qn hàng năm > 170C có thể trồng cam quýt. Ở Việt Nam trừ một số vùng có sương muối kéo dài, cịn các vùng khác đều có thể phù hợp với cây cam (Trần Như Ý, Đào Thanh Vân, 2000) [8].

+ Theo Vũ Công Hậu (1996) [5]. Tuổi thọ của các cây có múi thường cao, đặc biệt ở những nới khí hậu ơn hồ, đất tốt nhưng có đọ dốc thốt nước tốt. Trong nước ở miền núi không hiếm những cây bưởi sống tới 40-50 năm. Ở các vườn cam vùng á nhiệt đới, hoặc nhiệt đới nhưng trồng đúng kỹ thuật, chọn địa điểm thích hợp, tuổi thọ vườn cam là 30-40 năm, tối đa tới 50-60 năm.

- Nhiệt độ: do cây cam có nguồn gốc vùng á nhiệt đới do vậy chúng không chịu được nhiệt ở độ quá thấp hoặc quá cao, nói chung chịu nóng tốt hơn chịu lạnh.

Nhìn chung những vùng có nhiệt độ bình qn hàng năm ≥ 170C đều có thể trồng được cây cam.

Ở Việt nam trừ một số vùng có sương muối kéo dài, cịn các vùng khác đều có thể phù hợp và trồng được cây cam.

- Ẩm độ và nước: cây cam là cây ưa độ ẩm trung bình, nhưng nước cần trong suốt thời kỳ sinh trưởng và phát triển của chúng, cần nhiều nhất trong thời kỳ lúc hạt nay mầm và lúc ra hoa kết quả, tối thiểu phải đạt 1270mm/năm.

Do đó khu sản suất trồng cam đều phải chú ý tới hệ thống tưới tiêu phục vụ tưới cho cây nhất là trong vụ khơ.

Việt Nam có tổng lượng mưa phù hợp với cây cam tuy nhiên do phân bố trong năm không đều, nên mùa khô vẫn cần tưới nước cho cây. Ngược lại cây cam không chịu được ngập úng (khi ngập úng rễ bị thối, lá rụng và cây sẽ chết).

- Ẩm độ khơng khí: cam khơng ưa ẩm độ khơng khí q thấp, quả ngồi rìa tán chất lượng thường khơng bằng ở giữa tán do độ ẩm ở đó ổn định hơn. Độ ẩm quá cao tạo điều kiện cho bệnh phát triển nặng, nhất là bệnh chảy gôm. Độ ẩm khơng khí cần đạt ±70% đủ ẩm quả lớn đều, mã quả đẹp, vỏ mỏng, múi nhiều nước ít rụng.

- Ánh sáng: cam là loại cây ưa sáng, nhưng thích ánh sáng tán xạ hơn ánh sáng trực xạ. Đủ ánh sáng cây quang hợp thuận lợi, hình thành các chất hữu cơ được tốt, tạo nên năng suất cao phẩm chất tốt. Ngược lại thiếu ánh sáng làm cho cây yếu ớt, đậu quả ít, năng suất và phẩm chất đều giảm. Cường độ ánh sáng không nên quá mạnh thích hợp nhất là ±2000 lux (tương ứng với 16-17h chiếu sáng trong ngày mùa hè ở nước ta).

2.7.2. Ánh sáng

Cây cam quýt thích hợp với ánh sáng có cường độ 10.000 - 15.000lux (tương ứng với 16 - 17h trong ngày mùa hè ở nước ta), cam quýt ưa ánh sáng tán xạ, không ưa ánh sáng trực xạ. Nhưng khơng nên trồng dưới các bóng cây to, bởi vì trong điều kiện này cam quýt thường bị nhiều lồi sâu bệnh gây hại. Muốn có ánh sáng tán xạ cho chúng cần bố trí mật độ trồng dày hợp lý và vườn cam quýt cần bố trí những nơi thống và tránh nắng. Đặc biệt ở các vùng đồng bằng sông Hồng, trung du và miền núi phía Bắc nước ta cần chú ý đến điều này vì các vùng này sâu bệnh thường gây hại nặng cho cam quýt. Các giống cam quýt khác nhau có yêu cầu khác nhau về ánh sáng: Cam cần nhiều ánh sáng hơn quýt, quýt cần nhiều ánh sáng hơn chanh (Nguyễn Thị Minh Phương, 2007) [7].

2.7.3. Nước

Cam, qt là giống cây ăn quả có đặc tính ưa ẩm và kém chịu hạn. Phần lớn các lồi có nhu cầu nước cao vào thời kỳ nảy mầm, phân hoá mầm

hoa, kết quả và quả phát triển. Cam, quýt ưa ẩm nhưng lại rất sợ úng. Vào mùa mưa, đất bão hoà nước nên thiếu oxy làm cho bộ rễ hoạt động kém, nhiều rễ bị chết, thối làm cho lá và quả non rụng nhiều, giảm tỷ lệ đậu quả. Lượng mưa thích hợp cho vùng trồng cam quýt là 2000mm/năm. Quýt cần nhiều lượng nước hơn cam, cần lượng mưa từ 1500 - 2000mm/năm. Thích hợp cho cam, quýt là lượng nước tự do trong đất là 1%, độ ẩm đất ở mức 60% độ ẩm bão hồ đồng ruộng. Độ ẩm khơng khí thích hợp là 75 - 80%. Thời kỳ quả đang phát triển, độ ẩm khơng khí cao làm cho quả lớn nhanh, phẩm chất quả tốt, mã quả đẹp. nhưng vào tháng 8 - 9 độ ẩm cao thường gây ra hiện tượng quả nứt, một số quả bị rụng. Nếu đủ ẩm trong mùa hè và hạn nhẹ từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau hoa quả sẽ phân hố nhiều. Tháng 3 - 4 khơ hạn làm giảm số lượng quả trên cây. Cam, quýt sinh trưởng tốt khi có độ ẩm và lượng nước đạt theo yêu cầu và phân bố đều các tháng trong năm (Nguyễn Thị Minh Phương, 2007) [7].

2.7.4. Gió

Tốc độ gió vừa phải có ảnh hưởng tốt đến sự lưu thơng khơng khí, điều hịa độ ẩm, giảm sâu bệnh hại, cây sinh trưởng tốt. Tuy nhiên tốc độ gió lớn ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây như gây đổ, gãy cành, rụng quả. Vì vậy cần phải thiết kế các đai rừng phòng hộ cho các vùng trồng cam có gió bão lớn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến sinh trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng của cam sành hàm yên tuyên quang (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w