Ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến đặc điểm hình thái cây cam tại Hàm Yên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến sinh trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng của cam sành hàm yên tuyên quang (Trang 46 - 47)

- Quét vôi vào gốc cây ngăn sự cư trú của sâu bệnh.

4.2.1.1.Ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến đặc điểm hình thái cây cam tại Hàm Yên

thái cây cam tại Hàm Yên

Bảng 4.3: Ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến đặc điểm hình thái cây cam Sành Hàm n

Cơng thức Chiều cao cây (cm) Đường kính tán (cm) Đường kính gốc (cm) Dạng tán Thâm canh tổng hợp 604,71 511,17 21,15 Hình bán cầu Canh tác truyền thống 544,20 481.08 19,81 Hình bán cầu CV% 2,3 2.5 7,0 LSD05 29.86 34.27 4,95

Qua theo dõi ta thấy đặc điểm hình thái cây được thể hiện qua các chỉ tiêu ở bảng 4.3 như sau:

Về chiều cao: có sự chênh lệch giữa hai công thức trồng thâm canh và canh tác truyền thống. Chiều cao trung bình của cây cam trồng thâm canh là 604,71 cm, trong khi đó cây cam sành ở vườn canh tác truyền thống có chiều cao trung bình là: 544,20 cm, thấp hơn 60,51 cm so với chiều cao trung bình của cam sành trồng thâm canh tổng hợp.

Về đường kính tán: đường kính tán trung bình của cam sành trồng thâm canh tổng hợp là 511,17 cm cao hơn đường kính tán của cam sành canh tác truyền thống là: 30,09 cm.

Về đường kính gốc: đối với cây cam sành áp dụng biện pháp thâm canh tổng hợp và canh tác truyền thơng, chỉ tiêu đường kính gốc có sự chênh lệch khơng đáng kể. Đường kính gốc trung bình của cây cam sành trồng thâm canh là: 21,15 cm. Đường kính gốc trung bình của cây cam sành canh tác truyền thống là: 19,81 cm.

Nhìn chung các chỉ tiêu về đặc điểm hình thái cây trong cơng thức thâm canh cao hơn so với công thức canh tác truyền thống.

Đối với cam sành trồng áp dụng biện pháp thâm canh tổng hợp cây cam được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng theo từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây. Cây trồng được làm cỏ xung quanh gốc phần đất còn lại được cắt cỏ để giữ ẩm, chống xói mịn cho đất, là nơi cư trú của cơn trùng có ích trong vườn cây. Vì vậy, cây cam trồng áp dụng biện pháp thâm canh được cung cấp chất dinh dưỡng từ đất và phân bón tạo điều kiện cho cây phát triển về khung tán. Trong công thức canh tác truyền thống cây không được cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ, phát triển dựa chủ yếu vào điều kiện tự nhiên nên cây phát triển châm hơn cây cam trồng áp dụng biện pháp thâm canh tổng hợp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến sinh trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng của cam sành hàm yên tuyên quang (Trang 46 - 47)