KỸ THUẬT TRỒNG TRỌT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến sinh trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng của cam sành hàm yên tuyên quang (Trang 29 - 33)

- Chọn cây con: chọn cay có cành mọc khỏe, phân bố đều, tán đều, lá xanh đậm, không sâu bệnh.

- Đào hố, bón lót: đào hố có kích thước 80 x 80 x 80 cm. Khi vét đất thì để riêng lớp đất mặt, phơi ải đất 20 - 30 ngày, bón phân lót trộn với lớp đất

mặt, cho xuống đáy hố, sau đó cho lớp đất sâu lên trên. Lượng phân bón lót: 50kg phân hữu cơ + 1kg vôi bột + 0,4kg P2O5 + 0,2kg K2O/hố.

- Khoảng cách và mật độ: đất tốt trồng khoảng cách 5m x 4m (500 cây/ha), đất xấu trồng khoảng cách 4m x 4m (625 cây/ha). [8].

- Thời vụ trồng: vụ Xuân trồng tháng 2 - 3, vụ Thu trồng tháng 8 - 10 [8]. - Kỹ thuật trồng: đặt bầu cây thẳng đứng và cao ngang mặt đất ở giữa hố đã đào, mắt ghép quay về hướng gió chính, lấp đất và nén chặt. Sau đó tưới nước và giử ẩm và tủ gốc bằng các loại cỏ khô hoặc rơm rạ, trồng xen kẽ với các cây họ đậu, cây phân xanh trong vườn cam để tăng độ màu mỡ cho đất.

- Trồng dặm: sau khi trồng mới 15 - 20 ngày tiến hành trồng dặm kịp thời những cây bị chết.

- Làm cỏ, tủ gốc: vườn cam phải luôn sạch cỏ dại, đặc biệt xung quanh gốc cam không để cho cỏ tranh chấp dinh dưỡng với cây cam. Thường xuyên tủ gốc cho cây để giữ ẩm giảm được việc tưới nước. Những nơi bị mối nhiều cần tủ gốc xa cây 20 cm để tránh mối leo lên cây cắn phá.

- Tưới nước: cây cam rất cần nước thiếu cây sẽ sinh trưởng phát triển kém. Vì vậy sau khi trồng khơng có mưa phải tiến hành tưới nước hàng ngày để cây chóng bén rễ và phục hồi tốt.

- Tạo hình, cắt tỉa: tạo cho cây bộ khung tán kiên cố, tận dụng không gian. Cắt tỉa những cành vô hiệu, tập trung chất dinh dưỡng nuôi quả hữu hiệu, khống chế sự ra hoa kết quả của cây. Đối với vườn cam kinh doanh cắt tỉa là chính.

- Vệ sinh vườn: vườn cam bị bệnh khô cằn hoặc bị vàng lá do nhiều nguyên nhân khác nhau vì vậy cần thường xuyên cắt tỉa các cành bị sâu bệnh bị sâu đốt, xung quanh vườn cam phải ln thống, sạch cỏ dại để tránh hiện tượng ẩn nấp của sâu bệnh hại.

- Bón phân:

Khi cây cịn nhỏ bón thúc nhiều lần vào các đợt ra cành để nhanh tạo khung tán chi cây, tối thiểu phải bón 3 đợt:

+ Thúc cành xuân (tháng 1-2): 40-80kg phân hữu cơ, 80g P2O5, 120g K2O. + Thúc cành hè (tháng 5): 240g N, 60g P2O5, 160g K2O.

+ Thúc cành thu (tháng 8): 160g N, 60g P2O5.

Khi cây cho thu hoạch (cam kinh doanh) bón 3 lần/năm.

- Phân chuồng: 30-50kg + Phân lân: 1-3.5kg + Kaly: 1-1.5kg + Đạm Ure: 0.6-2kg/cây

Phân chuồng và phân lân bón sau khi thu hoạch nếu đất chua có thể bón 1-2 kg vơi tỏa/cây.

Phân đạm và kaly bón chia thành các đợt như sau: + Tháng 1-2: bón 40%N, 60% K

+ Tháng 5-6: bón 30% N, 40% K

+ Tháng 8-9: bón tồn bộ lượng N cịn lại. - Phòng trừ sâu bệnh:

+ Sâu vẽ bùa: là sâu phổ biến nhất trên cây cam, sâu tập trung cây hại trên các vườn ươm và vườn cây trong thời kỳ kiến thiết cơ bản. Khi nở sâu đục những đường hầm để ăn lớp tế bào nhu mô diệp lục, các đường hầm do sâu gây trên lá có thể làm lá uốn cong và biến dạng. Sâu non phá hoại quanh năm nhất là các đợt lộc non từ tháng 4 đến tháng 10.

Phòng trừ: dùng thuốc Selecron 500 EC (0,2 %), Decil 2,5 EC (0,1 %) Padan 95 SP (0,1 - 0,2 %) phun vào các đợt lộc non 2 lần (lần 1 phun khi mới nhú lộc, lần 2 phun khi cây ra lộc rộ), phun thuốc kết hợp với dầu khoáng để tăng hiệu quả cao hơn.

+ Sâu Nhớt: sâu non và sâu trưởng thành phá hoại lá non, quả non trong mùa Xuân thường từ tháng 2 đến tháng 4.

Phòng trừ: Supracid 0,2 %, Selecron 500 EC (0,2 %), Viphensa 0,2 % kết hợp với dầu khoáng.

+ Nhện đỏ và Nhện trắng: cả 2 loại đều chích hút cả lá lẫn quả. Nhện trắng gây hại quả nhiều hơn là nguyên nhân gây nên rám quả và rám lá. Nhện đỏ gây hại lá nhiều hơn gây nên các đốm mầu nâu và vàng ở lá và quả.

Phòng trừ: dùng Caltex Oil/DC - Tron PS (0,5 %), Danitol 10 EC (0,2%), Selecron 500 EC (0,1 %), Zinep (0,3 %), kết hợp các loại thuốc này với dầu khoáng Caltex Oil/DC - Tron PS sẽ tăng hiệu quả trừ nhện tốt hơn. Ngồi các loại thuốc trên có thể dùng lưu huỳnh - vơi 0,5 -10. Vì nhện rất dễ quen thuốc nên cần phải thường xuyên thay thuốc nếu thấy hiệu quả thuốc.

+ Rệp Nâu: Rệp Nâu phát triển vào mùa Xuân và mùa Thu là loại rệp môi giới truyền bệnh Tristeza hại cam qt và là mơi giới thích hợp cho nấm muội đen phát triển và gây hại.

Phòng trừ: Selecron, Bassa, Vifel 0,2 % kết hợp với dầu khoáng Caltex Oil/DC - Tron PS.

+ Bệnh loét: bệnh do vi khuẩn Xanthomonas Citri gây ra, gây hại lá, quả, cành.

Phòng trừ: phun Boocđo, Zinep, Ridomil, Chanpion kết hợp với dầu khoáng. + Bệnh Sẹo: bệnh do nấm Elsinoe fawcetti gây ra phá hoại các bộ phận mềm của cành non, lá hoa và quả nhỏ.

Phòng trừ: cắt và đốt cành bệnh, diệt nguồn nấm bệnh qua Đông. Chú ý bảo vệ các đợt lộc non, quả non. Đầu mùa Hè cần phun Boocđo 1%, Zinep 0,5%.

+ Bệnh Greening: gây hại nặng trên cây cam và quýt. Cây bị bệnh cành nhỏ, cành tăm mọc chụm vào nhau, tán cây nhỏ lại, lá vàng và bé, lá có gân xanh thịt vàng, phiến lá con hình thìa, quả nhỏ chín khơng đều ít nước và chua, phầm chất kém, hạt lép nhiều và có màu nâu có khi có hiện tượng chảy nhựa.

Phịng trừ: hiện nay chưa có loại thuốc nào chữa bệnh này, vì vậy cần phải được áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau:

+ Trồng mới bằng giống sạch bệnh.

+ Chọn tổ hợp gốc ghép và mắt ghép chống chịu bệnh

+ Nếu phát hiện cây bị bệnh phải bỏ và đốt đi không để cây lan sang cây khỏe

+ Phun thuốc diệt trừ rầy chổng cánh là môi giới truyền bênh vàng lá Greening. Phun vào các đợt lộc non trong năm, mỗi đợt lộc cần phun 2 lần, lần 1 cần phun khi cây nhú lộc, lần 2 phun khi cây ra lộc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến sinh trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng của cam sành hàm yên tuyên quang (Trang 29 - 33)