- Quét vôi vào gốc cây ngăn sự cư trú của sâu bệnh.
3.3.3.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển
- Các chỉ tiêu về đặc điểm hình thái tán cây:
+ Chiều cao cây: đo từ vị trí mắt ghép tới đỉnh tán cao nhất (đơn vị: cm). Mỗi giống đo 30 cây, chia làm 3 lần nhắc lại, sau đó tính trung bình (định kỳ theo dõi 1 lần/tháng).
+ Đường kính tán: đo hai chiều vng góc theo hình chiếu tán cây, theo hai hướng Đông Tây và Nam Bắc (nếu tán khơng đều thì đo 3-4 lần) rồi lấy trị số trung bình (đơn vị: cm). Mỗi giống đo 30 cây, chia làm 3 lần nhắc lại, sau đó tính trung bình (theo dõi 1 lần/tháng).
+ Đường kính gốc: đo đường kính gốc tại vị trí phía trên cách mắt ghép 5cm. Mỗi giống đo 30 cây, chia làm 3 lần nhắc lại, sau đó tính trung bình (theo dõi 1 lần/tháng).
+ Chiều cao phân cành: đo từ vị trí mắt ghép tới điểm phân cành (đơn vị: cm). Mỗi giống đo 30 cây, chia làm 3 lần nhắc lại, sau đó tính trung bình (theo dõi 1 lần/tháng).
+ Dạng tán: quan sát trực tiếp hình dạng tán cây. - Các chỉ tiêu về đặc điểm hình thái lá:
+ Kích thước lá: đo chiều dài lá (đo từ cuống lá đến mút lá), chiều rộng
lá (đo chỗ rộng nhất của phiến lá) (đơn vị: cm), mỗi cây đo 3 lá rồi lấy trị số trung bình. Mỗi giống đo 30 cây, chia làm 3 lần nhắc lại.
+ Màu sắc và hình dạng lá: quan sát trực tiếp trên vườn. - Các chỉ tiêu về đặc điểm sinh trưởng lộc.
+ Thời gian xuất hiện lộc: được xác định khi có 10% số cây ra lộc. + Thời gian kết thúc lộc: được xác định khi có 80% cây ra lộc. + Chiều dài lộc thành thục: đo khi lộc ổn định (đơn vị tính: cm). + Số lá/lộc: đếm khi lộc phát triển tối đa (thành thục) (đơn vị: lá/lộc). + Số lộc/cây: đếm số lộc Thu, lộc Đông khi lộc thành thục (đơn vị: lộc).