Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 27 - 32)

Khả năng thu hút nguồn vốn FDI đối với mỗi quốc gia hay địa phương phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố, có thể kể đến là vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, hệ thống cơ sở hạ tầng, tình hình phát triển KT-XH trong và ngồi nước, sự ổn định an ninh – chính trị, mơi trường hành chính – pháp luật, những đặc trưng văn hóa, trình độ nguồn nhân lực và trình độ khoa học cơng nghệ.

1.5.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Các nhà đầu tư khi quyết định bỏ vốn của mình ra để tiến hành hoạt động kinh doanh sẽ khơng thể khơng xem xét vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên tại địa điểm đầu tư bởi yếu tố này tác động tới khả năng đem lại lợi nhuận của đồng vốn. Phần lớn nhà đầu tư nước ngoài đều phải tiến hành chuyên chở hàng hóa và dịch vụ giữa nơi sản xuất tới điểm tiêu thụ nên nếu vị trí thuận lợi sẽ giúp giảm chi phí vận chuyển, từ đó giảm giá thành, tăng lợi nhuận đồng thời hạn chế nhiều rủi ro trong quá trình vận tải. Về điều kiện tự nhiên, nếu quốc gia tiếp nhận đầu tư có nhiều điểm thuận lợi như tài nguyên phong phú, cung cấp đầu vào với giá rẻ thì càng hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngồi vì họ sẽ nhận được nguồn ngun liệu ổn định và với giá thấp.

1.5.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng

Nhắc đến hệ thống cơ sở hạ tầng thì giao thơng, bưu chính viễn thơng hay năng lượng là các yếu tố hết sức quan trọng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà đầu tư, vì vậy cũng gây ảnh hưởng tới FDI. Tại địa bàn đầu tư có điều kiện giao thơng thuận lợi sẽ đảm bảo nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa, máy móc thiết bị và nhiều hoạt động khác. Tuy nhiên, giao thơng thuận lợi chưa phải là tất cả vì trong quá trình đầu tư, hoạt động thơng tin liên lac, bưu chính viễn thơng phục vụ mục tiêu điều hành và quản lý dự án của nhà đầu tư rất quan trọng và cần thiết phải được đảm bảo. Ngoài ra, các nhu cầu về điện nước, chất đốt, … phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhà đầu tư và người lao động cũng khá lớn nên sự thuận lợi về cơ sở hạ tầng là ưu tiên hàng đầu của nhiều nhà đầu tư nước ngoài trong việc lựa chọn địa điểm đầu tư.

1.5.3. Tình hình phát triển kinh tế – xã hội trong và ngồi nước

Tình hình phát triển kinh tế – xã hội sẽ gây ảnh hưởng lớn tới hoạt động thu hút nguồn vốn FDI. Với quốc gia hoặc địa phương có tốc độ phát triển kinh tế cao, đời sống xã hội được cải thiện và sức mua tăng bao giờ cũng thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngồi. Cịn những nước có trình độ phát triển thấp hơn, các hoạt động kinh tế bị trì trệ, lạm phát, nghèo đói và khó khăn sẽ khơng khuyến

khích được các nhà đầu tư nước ngồi tìm đến ngoại trừ các hoạt động đầu tư phi lợi nhuận hoặc đầu tư bất hợp pháp.

Tương tự như vậy, tình hình phát triển kinh tế – xã hội bên ngồi quốc gia cũng có ảnh hưởng khơng nhỏ tới hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại nước tiếp nhận nguồn vốn này. Cụ thể là khi kinh tế thế giới phát triển nhanh, hoạt động đầu tư diễn ra sôi nổi, các sản phẩm và dịch vụ được tạo ra nhiều, sức mua thị trường tăng, đời sống của người dân ở nhiều nơi được nâng cao, … sẽ khuyến khích các nhà đầu tư thực hiện hoạt động FDI. Ngược lại, nếu nền kinh tế – xã hội thế giới rơi vào khủng hoảng tại một số khu vực trọng điểm thì sẽ có tác động dây chuyền và ảnh hưởng chung tới tất cả các quốc gia, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ sụt giảm do hiệu quả kinh doanh giảm và rủi ro đầu tư tăng cao.

1.5.4. Sự ởn định an ninh – chính trị quốc gia

Có thể nói sự ổn định an ninh – chính trị là yếu tố vơ cùng quan trọng, ảnh hưởng đến việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một quốc gia hoặc địa phương. Các nhà đầu tư khi quyết định đem vốn ra đầu tư nước ngồi ln đặt lên hàng đầu vấn đề ổn định chính trị của nước tiếp nhận đầu tư vì vốn FDI thường là dịng vốn lớn và dài hạn đồng thời hoạt động trong môi trường nước khác. Do đó, rủi ro là rất cao nếu tình hình an ninh – chính trị tại quốc gia khơng an tồn và ổn định. Phép thử đơn giản là khi nền chính trị nước tiếp nhận đầu tư gặp bất ổn, thường xuyên xảy ra đảo chính hay chiến tranh, biểu tình, bạo loạn,… thì mọi cam kết của Chính phủ đối với hoạt động đầu tư nước ngồi có thể khơng được thực hiện hoặc các chính sách khơng nhất qn do có sự thay đổi của Chính phủ sẽ gây cản trở và khó khăn rất lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài.

1.5.5. Mơi trường hành chính – pháp luật

Hệ thống bộ máy hành chính của một quốc gia rất rộng lớn, quản lý toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội với lực lượng đội ngũ cán bộ thừa hành và chấp hành ý chí của Nhà nước. Nếu bộ máy này hoạt động hiệu quả, thực hiện tốt vai trò quản lý quốc gia, đưa ra các cơ chế chính sách đúng đắn và hợp lý sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội và tạo ra được mơi trường đầu tư tốt, qua đó

hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngồi hơn là khi hệ thống chính quyền kém hiệu quả vì thu hút FDI bị hạn chế do những vướng mắc về hành chính, pháp luật tại quốc gia tiếp nhận đầu tư.

Bên cạnh bộ máy hành chính là hệ thống các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ và bảo vệ doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư. Nếu quốc gia có được cơ chế hợp lý, hỗ trợ nhà đầu tư trong nhiều vấn đề như cấp giấy phép đầu tư, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, tiếp cận vốn vay, đất đai và cơng nghệ, … đạt hiệu quả cao thì sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài hơn và hiệu quả sử dụng vốn FDI cũng sẽ ở mức độ cao. Đối với cấp địa phương trong nước thì có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Địa phương có chỉ số PCI xếp thứ hạng cao sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư hơn do có nhiều điểm ưu việt hơn so với các địa bàn khác.

1.5.6. Văn hóa

Sự đa dạng về văn hóa dân tộc cũng là yếu tố thu hút mạnh mẽ loại hình đầu tư nhất là vào các ngành cơng nghiệp du lịch và giải trí. Phong tục tập qn, trình độ dân trí, thói quen sinh hoạt và làm việc của người dân là một trong những điểm lưu ý đối với các nhà đầu tư khi quyết định đem vốn đầu tư tại một quốc gia khác, ảnh hưởng trực tiếp nhất đến loại hình đầu tư do nhà đầu tư muốn thành công cần phải “nhập gia tùy tục” mới đáp ứng được những yêu cầu thị trường tại nước sở tại.

1.5.7. Trình độ lao động và khoa học cơng nghệ

Sẽ là khơng có gì bàn cãi khi một quốc gia yếu kém về cơng nghệ khó thu hút được nhiều dự án FDI có hàm lượng chất xám cao. Vì trình độ khoa học cơng nghệ cịn thấp đồng nghĩa với việc lao động ít có năng lực sử dụng được máy móc thiết bị hiện đại. Đội ngũ nhân lực có kỹ thuật cao là điều kiện hàng đầu để một nước nghèo vượt qua được những hạn chế về tài nguyên thiên nhiên và trở nên hấp dẫn nhà đầu tư hơn. Sự lạc hậu về khoa học cơng nghệ sẽ khó lịng đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài, FDI bị thu hẹp.

Ngoài ra, ở mỗi quốc gia hay địa phương, trình độ của lực lượng lao động tại đây có ảnh hưởng lớn tới FDI vì yếu tố này quyết định tới năng suất lao động, hiệu quả quản lý lao động và các kế hoạch đào tạo nhân lực của các nhà đầu tư. Nơi nào có lực lượng lao động với trình độ thấp chiếm đa số, hệ thống giáo dục cịn nhiều điểm yếu thì đầu tư tại đó sẽ là gánh nặng đối với nhà đầu tư do các chi phí đào tạo tăng lên làm giảm hiệu quả đầu tư. Tất nhiên là vẫn thu hút được FDI nhưng hầu hết chỉ là vào những ngành nghề thâm dụng lao động hoặc gia cơng, khơng có giá trị gia tăng cao. Nếu quốc gia hoặc địa phương sở hữu lực lượng lao động có trình độ, cơ cấu ngành nghề đào tạo hợp lý, nền giáo dục được hỗ trợ đắc lực sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngồi trong các hoạt động của mình, thu hút nhiều dự án FDI hơn.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP TẠI HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2016 – 2021

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)