Thực trạng thu hút vốn FDI tại thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 – 2021

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 36 - 38)

2.1. Khái quát chung về sự phát triển kinh tế xã hội của Hà Nội

2.2.1. Thực trạng thu hút vốn FDI tại thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 – 2021

Trong thời gian qua Hà Nội đã thu hút được một lượng đáng kể vốn FDI vào địa bàn thành phố. Đứng vị trí thứ 3 trên cả nước về thu hút vốn ĐTNN, chiếm khoảng 17,4% số dự án và 8,7% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước. Lượng vốn đó góp phần tích cực vào thành cơng sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội thủ đơ và giúp Hà Nội nâng cao vị trí trong cả nước, xứng đáng là trung tâm kinh tế chính trị. Đầu tư nước ngồi vào Hà Nội đóng góp một một tỷ lệ khá cao vào các chỉ tiêu kinh tế xã hội. Các dự án FDI đã đóng góp tích cực trong việc tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội thủ đô, tăng vốn đầu tư xã hội, tăng thu ngân sách, mở rộng xuất khẩu, tạo việc làm, cải thiện cơ cấu kinh tế và góp phần vào chuyển giao thiết bị cơng nghệ tiên tiến. Ngồi thực hiện luật khuyến khích đầu tư trong và ngồi nước theo đúng quy định của Chính phủ, Hà Nội đã đưa vào một số chính sách khuyến khích tư vấn và đang được các nhà đầu tư ghi nhận, như cải tiến quy trình tiếp nhận dự án, bố trí nguồn ngân sách cho cơng tác xúc tiến.

Ngoài ra Hà Nội đã xây dựng bộ tiêu chí để sàng lọc, thu hút doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) phù hợp với đặc thù Thủ đơ về khả năng kinh tế, cơ sở hạ tầng hiện tại; tập trung thu hút các lĩnh vực công nghệ mới, công nghệ cao. Thành phố cũng chuẩn bị yếu tố đầu vào để đón đầu dịng vốn dịch chuyển; chuẩn bị đội ngũ lao động có tay nghề, mặt bằng sản xuất và các điều kiện về năng lực (đặc biệt là điện) để đón nhận các dịng vốn dịch chuyển sản xuất; tăng cường năng lực của doanh nghiệp trong nước để sẵn sàng tham gia chuỗi cung ứng và sản xuất tồn cầu. Thành phố Hà Nội đã có hợp tác đầu tư có chọn lọc để tái cơ cấu nền kinh tế; đã ưu tiên thu hút các dự án công nghệ cao, công nghệ mới, sử dụng và tạo năng lượng sạch, thân thiện cho môi trường; tập trung kêu gọi các dự án có quy mơ lớn, sản phẩm cạnh tranh cao tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đồn xun quốc gia, từ đó, nhận chuyển giao cơng nghệ, xây dựng, phát triển hệ thống các ngành, các doanh nghiệp phụ trợ của thành phố. Đặc biệt thành phố Hà Nội còn tạo ra thêm các kênh cạnh tranh, kênh chuyển

giao công nghệ thông qua liên kết sản xuất, tạo động lực cho các doanh nghiệp trong và ngồi nước tăng cường ứng dụng cơng nghệ mới và nâng cao chất lượng nhân sự. Xây dựng giải pháp mang tính chiến lược, tận dụng thời cơ để hợp tác đầu tư nước ngoài phù hợp với mục tiêu của thành phố.

Trong 2 năm 2016 và năm 2017, thành phố đã thu hút vốn FDI được 6,55 tỷ USD. Riêng năm 2017 thu hút FDI đạt 3,4 tỷ USD. Năm 2018 và năm 2019, Hà Nội đứng đầu cả nước về thu hút FDI, lần lượt đạt 7,5 tỷ USD và 8,4 tỷ USD - cao nhất sau hơn 30 năm đổi mới, hội nhập. Năm 2020, Thành phố Hà Nội đã thu hút gần 8,55 tỷ USD và năm 2021 đạt 7,223 tỷ USD, giảm so với năm 2019 và 2020. Trong đó phải kể đến một loạt dự án lớn đã được cấp phép trong giai đạn này là Dự án Nidec Chaun Choung Việt Nam (Nhật Bản) 174,5 triệu USD; Hanoi Lotte World Aquarium (Hàn Quốc) 47 triệu USD; Cơng trình văn phịng 29 Liễu Giai (Twin Peaks) tăng vốn 246 triệu USD;… Hiện nay vốn FDI của Hà Nội chủ yếu tập trung cho công nghiệp, chế biến, chế tạo, xây dựng, kinh doanh, bất động sản, dịch vụ. Lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Đặc biệt khu vực FDI chưa thể hiện khả năng tạo ra sự tăng trưởng việc làm trong dài hạn. Nguyên nhân một phần là do Hà Nội đang thiếu nhân lực quản lý trình độ cao, doanh nhân giỏi, lao động nghề trong khu vực mũi nhọn. Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, tỷ lệ doanh nhân, lao động trong lĩnh vực cơng nghệ cao cịn thấp. Vì thế khi tập trung thu hút các dự án FDI vào các lĩnh vực công nghệ cao (điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, cơ khí,…) Hà Nội đã đưa ra các chính sách hỗ trợ và đào tạo lao động kỹ thuật để tạo ra đội ngũ lao động chất lượng phục vụ cho sự phát triển của thành phố cũng như của đất nước.

Thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2016 - 2021 đã đưa ra nhiều chính sách thu hút FDI khá hiệu quả, khu vực kinh tế FDI đã có những bước phát triển quan trọng. Tuy vậy thực tế cho thấy việc thực thi chính sách thu hút FDI của Hà Nội vẫn còn gặp nhiều hạn chế, bất cập, phát sinh nhiều vấn đề mới cần tiếp tục nghiên cứu đổi mới, hồn thiện. Vì thế việc thu hút FDI dù có xu hướng tăng trong cả giai đoạn, nhưng chưa ổn định; hiệu quả đầu tư chưa tương xứng với tiềm năng của Thủ đô.

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)