Những thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 45 - 54)

2.2.2. Đánh giá tình hình thu hút vốn FDI vào Hà Nội giai đoạn 2016 – 2021.

2.2.2.1. Những thành tựu đạt được

Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) có nhiều bước phát triển nhanh chóng cả về quy mô và tốc độ. Theo đánh giá của các nhà đầu tư, ngoài các yếu tố hấp dẫn về thị trường, nhân lực, hạ tầng, trong thời gian gần đây, Hà Nội đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ về thủ tục đầu tư, nhất là thủ tục đất đai, kết nối với hạ tầng các tỉnh miền Bắc đang được hoàn chỉnh. Nguồn vốn đầu tư vào Hà Nội dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên, hiện đang có rất nhiều nhà đầu tư lớn đang trình dự án đầu tư tại Hà Nội. Hà nội đã chú trọng công tác xúc tiến, xây dựng thương hiệu, quảng bá hình ảnh Thủ đơ nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư cũng như phát triển thương mại và du lịch. Các chương trình, hoạt động xúc tiến đầu tư thời gian qua đã góp một phần quan trọng trong kết quả phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, đặc biệt năm 2016 Thành phố đã tập trung chỉ đạo, cơng tác này đã có những chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.

Bên cạnh đó, Hà Nội cịn thu hút FDI bởi chế độ ưu đãi các nhà đầu tư ngày càng hấp dẫn. Hiện tại, thời gian cấp phép đã được rút ngắn từ 60 ngày xuống còn 25 ngày. Với các dự án khuyến khích thì phía đối tác chỉ mất 20 ngày thay vì 45 ngày chờ đợi như trước; trường hợp đặc biệt có thể được cấp trong 2-3 ngày. Thành phố sẽ tiếp tục đơn giản hóa thủ tục cấp phép với 5 tiêu chí thẩm định dự án, thay vì 26 tiêu chí như trước. Ngoài ra, một số cơ chế miễn giảm tiền thuê đất. Thuế thu nhập cũng sẽ được đề ra nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp tập trung vốn. Bên cạnh đó, thành phố cịn chủ động giải tỏa trước một số khu vực dự định đón đầu tư, sau đó mời các chủ đầu tư dự án tham gia.

Trong giai đoạn 2016 - 2021, Hà Nội đã thu hút được một lượng đáng kể vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi. Lượng vốn đó đã đóng góp tích cực vào thành cơng sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Hà Nội, thể hiện:

(1) Góp phần tăng trưởng kinh tế trên cả góc độ đóng góp cho tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế, góp phần gia tăng tổng đầu tư xã hội, tăng trưởng GRDP;

(2) Đóng góp cơ bản trong tỷ trọng gia tăng nhanh giá trị xuất khẩu;

(3) Tạo hiệu ứng lan tỏa về công nghệ, nâng cao trình độ, năng lực sản xuất, kinh doanh và quản lý đối với các doanh nghiệp trong nước;

(4) Tạo sức ép cạnh tranh mạnh mẽ hơn trong từng ngành, làm động lực cho các doanh nghiệp trong nước cải tiến công nghệ, thay đổi mẫu mã, chất lượng sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế;

(5) Tạo thêm việc làm ổn định và đào tạo kỹ năng cho người lao động; (6) Tác động mạnh mẽ tới sự phát triển và sự chuyển dịch cơ cấu ngành của 3 lĩnh vực (công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ, nơng nghiệp);

(7) Góp phần thúc đẩy cải cách hành chính, cải thiện mơi trường đầu tư kinh doanh trong nước, xây dựng và hoàn thiện đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước phục vụ nhà đầu tư, doanh nghiệp;

(8) Góp phần xây dựng đơ thị văn minh, hiện đại với các cơng trình thương mại, dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế, tiêu biểu như: Tổ hợp nhà ở, thương mại, dịch vụ Keangnam cao 72 tầng; Trung tâm thương mại, khách sạn Lotte cao 65 tầng; Trung tâm thương mại Aeonmall; các khách sạn 5 sao quốc tế: Metropole, Hilton, Sheraton,…

Các dự án đầu tư nước ngồi cịn đóng góp tích cực cho ngân sách thành phố Hà Nội, số thu ngân sách tăng dần đều qua các năm, năm sau cao hơn năm trước, trung bình trên 10% so với số thu từ trên địa bàn toàn thành phố Hà Nội. Giai đoạn 2016 đến nay, doanh nghiệp ĐTNN đóng góp 5,06 tỷ USD (năm 2018, thực hiện 1.330 triệu USD, chiếm 10,04% tổng thu ngân sách thành phố Hà Nội; năm 2019, chiếm 10,08% tổng thu ngân sách thành phố Hà Nội, năm 2020, chiếm 10,05% tổng thu ngân sách thành phố Hà Nội; năm 2021, chiếm 10,02 % tổng thu ngân sách thành phố Hà Nội).

Các doanh nghiệp ĐTNN đã góp phần quyết định nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong một số lĩnh vực, góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của thành phố. Trong nhiều năm qua, Hà Nội vẫn nhập siêu với tỷ lệ khá cao so với kim ngạch xuất khẩu, nhưng trong vài năm trở lại đây đã có xu hướng giảm nhập siêu. Trong 3 thành phần kinh tế, các doanh nghiệp ĐTNN có mức nhập siêu thấp nhất và cũng là thành phần kinh tế

duy nhất xuất siêu, góp phần tạo cân bằng cho cán cân thương mại của thành phố Hà Nội.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài bổ sung nguồn vốn quan trọng trong đầu tư phát triển kinh tế.

Trong giai đoạn từ năm 2015-2019, tỷ trọng FDI trong tổng vốn đầu tư phát triển xã hội của thành phố Hà Nội là khơng q cao ( trung bình 10,5-11%) nhưng nó vẫn chiếm một vai trị đáng kể trong việc tạo ra nguồn vốn quan trọng cho đầu tư, phát triển. Không chỉ là vốn đầu tư trực tiếp cho các dự án, vốn FDI còn thúc đẩy các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác trong việc huy động vốn đầu tư phát triển, sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn tài nguyên ( như nhà xưởng, đất đai,…) của các doanh nghiệp trong nước. FDI góp phần trực tiếp phục hồi và phát triển một số ngành nghề của Hà Nội như công nghiệp chế biến sản xuất; bất động sản, xây dựng,… đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác như: Giao thông vận tải, thông tin liên lạc, du lịch dịch vụ…

Bảng 2.6. Đóng góp của khu vực FDI vào tổng vốn đầu tư phát triển của Hà Nội

Năm Vốn thực hiện FDI (tỷ VND)

Vốn đầu tư phát triển của toàn Thành phố (tỷ VNĐ) Tỷ lệ (%) 2015 26.954 252.685 10,7 2016 27.590 278.880 9,8 2017 29.632 308.219 9,6 2018 32.067 340.778 9,4 2019 43.869 385.313 11,38

Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội

 FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố theo hướng

cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

Sau hơn 20 năm xây dựng và phát triển, các KCN, KCX của Hà Nội đã có những đóng góp khơng nhỏ cho phát triển kinh tế, xã hội Thủ đô. Hiện Hà Nội đã

và đang phát triển 17 KCN, khu công nghệ cao với tổng diện tích gần 3.500ha. Trong đó, 9 KCN với tổng diện tích 1,264 ha đang hoạt động ổn định. Tỷ lệ lấp đầy trên 95% đất công nghiệp gồm các KCN Thăng Long-Nội Bài; Thạch Thất- Quốc Oai; Nam Thăng Long; Sài Đồng B; KCN Hà Nội-Đài Tư; Quang Minh I; Phú Nghĩa; Khu công viên công nghệ thơng tin...Nhờ đó tình hình thu hút đầu tư vào KCN, KCX đạt những kết quả khả quan, tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp đã đầu tư thực hiện tăng vốn đầu tư mở rộng.

Cụ thể, năm 2018, các KCN trên địa bàn Thành phố đã thu hút đầu tư được 21 dự án đầu tư mới gồm có 11 dự án FDI vốn đăng ký 13,9 triệu USD và 10 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký 1.345 tỷ đồng; 28 dự án mở rộng vốn đăng ký 462,5 triệu USD và 106 tỷ đồng. Trong đó lĩnh vực thu hút đầu tư lớn nhất là điện tử và cơ khí với dự án của Công ty điện tử Meiko Việt Nam đăng ký tăng thêm 200 triệu USD; Công ty Denso vốn đăng ký tăng thêm 120 triệu USD; Công ty Sumitomo Heavy vốn đăng ký tăng thêm 50 triệu USD; dự án dịch vụ bãi đỗ xe của Công ty Him Lam BC tại KCN Sài Đồng B vốn đăng ký 695 tỷ đồng.

Cũng trong thời gian qua, đã có 23 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào các KCN Hà Nội, trong đó những quốc gia có tỷ trọng vốn lớn như: Nhật Bản là quốc gia đứng đầu với số vốn đăng ký chiếm 54%, Trung Quốc, Hồng Kông chiếm 14,8% tổng vốn đăng ký FDI. Nhiều dự án có quy mơ vốn lớn từ 100 đến hơn 300 triệu USD, sử dụng công nghệ cao của các hãng Canon, Panasonics, Yamaha, Meiko,...

Lũy kế đến ngày 31/12/2019, các KCN đã thu hút đầu tư được 6 dự án đầu tư mới với vốn đăng ký 1,9 triệu USD và 65 tỷ đồng; 10 dự án mở rộng vốn đăng ký 44,9 triệu USD và 240 tỷ đồng. Số dự án dự phát đến nay là 649 dự án, trong đó có 333 dự án đầu tư trực tiếp nước ngồi, vốn đăng ký gần 5,9 tỷ USD; 316 dự án đầu tư trong nước, vốn đăng ký trên 15.000 tỷ đồng. Dự kiến thu hút đầu tư cả năm 2019 đạt 400 triệu USD quy đổi.

 FDI góp phần mở rộng thị trường, làm gia tăng kim ngạch xuất nhập

khẩu của Hà Nội

Trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI liên tục tăng. Nếu như năm 2015, giá trị xuất khẩu của khu vực FDI đạt 11.348 triệu USD thì 3 năm sau, năm 2018, giá trị xuất khẩu của khu vực này là 14.233 triệu USD ( tăng gần 3000 triệu USD ) . Năm 2019 vừa qua, khu vực FDI đã đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu của thành phố một lượng là 16.739 triệu USD.

Bảng 2.7. Đóng góp của khu vực FDI vào tổng kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội giai đoạn 2015-2019

Năm

Trị giá xuất khẩu của khu vực FDI ( triệu

USD)

Giá trị xuất khẩu của cả thành phố ( triệu USD) Tỷ lệ (%) 2019 6.772 16.739 40,4 2018 6.666 14.233 46,8 2017 6.033 11.779 51,2 2016 5.284 10.613 49,7 2015 5.626 11.348 49,5

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội

Biểu 2.3. Đóng góp của khu vực FDI vào giá trị xuất khẩu toàn thành phố

Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 2015 2016 2017 2018 2019

Trị giá xuất khẩu của khu vực FDI (triệu USD) Giá trị xuất khẩu của cả thành phố (triệu USD)

Ta có thể thấy rằng, tuy gia tăng về lượng, những tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI trong tổng kim ngạch có sự thay đổi qua từng năm: Năm 2015, khu vực FDI chiếm 49,5 % tổng kim ngạch xuất khẩu của thành phố, và năm 2016 cũng có tỷ lệ gần tương đương (49,7%). Đến năm 2017 tỷ lệ này là 51,02% tăng so với hai năm trước. Tuy nhiên, trong hai năm 2018 có sự sụt giảm rất lớn khi trị giá xuất khẩu của thành phố chỉ đóng góp khoảng 46,8% và 40,4% tổng giá trị xuất khâu của thủ đô. Điều này cho thấy, cơ cấu xuất khẩu của thành phố đang chuyển dịch sang xuất khẩu từ những khu kinh tế trong nước khơng cịn phụ thuộc vào khu vực có nguồn vốn nước ngồi nữa.

FDI góp phần chuyển giao và nâng cao năng lực công nghệ mới cho nền kinh tế, góp phần tăng nhanh năng suất lao động ở Hà Nội

Là một nước đang phát triển, chuyển giao cơng nghệ thơng qua các dự án FDI đóng vai trị rất quan trọng, nó cho phép Việt Nam xóa bỏ và rút ngắn khoảng cách lạc hậu về công nghệ với các nước công nghiệp phát triển. Mặt khác, thơng qua hoạt động FDI, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất hiện những kỹ thuật và công nghệ hiện đại, điều này tạo áp lực cạnh tranh buộc các doanh nghiệp trong nước phải cải tiến kỹ thuật, cơng nghệ, góp phần nâng cao trình độ cơng nghệ chung cho tồn bộ nền kinh tế.

Để đánh giá hoạt động chuyển giao công nghệ thông qua các dự án FDI, có thể xem xét trong những lĩnh vực cụ thể sau:

Thứ nhất, trong ngành công nghiệp, theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì những cơng nghệ trong lĩnh vực này hiện đang được sử dụng tại các dự án có vốn FDI đều là những công nghệ hiện đại hơn nhiều so với cơng nghệ vốn có của thành phố trước khi có sự xuất hiện của FDI. Cụ thể là các nhà đầu tư nước ngoài đã chuyển giao tại Hà Nội trang thiết bị phòng cháy chữa cháy, trang thiết bị cứu nạn cứu hộ, hệ thống thu hồi điện, hệ thống quan trắc môi trường tự động, lien tuc… Đi kèm với những công nghệ hiện đại này là những dây chuyền sản xuất tương đối hiện đại trên thế giới.

Thứ hai, trong ngành xây dựng, các dự án đầu tư nước ngồi vào Hà Nội thơng qua lĩnh vực này chiếm tỷ lệ khá hạn chế. Những dự án với số lượng nhỏ trong lĩnh vực này đã góp phần đẩy mạnh, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng tại địa bàn thủ đô.

Thứ ba, trong ngành dịch vụ, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực này không được tiến hành mạnh mẽ như đối với lĩnh vực công nghiệp. Chuyển giao công nghệ trong ngành dịch vụ được chủ yếu thực hiện thông qua lĩnh vực kinh doanh khách sạn, khu vui chơi giải trí, các câu lạc bộ, sịng bạc… Tuy số lượng dự án không nhiều nhưng đã xuất hiện nhiều dự án đầu tư với quy mơ lớn của các tập đồn lớn tại Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản,… Những dự án trong lĩnh vực này góp phần vào q trình chuyển giao cơng nghệ, trình độ quản lý, kinh doanh khách sạn cho phía đối tác Việt Nam và tạo nên hiệu ứng cho các thành phần kinh tế khác cùng kinh doanh lĩnh vực này.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng lao động của thành phố.

a. Vấn đề giải quyết việc làm

Kể từ khi có họat động đầu tư trực tiếp nước ngồi vào thành phố, khơng những số lượng việc làm được giải quyết tăng lên nhanh chóng mà cịn có sự tạo hiệu ứng tích cực đối với vấn đề giải quyết việc làm gián tiếp.

Thứ nhất, trong việc trực tiếp tạo việc làm, có thể thấy lực lượng lao động

trong các dự án FDI tăng lên hàng năm. Những năm sau đó, số lượng lao động được tạo ra từ khu vực này đã tăng lên nhanh chóng cùng với sự phát triển của hoạt động FDI của Hà Nội đặc biệt tại các khu cơng nghiệp. Có thể nói, hoạt động FDI đã thu hút được một lượng lao động khá lớn, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động

Thứ hai, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động của khu vực FDI

thông qua tác động gián tiếp. Cùng với sự phát triển của khu vực FDI, một số khu vực sản xuất và cung ứng sản phẩm ,dịch vụ cho khu vực này thuộc các thành phần kinh tế khác cũng phát triển theo. Các thành phần kinh tế khác phát triển sẽ nâng cao khả năng tạo việc làm cho người lao động. Hiện nay, với chính sách tăng

dần tỷ lệ nội địa hóa trong các doanh nghiệp có vốn FDI như cơng nghiệp chế tạo xe động cơ, giày da, may mặc, phân phối tiêu thụ sản phẩm… đã hình thành một số doanh nghiệp vệ tinh cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho các doanh nghiệp FDI. Do đó, số lượng lao động được tuyển dụng tăng lên, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp của thành phố.

b. Vấn đề nâng cao chất lượng lao động

Có thể khẳng định, chất lượng lao động trong khu vực FDI cao hơn hẳn so với các thành phần kinh tế khác. Thông qua hoạt động FDI, người lao động được đào tạo, nâng cao năng lực quản lý, trình độ khoa học, cơng nghệ, đủ sức thay thế chuyên gia nước ngoài. mặt khác, người lao động được làm việc trong mơi trường làm việc an tồn, vệ sinh; được rèn luyện tác phong lao động cơng nghiệp và thích ứng dần với cơ chế lao động mới.

c. Vấn đề nâng cao thu nhập cho người lao động

Hoạt động FDI đã mang lại một bộ phận thu nhập đáng kể cho người lao động . Hiện nay, mức lương bình quân của khu vực FDI là 6,3 triệu đồng/người/tháng. Lương tối thiểu của người lao động trong khu vực FDI của thành phố là hơn 4,4 triệu VND/người/tháng và cao nhất có thể lên đến 9 chữ số

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 45 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)