Hạn chế trong thu hút vốn FDI vào thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 54 - 58)

2.2.2. Đánh giá tình hình thu hút vốn FDI vào Hà Nội giai đoạn 2016 – 2021.

2.2.2.2. Hạn chế trong thu hút vốn FDI vào thành phố Hà Nội

Bên cạnh những kết qủa đạt được về mặt kinh tế - xã hội trong thu hút vốn FDI vào thành phố Hà Nội, cũng cịn có những bất cập nảy sinh cần phải khắc phục như:

Sự yếu kém trong công tác quy hoạch là nguyên nhân dẫn đến những bất hợp lý về cơ cấu đầu tư từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

Đối với Hà Nội trong một thời gian thu hút đầu tư nước ngồi đã có những hạn chế bộc lộ trong cơ cấu đầu tư: cơ cấu ngành đầu tư tuy đã phần nào phản ánh việc thực hiện đúng đắn định hướng phát triển kinh tế xã hội của Hà Nội theo định hướng cơng nghiệp hóa hiện đại hóa nhưng cơ cấu dự án vẫn chưa hợp lý, chưa khai thác được các dự án vào những ngành kinh tế mũi nhọn có lợi thế so sánh

sẵn có của Hà Nội. Cơ cấu vốn đầu tư cho du lịch dịch vụ - ngành mà Hà Nội có nhiều lợi thế cịn thấp

Đặc biệt có rất ít dự án đầu tư cho nơng nghiệp và các sản phẩm chế biến từ nguyên liệu nông nghiệp phục vụ tiêu dùng trong nước.

Việc thu hút đầu tư nước ngồi vào khu cơng nghiệp, khu chế xuất đã được cải thiện rất nhiều trong những năm gần đây cịn gặp nhiều khó khăn, hệ số cho thuê đất quá thấp, mới chỉ đạt khoảng 15% so với nhu cầu “ lấp đầy” khu công nghiệp, khu chế xuất hiện có.

Việc quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội ngoài hàng rào khu công nghiệp như nhà ở trường học, cơ sở khám chữa bệnh, giao thông vận tải… chưa được tiến hành theo đúng yêu cầu do thiếu vốn đầu tư. Đây cũng là nguyên nhân hạn chế sự hấp dẫn nhà đầu tư nước ngồi đến với khu cơng nghiệp Hà Nội. Những nội dung nêu trên thể hiện hạn chế trong công tác quy hoạch cụ thể về chiến lược hoạt động đầu tư nước ngoài lâu dài trên địa bàn thành phố.

Những hạn chế trong công tác lựa chọn đối tác đầu tư

Thực tế những năm gần đây cho thấy công tác lựa chọn đối tác đầu tư ở Hà Nội còn yếu kém, khơng có được những thơng tin nhiều chiều cũng như không kịp thời sàng lọc các đối tác đầu tư. Kết quả của điều này là việc tồn tại một số dự án đã được cấp giấy phép nhưng không tiến hành triển khai hoặc chậm tiến độ gây ảnh hưởng đến đời sống người lao động ở doanh nghiệp tham gia vào liên doanh, tác động đến tư tưởng của người dân trong thành phố về hình thức đầu tư nước ngồi. Có thể kể đến tiêu biểu nhất là Dự án Đường cao tốc trên cao Cát Linh-Hà Đông (Trung Quốc),…

Trước đây, phần lớn nhà đầu tư nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tới Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đều chủ yếu do họ tự tìm đến mà trước đó họ chưa có được những thơng tin cần thiết về môi trường đầu tư của Việt Nam và Hà Nội. Tình trạng thiếu thơng tin phần nào làm giảm sút nhiệt tình của nhà đầu tư nước ngồi khi muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Mặc khác, do khơng có những thơng tin chính thức nhà đầu tư nước ngồi phải tìm kiếm những nguồn thơng tin từ đài báo nước ngồi và những nhà đầu tư nước ngoài đã và đang

đầu tư tại Việt Nam. Trong số đó, có khơng ít những nguồn thơng tin thiếu chính xác khơng khách quan, có dụng ý xấu với ý đồ phá hoại môi trường đầu tư của Việt Nam và Thành phố.

Trong những năm gần đây, công tác xúc tiến đầu tư của Hà Nội đã có nhiều phát triển đáng kể. Website chính thức của Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội đã trở thành nhịp cầu gắn kết giữa các doanh nghiệp Hà Nội và các nhà đầu tư nước ngồi muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư tại đây. Các cuộc vận động xúc tiến đầu tư của đoàn lãnh đạo Hà Nội và Sở kế hoạch và đầu tư đến EU, Nhật Bản… đã được tiến hành. Nhưng nhìn chung, kết quả của công tác vận động và xúc tiến đầu tư vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cuả Thành Phố.

Cạnh tranh với doanh nghiệp trong nước

Doanh nghiệp FDI do có lợi thế về vốn, cơng nghệ và trình độ tổ chức sản xuất khi đầu tư vào Hà Nội đã trở thành một trong những đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của doanh nghiệp trong nước. Các doanh nghiệp trong nước do kém lợi thế hơn nên dần bị thu hẹp quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm, thậm chí trong nhiều trường hợp đã bị phá sản. Doanh nghiệp trong nước phá sản có thể gây ảnh hưởng đến tình hình kinh tế xã hội, đặc biệt là làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp cho người lao động.

Hạn chế trong chuyển giao công nghệ

Chuyển giao cơng nghệ từ nước ngồi vào Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng thời gian qua vẫn chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng. Hoạt động chuyển giao cơng nghệ từ nước ngồi vào thành phố chủ yếu thông qua các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), hợp đồng nhập khẩu dây chuyền thiết bị công nghệ giữa các doanh nghiệp trong nước và nhà cung cấp nước ngoài. Tuy nhiên, các dự án FDI chủ yếu tập trung vào lắp ráp, gia công, tỷ lệ nội địa hóa cịn thấp, giá trị tạo ra khơng cao. Đây đang là khó khăn đối với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.

Tỷ lệ các dự án FDI có sử dụng cơng nghệ cao, cơng nghệ nguồn cịn thấp, việc chuyển giao công nghệ vào Hà Nội còn hạn chế. Các đối tác như Hoa Kỳ, EU có trình độ cơng nghệ tiên tiến, hiện đại và công nghệ nguồn nhưng tỷ trọng

các dự án đầu tư vào Hà Nội của những đối tác này cịn ít. Cơng nghệ chuyển giao vào Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng thường là những công nghệ cũ hoặc lạc hậu. Nhất là trong thời kỳ đầu, chính sách chuyển giao cơng nghệ của Việt Nam còn hạn chế, cơ chế giám sát của cán bộ Việt Nam cịn yếu kém nên cơng nghệ nhập khẩu về Hà Nội là công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường và tốn kém trong việc thay thế hoặc mua mới.

Một số hạn chế về mặt xã hội

Một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi khơng thực hiện những quy định của pháp luật về việc sử dụng người lao động là người Việt Nam; như kéo dài thời gian học nghề, trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định, không thực hiện đúng chế độ bảo hiểm xã hội, kéo dài thời gian lao động trong ngày, thậm chí có những hành động trái với pháp luật và đạo lý. Trong khi đó nhiều người lao động khơng nắm được quy định của pháp luật cộng thêm việc thiếu các tổ chức cơng đồn các cán bộ Việt Nam không bảo vệ được quyền lợi chính đáng của người lao động…Ngồi ra thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp FDI có sự chênh lệch rất cao giữa người lao động trực tiếp ( mức lương trung bình 6,3 triệu VND/ tháng) với người quản lý ( 250 triệu VND/ tháng). Đó chính là ngun nhân chủ yếu nảy sinh các tranh chấp về lao động trong các doanh nghiệp FDI

Ngồi ra cịn có thể kể đến một số hạn chế khác như: hiện tượng chuyển giá, trốn thuế của doanh nghiệp FDI, sự phụ thuộc vào vốn, công nghệ cũng như thị trường cuả các công ty lớn, tạo ra sự phát triển giả tạo, sự chảy máu chất xám và tài nguyên, sự can thiệp về kinh tế, chính sách của nhà đầu tư nước ngồi…

Tóm lại, trong 30 năm đổi mới của thành phố, việc thu hút đầu tư trực tiếp

nước ngoài đã thu được những thành tựu đáng ghi nhận góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế- xã hội của nước ta. Nhưng không tách biệt khỏi quỹ đạo chung của xu thế quốc tế hóa hiện nay, việc tiếp nhận FDI trong một chừng mực nào đó có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực trên cả hai khía cạnh kinh tế và xã hội. Thành cơng hay hạn chế, cơ hội hay thách thức, điều đó là tùy thuộc và cách quản lý cũng như những giải pháp từ phía nhà nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)