Khả năng cạnh tranh của thành phố Hà Nội thông qua chỉ số PCI

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 34 - 36)

2.1. Khái quát chung về sự phát triển kinh tế xã hội của Hà Nội

2.1.3. Khả năng cạnh tranh của thành phố Hà Nội thông qua chỉ số PCI

Để đánh giá được khả năng cạnh tranh của một tỉnh , thành phố thì dựa trên chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hay PCI là chỉ số được xây dựng nhằm đánh giá môi trường kinh doanh, chất lượng điều hành kinh tế và các nỗ lực cải cách hành chính của chính quyền tỉnh, thành phố của Việt Nam.

Một địa phương được coi là có chất lượng điều hành tốt khi có: - Chi phí gia nhập thị trường thấp;

- Tiếp cận đất đai dễ dàng và sử dụng đất ổn định;

- Tính minh bạch trong mơi trường kinh doanh và thơng tin kinh doanh được công khai;

- Chi phí thời gian, thanh tra, kiểm tra và thực hiện các quy định, thủ tục hành chính nhanh chóng;

- Mơi trường cạnh tranh bình đẳng;

- Chính quyền năng động, sáng tạo trong giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp; - Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, chất lượng cao;

- Chính sách đào tạo lao động tốt;

- Thiết chế pháp lý, thủ tục giải quyết công bằng, hiệu quả.

Theo báo cáo xếp hạng PCI, kết quả chỉ số PCI của Thành phố Hà Nội từ năm 2016 - 2021.

Bảng 2.1: Chỉ số PCI của Hà Nội từ năm 2016 – 2021

Năm Điểm tổng hợp Kết quả xếp hạng

2016 60.74 14

2017 64.71 13

2018 65.40 9

2019 68.80 9

Năm Điểm tổng hợp Kết quả xếp hạng

2021 68.60 10

Nguồn: Báo cáo xếp hạng PCI

https://www.pcivietnam.vn/bang-xep-hang

Qua kết quả đánh giá xếp hạng PCI của VCCI qua các năm, cho thấy Hà Nội đã làm rất tốt công việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi. Có thể thấy rằng Hà Nội có những lợi thế so sánh để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài như: vị trí địa lý, nguồn nhân lực,… Hà Nội nên cần phát huy thêm, khắc phục những hạn chế trong môi trường kinh doanh như: hỗ trợ doanh nghiệp, tính minh bạch, tính năng động,… Mặc dù kết quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài đã đạt mức tăng trưởng tương đối cao nhưng vẫn chưa hoàn toàn xứng với tiềm năng của thành phố.

Đại dịch Covid-19 đã và tiếp tục có những tác động tiêu cực tới nền kinh tế thế giới, theo dự báo của IMF, kinh tế tồn cầu sẽ suy thối, tăng trưởng -3% năm 2020, thấp nhất trong vòng 90 năm trở lại đây. Một số nền kinh tế đối tác chính của Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn chưa từng có dẫn đến ngưng trệ các hoạt động ngoại thương, đứt gãy chuỗi cung ứng, gia tăng chi phí tồn cầu… dẫn đến thay đổi tư duy, quan điểm đầu tư và chuyển dịch sản xuất để không quá lệ thuộc vào Trung Quốc (vốn được coi là trung tâm của chuỗi cung ứng toàn cầu). Điều này đã mở ra những cơ hội và thách thức của Việt Nam trong việc chuẩn bị các điều kiện để đón nhận làn sóng mới này.

Theo cơng bố của VCCI ngày 05/5/2020, chỉ số PCI của Hà Nội tăng 3,4 điểm, xếp thứ 9/63 tỉnh, thành phố. Thu hút FDI đóng góp vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế Hà Nội trong 30 năm qua. Đến nay vốn đầu tư FDI còn hiệu lực tại Hà Nội đạt 43.637 triệu USD, đứng thứ 2 trên toàn quốc với 19,42% số dự án; 9,61% vốn đầu tư đăng ký và 8,4% vốn giải ngân so với cả nước. Vốn thực hiện lũy kế đạt 26.195 triệu USD (đạt 60,03% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực). Trong 02 năm, Hà Nội liên tiếp dẫn đầu cả nước trong thu hút FDI với vốn đăng ký 7,5 tỷ USD (2018) và 8,669 tỷ USD (2019). Năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch toàn cầu, Hà Nội dự kiến phấn đấu thu hút khoảng 5 tỷ USD.

2.2. Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thành phố Hà Nội.

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)