Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 18 đến năm 2030 (Trang 25)

5. Bố cục khóa luận tốt nghiệp

1.5 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính doanh nghiệp

1.5.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn và tài sản

Cơ cấu nguồn vốn là chỉ tiêu quan trọng phản ánh tỷ trọng của từng bộ phần nguồn vốn trên trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp. Nguồn vốn hay nguồn hình thành, nguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp bao gồm nhiều nguồn khác nhau nhưng có thể quy về hai nguồn chính là VCSH và nợ phải trả. Phân tích tình hình biến động cơ cấu nguồn vốn cho thấy tình hình huy động cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao của doanh nghiệp là vốn vay hay VCSH, qua đó đánh giá được tiềm năng phát triển của doanh nghiệp.

Phân tích cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp được thực hiện bằng cách tính tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp theo công thức:

Tỷ trọng từng nguồn vốn = Giá trị của từng bộ phận nguồn vốn

Tổng nguồn vốn × 100%

Cơ cấu tài sản là chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng tài sản doanh nghiệp. Xét theo tính chất và thời gian luân chuyển, tài sản doanh nghiệp được chia thành tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Phân tích biến động và kết cấu của tài sản cho thấy được doanh nghiệp đến từ nguồn nào. Phân tích cơ cấu tài sản được thực hiện bằng cách tính tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản của doanh nghiệp theo công thức:

Tỷ trọng từng tài sản trong tổng tài sản = Giá trị của từng bộ phận tài sản

Tổng số tài sản × 100% Căn cứ vào tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản, có thể đánh giá được tính hợp lý và xu hướng biến động của cơ cấu tài sản. Qua đó, thấy được sự biến động các bộ phận tài sản của doanh nghiệp đồng thời phản ánh loại tài sản nào đang chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản.

Đối với tổng tài sản: Hiệu suất sử dụng tổng tài sản là chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Thơng qua hệ số này có

16

thể biết được với mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Để kết luận được chính xác về mức độ hiệu quả của việc sử dụng tài sản của một doanh nghiệp cần so sánh hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp đó với hiệu suất sử dụng tài sản bình qn của ngành. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản được xác định:

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Tổng tài sản bình qnDT thuần (lần)

1.5.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh

1.5.2.1 Đánh giá tình hình doanh thu

Theo hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14: “Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động kinh doanh, sản xuất thơng thường của doanh nghiệp, góp phần làm phát triển vốn chủ sở hữu”.

Tốc độ tăng trưởng doanh thu là chỉ tiêu dùng để đánh giá tốc độ tăng trưởng doanh thu của một doanh nghiệp, thể hiện phần trăm thay đổi doanh thu của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian cụ thể và được đưa ra trong bối cảnh nhất định. Đây là chỉ số quan trọng, giúp doanh nghiệp nắm được kết quả kinh doanh trong một thời gian nhất định, qua đó xem xét cơ hội đầu tư trong tương lai. Tốc độ tăng trưởng doanh thu trong một năm được tính theo cơng thức:

Tốc độ tăng trưởng doanh thu năm n = DT năm n - DT năm (n-1)

DT năm (n-1) × 100%

1.5.2.2 Đánh giá tình hình lợi nhuận

Lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp đó đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh để đạt được mức doanh thu ấy. Lợi nhuận được coi là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó chính là cơ sở, là nền tảng để đánh giá hiệu quả kinh tế từ hoạt động của các doanh nghiệp.

17

Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận năm n = Lợi nhuận năm n - lợi nhuận năm (n-1)

Lợi nhuận năm (n-1) × 100%

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận sau thuế

DT thuần × 100% Tỷ trọng lợi nhuận hoạt động i = Lợi nhuận hoạt động i

Tổng lợi nhuận × 100%

1.5.2.3 Đánh giá tình hình chi phí

Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của tồn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định. Trong điều kiện giá cả thường xuyên biến động thì việc xác định chính xác các khoản chi phí tính vào giá thành sản phẩm, giúp doanh nghiệp bảo toàn vốn theo yêu cầu của chế độ quản lý kinh tế.

Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình chi phí của cơng ty: Tỷ suất chi phí bán hàng trên doanh thu

= Chi phí bán hàng

Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ × 100% Tỷ suất chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu

= Chi phí quản lý doanh nghiệp

Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh × 100% Tỷ suất chi phí tài chính trên doanh thu = Chi phí tài chính

Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh × 100%

1.5.3 Nhóm chỉ tiêu đánh giá năng lực hoạt động

Các chỉ tiêu phản ánh về năng lực hoạt động được sử dụng để đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Năng lực hoạt động của doanh nghiệp được xác định qua các chỉ số:

Số vòng quay nợ phải thu = Doanh thu thuần

Bình quân nợ phải thu ngắn hạn của khách hàng (vòng) Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán

Hàng tồn kho bình qn (vịng) Số vòng quay tài sản lưu động = Doanh thu thuần

18

Số vòng quay tài sản cố định = Doanh thu thuần

Tài sản cố định bình quân (vịng) Kỳ thu tiền bình qn = 365

Số vịng quay khoản phải thu (ngày) Kỳ tồn kho = 365

Số vịng quay HTK (ngày)

1.5.4 Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán

Để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, chúng ta cần chú ý đến hệ số khả năng thanh tốn tổng qt hay cịn gọi là hệ số khả năng thanh toán hiện hành. Chỉ số này phản ánh tổng quát nhất năng lực thanh toán của doanh nghiệp trong ngắn và dài hạn, được xác định bởi công thức:

(1) Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (Htq) = Tổng tài sản

Tổng nợ phải trả (lần)

Htq > 2: Phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp rất tốt, tuy nhiên hiệu quả sử dụng vốn có thể khơng cao và địn bẩy tài chính thấp. Doanh nghiệp sẽ khó có bước tăng trưởng vượt bậc.

1 ≤ Htq < 2: Phản ánh về cơ bản, với lượng tổng tài sản hiện có, doanh nghiệp hồn tồn đáp ứng được các khoản nợ tới hạn.

0 ≤ Htq < 1: Thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp thấp, khi chỉ số càng tiến dần về 0, doanh nghiệp sẽ mất dần khả năng thanh toán, việc phá sản có thể xảy ra nếu doanh nghiệp khơng có giải pháp thực sự phù hợp.

(2) Hệ số khả năng thanh tốn hiện thời cịn gọi là hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn, Tỷ lệ thanh khoản hiện thời, Hệ số thanh toán hiện hành…

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn

Nợ ngắn hạn (lần)

Hệ số này cần được đánh giá dựa vào tỷ số trung bình của các doanh nghiệp trong cùng ngành. Ngoài ra, căn cứ quan trọng để đánh giá là so sánh với hệ số khả năng thanh toán hiện thời ở các thời điểm trước đó của doanh nghiệp.

19

(a) Hht thấp, đặc biệt <1: Thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp yếu, là dấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong việc trả các khoản nợ ngắn hạn. Khi Hht càng dần về 0, doanh nghiệp càng mất khả năng chi trả, gia tăng nguy cơ phá sản.

(b) Hht cao (>1): Cho thấy doanh nghiệp có khả năng cao trong việc sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Tỷ số càng cao càng đảm bảo khả năng chi trả của doanh nghiệp, tính thanh khoản ở mức cao. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tỷ số quá cao chưa chắc phản ánh khả năng thanh khoản của doanh nghiệp là tốt. Bởi có thể nguồn tài chính khơng được sử dụng hợp lý, hay hàng tồn kho quá lớn dẫn đến việc khi có biến động trên thị trường, lượng hàng tồn kho không thể bán ra để chuyển hóa thành tiền.

(3) Trong hệ số khả năng thanh toán nhanh, hàng tồn kho sẽ bị loại bỏ, bởi lẽ trong tài sản lưu động, hàng tồn kho được coi là loại tài sản có tính thanh khoản thấp hơn. Tỷ số thể hiện khả năng thanh tốn của doanh nghiệp mà khơng cần thực hiện thanh lý gấp hàng tồn kho.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn - hàng tồn kho

Nợ ngắn hạn (lần) Hệ số thanh khoản nhanh (Hnh) thể hiện:

Hnh < 0,5: Phản ánh doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc chi trả, tính thanh khoản thấp.

0,5 < Hnh < 1: Phản ánh doanh nghiệp có khả năng thanh tốn tốt, tính thanh khoản cao.

(4) Hệ số khă năng thanh toán tức thời hay còn gọi là tỷ lệ thanh toán bằng tiền, chỉ số thanh toán tiền mặt,…Tỷ số này nhằm đánh giá sát hơn tình hình thanh tốn của doanh nghiệp

Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Tiền và các khoản tương đương tiền

20

Tiền và các khoản tương đương tiền ở đây bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn và các khoản đầu tư ngắn hạn khác có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền trong thời hạn 3 tháng mà không gặp rủi ro lớn.

1.5.5 Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời

Theo GS.TS. Nguyễn Văn Công (2017): Các chỉ tiêu khả năng sinh lời là thước đo đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp, phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất – kinh doanh và hiệu quả quản trị doanh nghiệp. Nhóm này gồm các chỉ tiêu cơ bản sau:

1.5.5.1 Tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần (ROS)

Tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần cho biết 100 đồng doanh thu thuần tạo ra mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế. Chỉ số này càng cao, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao và ngược lại, chỉ số này càng thấp, hiệu quả kinh doanh nghiệp càng thấp. Chỉ tiêu OS được xác định theo công thức:

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS) = Lợi nhuận sau thuế

Doanh thu thuần × 100%

1.5.5.2 Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA)

Tỷ suất sinh lời của tài sản hay lợi nhuận trên tổng tài sản là chỉ số đo lường mức độ hiệu quả của việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết với 100 đồng tài sản đầu tư ban đầu, cơng ty có thể tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ số OA cao và ổn định trong một thời gian dài là dấu hiệu tích cực cho thấy cơng ty sử dụng tài sản ngày càng hiệu quả và tối ưu các nguồn lực có sẵn.

Chỉ số OA giúp các nhà đầu tư có cái nhìn rõ hơn về mức độ hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp, để từ đó đưa ra quyết định đầu tư phù hợp. Chỉ số càng cao cho thấy khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp cho hoạt động kinh doanh càng có hiệu quả. Theo tiêu chuẩn chung quốc tế, doanh

21

nghiệp có chỉ số OA lớn hơn 7,5% thì được đánh giá là đủ năng lực tài chính. Chỉ tiêu OA được xác định theo công thức:

ROA = Lợi nhuận sau thuế

Tổng tài sản bình qn × 100%

Để hạn chế nhược điểm của chỉ tiêu OA, người ta dùng chỉ tiêu tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản ( E)

RE = EBIT

Tổng tài sản bình qn × 100%

Trong đó: EBIT là lợi nhuận trước thuế

1.5.5.3 Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ suất sinh lời của VCSH là chỉ tiêu phản ánh một đơn vị VCSH đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế và được xác định bằng cơng thức:

ROE = Lợi nhuận sau thuếVCSH bình quân × 100%

Chỉ số ROE càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả VCSH và ngược lại. ROE cao và duy trì trong nhiều năm cũng thể hiện lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Theo tiêu chuẩn quốc tế, cơng ty có chỉ số OE đạt mức tối thiểu 15% được đánh giá là có đủ năng lực tài chính.

22

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG SỐ 18 GIAI ĐOẠN 2019-2021 2.1 Giới thiệu khái quát Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Số 18

2.1.1 Giới thiệu về công ty

Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Số 18 được thành lập ngày 19/05/1961 tại Quảng Ninh, tiền thân là Cơng ty kiến trúc ng Bí. Từ tháng 01/2006, thực hiện chủ trương đổi mới doanh nghiệp của Đảng và Nhà nước, Công ty đã chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần với tên gọi mới là Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 18 (Tên viết tắt: LICOGI 18). Hoạt động cốt lõi của Công ty chủ yếu tập trung vào lĩnh vực xây dựng, đầu tư, kinh doanh và phát triển bất động sản.

Bằng năng lực của mình, Cơng ty LICOGI 18 đã thi cơng xây dựng hơn 800 cơng trình ở mọi quy mơ trên các lĩnh vực của ngành xây dựng, trong đó có nhiều cơng trình mang ý nghĩa chính trị, kinh tế, xã hội có quy mơ lớn, độ phức tạp cao về kỹ thuật trên địa bàn cả nước.

Trong những năm gần đây Công ty LICOGI 18 đã dần mở rộng sang lĩnh vực đầu tư với các dự án đầu tư xây dựng đã và đang thực hiện như: Khu đô thị mới Bắc cầu Hàn (Hải Dương), Khu đô thị mới Huống Thượng (Thái Nguyên), Khu dân cư Cầu Sến, v.v…

Hiện tại, Cơng ty LICOGI 18 có 05 Cơng ty con và 01 Công ty liên kết hoạt động trên địa bàn cả nước với 241 cán bộ, thạc sĩ, kỹ sư các ngành và 939 công nhân kỹ thuật lành nghề, thực hiện và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001- 2015 do Trung tâm chứng nhận phù hợp Quacert cấp, đủ năng lực để thi cơng các cơng trình có u cầu kỹ thuật, mỹ thuật và chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu tiến độ cơng trình.

23

2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh

a. Lĩnh vực xây lắp gồm: (1) Xây dựng cơng trình đường bộ, cơng trình thủy; xây dựng các cơng trình dân dụng và cơng nghiệp, các nhà máy nhiệt điện, thủy điện,…; (2) Xây dựng cơng trình điện; xây dựng cơng trình cấp thốt nước; xây dựng cơng trình viễn thơng, thơng tin liên lạc; xây dựng cơng trình cơng ích khác; (3) Xây dựng cơng trình khai khống; xây dựng cơng trình chế biến, chế tạo; xây dựng cơng trình kỹ thuật dân dụng khác; (4) Lắp đặt hệ thống điện; lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống sưởi và điều hịa khơng khí; lắp đặt hệ thống xây dựng khác; hồn thiện cơng trình xây dựng; hoạt động xây dựng chuyên dụng khác. lắp đặt máy móc và thiết bị cơng nghiệp; thốt nước và xử lý nước thải; (5) Phá dỡ, chuẩn bị mặt bằng

b. Lĩnh vực đầu tư gồm: (1) Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê; (2) Tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất.

c. Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác gồm: (1) Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao; (2) Gia cơng cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại (Chi tiết: gia cơng, chế tạo các sản phẩm cơ khí xây dựng, cốp pha định hình, dàn giáo, nhà công nghiệp); (3) Sửa chữa máy móc, thiết bị; (4)

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 18 đến năm 2030 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)