TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN CÁC NẠN NHÂN PHƠI NHIỄM

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tính đa hình gen ahr và AIP ở các nạn nhân phơi nhiễm dioxin (Trang 36 - 39)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.6. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN CÁC NẠN NHÂN PHƠI NHIỄM

DIOXIN Ở VIỆT NAM

Tại Việt Nam, đã có các nghiên cứu đánh giá sự thay đổi nội tiết, miễn dịch, sinh hoá, huyết học và tồn lƣu dioxin trong máu, trong sữa mẹ ở những ngƣời dân sống trong vùng ơ nhiễm chất da cam/dioxin. Cùng với đó là các nghiên cứu điều tra thực trạng, cơ cấu bệnh tật trên đối tƣợng nạn nhân dioxin [3, 6, 8, 9]. Các nghiên cứu này đa phần là điều tra dịch tễ và thăm khám lâm sàng, so sánh bệnh chứng giữa nhóm phơi nhiễm và khơng phơi nhiễm dioxin. Những kết quả nghiên cứu đã đóng góp vào các chƣơng trình đánh giá tác hại của chất da cam/dioxin đối với con ngƣời và môi trƣờng Việt Nam, khắc phục hậu quả của chất độc da cam/dioxin sau chiến tranh, xây dựng chính sách giúp đỡ các gia đình nạn nhân dioxin; có ý nghĩa trong việc khoanh vùng, tẩy độc và phục hồi môi trƣờng bị ô nhiễm dioxin.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của sinh học phân tử và công nghệ gen, ảnh hƣởng của dioxin trên ngƣời ở mức độ phân tử cũng đã đƣợc quan tâm nghiên cứu. Các nghiên cứu đã đánh giá những thay đổi trong biểu hiện và cấu trúc ở một số gen liên quan đến dioxin. Gần đây (năm 2015), tác giả Nông Văn Hải và cs đã tiến hành đề tài nghiên cứu biến đổi gen, nhiễm sắc thể ở một số gia đình nạn nhân chất da cam/dioxin. Kết quả các nghiên cứu đã chỉ ra những thay đổi trong biểu hiện/đột biến ở các gen nhƣ: p53, CypP1A1, AhR, CypP1B1, hOGG1, GSTM1, GSTT1,

MSH2 trên đối tƣợng phơi nhiễm dioxin [1, 4, 180]. Đối với gen AhR - gen mã hóa

thụ thể của dioxin, chƣa có nhiều nghiên cứu tập trung xác định đa hình/đột biến trên tồn bộ vùng biểu hiện gen AhR. Với gen AIP - gen đóng vai trị quan trọng

trong con đƣờng chuyển hóa dioxin thơng qua thụ thể AhR, cho đến nay chƣa có nghiên cứu về biến đổi gen AIP ở ngƣời nhiễm dioxin nói riêng và quần thể ngƣời Việt Nam nói chung.

Dioxin gây ảnh hƣởng lớn đến sức khỏe con ngƣời, không chỉ đối nạn nhân nhiễm dioxin mà cả với các con cái của họ. Dioxin đƣợc chứng minh là tác nhân gây ung thƣ. Các rối loạn bệnh lý do dioxin gây ra rất đa dạng, ở nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể. Trong cơ chế phân tử tác động của dioxin có sự tham gia của nhiều gen đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, dữ liệu về các gen tham gia cũng nhƣ ảnh hƣởng đa hình/đột biến của các gen này liên quan đến cơ thế tác động của dioxin vẫn còn nhiều điều chƣa đƣợc biết đến. Mặt khác, dioxin gây tổn thƣơng vật chất di truyền và phát sinh đột biến gen. Các gen bị tổn thƣơng bởi dioxin cũng nhƣ ảnh hƣởng của những thay đổi trong gen dẫn đến các bệnh lý của ngƣời vẫn là vấn đề rất phức tạp và chƣa đƣợc biết rõ. Do vậy cần có những nghiên cứu ở sâu hơn ở mức độ hệ gen trên đối tƣợng nạn nhân dioxin.

Giải trình tự tồn bộ hệ gen (WGS - Whole Genome Sequencing) và giải trình tự tồn bộ hệ gen biểu hiện (WES - Whole Exome Sequencing) là những ứng dụng của cơng nghệ giải trình tự thế hệ mới (NGS - Next Generation Sequencing), cho phép tìm kiếm và xác định các biến thể di truyền có trong cá thể [66]. Giải trình tự tồn bộ hệ gen (WGS) trên các đối tƣợng nạn nhân dioxin đã đƣợc tiển khai nghiên cứu gần đây tại Viện Nghiên cứu hệ gen - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Đề tài cấp Nhà nƣớc thuộc chƣơng trình 33 (KHCN - 33/11 - 15) do TS. Nguyễn Đăng Tơn làm chủ nhiệm, theo mơ hình nghiên cứu trio (bố - con - mẹ) đã giải mã hệ gen (genome) một số gia đình nạn nhân chất độc da cam/dioxin.

Giải trình tự tồn bộ hệ gen biểu hiện (WES) nhằm xác định các biến thể di truyền trên tất cả các vùng mã hóa (exome) trong hệ gen [189]. Trong hệ gen của ngƣời, vùng gen mã hóa chiếm khoảng 1% tồn bộ hệ gen. Ngƣời ta ƣớc tính 85% các đột biến gây bệnh nằm trong các vùng mã hóa của hệ gen [115]. Giải trình tự tồn bộ hệ gen biểu hiện (WES) đã đƣợc áp dụng trong chẩn đoán các bệnh di truyền đơn gen hiếm gặp, bệnh khó chẩn đoán, các hội chứng đa gen (polygenic disorder), các bệnh phức hợp (complex disease) [67, 156]. Công nghệ WES cũng đã đƣợc chứng minh thành công đáng kể trong tìm ra các đột biến mới (de novo mutation) - đột biến ở con nhƣng khơng có ở bố mẹ; phát hiện đột biến gen gây nên

các rối loạn kiểu hình giống nhau, cũng nhƣ xác định biến thể di truyền gây ra các bệnh thông thƣờng và ung thƣ, trong đó có các bệnh trong danh mục bệnh, tật do dioxin gây ra. Ví dụ nhƣ: ung thƣ tuyến tiền liệt, ung thƣ phổi, đái tháo đƣờng type 2, thiểu năng trí tuệ, u lympho, tự kỷ, dị dạng não [18, 115, 156, 189]. Ở Việt Nam, trên đối tƣợng nạn nhân dioxin, tác giả Nông Văn Hải và cs đã tiến hành đề tài NAFOSTED (106-YS.01-2014.34) giải trình tự tồn bộ hệ gen biểu hiện (exome) ở một số con/cháu của các nạn nhân chất độc da cam/dioxin bị thiểu năng trí tuệ. Cơng nghệ giải trình tự tồn bộ hệ gen biểu hiện (WES) ngày càng đƣợc ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu cũng nhƣ áp dụng vào chẩn đoán lâm sàng các bệnh di truyền ở ngƣời.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tính đa hình gen ahr và AIP ở các nạn nhân phơi nhiễm dioxin (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)