2.1.1. Sơ bộ tình hình nghiên cứu ơ nhiễm phóng xạ ở nước ngồi
Sau khi phát minh ra hiện tượng phóng xạ (Becquerel – 1896) người ta cũng đã xác định được các bằng chứng về tác hại của các bức xạ phóng xạ đối với con người khi làm việc với các chất phóng xạ. Chính vì vậy, cần thiết phải bảo vệ và xác định các điều kiện an toàn cho những người trực tiếp làm việc hoặc có tiếp xúc ngẫu nhiên với các bức xạ ion hóa. Từ đầu thế kỉ XX nhiều tổ chức quốc tế về an toàn bức xạ được thành lập. Ủy ban Quốc tế về an toàn bức xạ (ICRP) đã được thành lập vào năm 1928 nhằm mục đích xây dựng các nguyên tắc cơ bản và đưa ra các khuyến cáo về các vấn đề bảo vệ an toàn bức xạ.
Năm 1990 một bước tiến quan trọng nhằm đi tới sự thống nhất quốc tế về an toàn bức xạ đã được xúc tiến: thành lập Ủy ban hỗn hợp giữa các Tổ chức Quốc tế về An toàn Bức xạ (IACRS) với sự tham gia của các tổ chức sau: Ủy ban Khối Cộng đồng chung Châu Âu (CEC), Hội đồng Tương trợ Kinh tế (CMEA), Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Thế giới (FAO), Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Cơ quan Năng lượng Hạt nhân của Tổ chức hợp tác Phát triển Kinh tế (OECD/NEA), Ủy ban Khoa học của Liên Hợp Quốc về những ảnh hưởng của bức xạ nguyên tử (UNSCEAR) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Các nước như Mỹ, Pháp, Liên Xô trước kia (nay là CHLB Nga), Trung Quốc đều đề ra các tiêu chuẩn an toàn bức xạ, nghiên cứu các phương pháp và thiết bị điều tra đánh giá mức độ ơ nhiễm phóng xạ:
- Bộ Y tế Liên Xô đã xuất bản bộ “Tiêu chuẩn an toàn bức xạ” HbP-69 (năm 1969), HbP – 76/87 (năm 1988) và “Các nguyên tắc vệ sinh chủ yếu làm việc với các chất phóng xạ và với các nguồn bức xạ ion hóa OCII-72/87 (năm 1988).
- Bộ Cơng nghiệp Trung Quốc đã xuất bản bộ “Tiêu chuẩn bảo vệ an tồn phóng xạ các sản phẩm vật liệu khoáng chất thiên nhiên: JC518-93 (năm 1993). Hàng năm các nước có hoạt động khai thác khống sản phóng xạ đều phải có báo cáo gửi đến UNSCEAR theo các biểu mẫu quy định và được cơ quan này xuất bản và gửi đến các quốc gia thành viên (ví dụ IAEA-TECDOC-1244., 2001…)
Năm 1996 dưới sự đồng bảo trợ của FAO, IAEA, ILO, OECD/NEA, Tổ chức Y tế Liên Mỹ (PAHO), WHO, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế xuất bản bộ “Tiêu chuẩn quốc tế cơ bản về bảo vệ bức xạ ion hóa và an tồn đối với nguồn bức xạ” nhằm đạt được sự thống nhất quốc tế về các tiêu chuẩn bảo vệ bức xạ và an toàn đối với các nguồn bức xạ.
Bản đồ mơi trường phóng xạ nền (phơng) được các nước như Nga, Đức, Mỹ, Thụy Điển đặc biệt chú ý, cơ bản đã thành lập xuất bản ở tỷ lệ 1/50.000 toàn quốc (Liên bang) và một số khu vực trọng điểm thành lập tỷ lệ 1/25.000 đến 1/2.000 (khu vực có các mỏ phóng xạ - đất hiếm, khu vực chứa các dị thường phóng xạ, đá chứa
40
các kim loại phóng xạ hàm lượng cao). Cục Địa chất Mỹ đã hoàn thành việc lập bản đồ phân bố nồng độ khí Radon tồn Liên bang năm 1996 và cập nhật cơ sở dữ liệu bản đồ cung cấp mạng Internet.
2.1.2. Tình hình chung trong nước về nghiên cứu mơi trường phóng xạ
Sau khi Mari Curi tìm ra urani ở Pia Oắc (Cao Bằng) và đã lấy một số quặng ở đây đưa về Pháp chế tạo ra chất Radium để dùng trong y học, nước ta lại phát hiện thêm các vùng có độ phóng xạ cao khác như Hàm Tân (Bình Thuận) và một số vùng khác.
Ở nước ta từ năm 1955 các phương pháp phóng xạ đã được áp dụng trong đo vẽ bản đồ địa chất, tìm kiếm các mỏ quặng có chứa các chất phóng xạ. Đồng thời hơn hai mươi năm qua các kỹ thuật hạt nhân đã được ứng dụng khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau: y tế, công nghiệp, nông nghiệp, địa chất dầu khí, địa chất thủy văn, cơng trình, trong nghiên cứu khoa học…
Trong những năm 1980 về trước việc nghiên cứu về mơi trường phóng xạ chưa được chú trọng một cách hệ thống.
Sau năm 1980 đề tài cấp Nhà nước mã số 5202 “Cơ sở khoa học của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường” do cố giáo sư Nguyễn Đình Tứ chủ trì có 4 đề tài nhánh liên quan đến môi trường xạ:
- Đề tài nhánh mã số 5202-01: nghiên cứu ảnh hưởng của phóng xạ đối với sức khỏe con người nhằm đề ra phương pháp điều trị, do GS.TS. Lê Thế Trung - Viện trưởng Viện Quân y 103 chủ trì.
- Đề tài nhánh mã số 5202-02: nghiên cứu mức độ ô nhiễm xạ mơi trường khơng khí tại Việt Nam do Viện Hóa học Quân sự - Bộ Tư lệnh Hóa học chủ trì.
- Đề tài nhánh mã số 5202-03: nghiên cứu xác lập các vùng nhiễm xạ và mức độ nhiễm xạ do GS.TS. Trương Biên - Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Khoa học Tự nhiên Hà Nội) chủ trì.
- Đề tài nhánh mã số 5202-04: nghiên cứu độ ô nhiễm xạ đất, nước, thực vật các khu công nghiệp và các thành phố đông dân do TS. Đặng Huy Uyên - Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội) chủ trì. Có thể nói đây là những cơng trình đầu tiên đặt nền móng cho lĩnh vực nghiên cứu, đánh giá mơi trường phóng xạ tự nhiên ở Việt Nam.
Việc tìm kiếm thăm dò, khai thác, chế biến sử dụng các loại khống chất và vật liệu có chứa phóng xạ và ứng dụng các kỹ thuật hạt nhân, đồng thời với những lợi ích kinh tế xã hội to lớn khơng thể phủ nhận, cịn gây ra nguy cơ ơ nhiễm phóng xạ. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường nói chung và vấn đề an tồn phóng xạ nói riêng. Hơn mười năm trở lại đây, các ngành, các địa phương trong cả nước cùng với sự tham gia nỗ lực của các cơ quan: Liên đoàn Địa chất Xạ Hiếm, Liên đoàn Vật lý Địa chất, các Liên đoàn địa chất khu vực khác thuộc Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Trường Đại học Mỏ Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam, Viện Vật lý – Trung tâm Khoa học Trung tâm và Công nghệ Quốc gia (nay là Viện Khoa học và
41
Công nghệ Việt Nam),… đã tiến hành điều tra mơi trường phóng xạ ở các mỏ chứa phóng xạ vùng Nơng Sơn, Lai Châu, mỏ sa khống ilmenit ở Bình Định, thành phố Hà Nội.... Kết quả của các cơng trình này cho thấy bản chất gây dị thường phóng xạ chủ yếu là do Urani đối với các vùng mỏ phóng xạ, mỏ đất hiếm và chủ yếu là do thori ở các khu vực chứa sa khoáng ilmenit; việc khai thác khoáng sản ở các khu vực này là nguyên nhân chủ yếu gây phát tán các chất phóng xạ ra môi trường xung quanh.
Tháng 7/1996, Nhà nước đã ban hành “Pháp lệnh an tồn và kiểm sốt bức xạ” . Cũng trong thời gian này, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế IAEA đã đưa ra tiêu chuẩn an toàn Quốc tế cơ bản về bảo vệ bức xạ ion hố và an tồn đối với nguồn bức xạ (tiêu chuẩn BSS.115).
Năm 1998, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 50/1998/NĐ-CP “Quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh an tồn và kiểm sốt bức xạ” .
Từ năm 1990 đến 2000, chương trình địa chất đơ thị của Cục Địa chất và Khống sản Việt Nam đã thực hiện các đề tài môi trường phóng xạ. Hầu hết, các đơ thị lớn của Việt Nam đã được điều tra nghiên cứu và lập bản đồ mơi trường phóng xạ ở tỷ lệ 1/25.000. Sản phẩm của các đề tài địa chất môi trường nói chung và mơi trường phóng xạ nói riêng đã có ý nghĩa quan trọng giúp Nhà nước, chính quyền địa phương xây dựng các quy hoạch tổng thể các khu đô thị và định hướng phát triển kinh tế xã hội mỗi vùng.
2.1.3. Tình hình nghiên cứu đặc điểm mơi trường phóng xạ vùng Hàm
Tân
Từ trước đến nay, trong vùng Hàm Tân hầu như chưa có một cơng trình nghiên cứu chun sâu về mơi trường phóng xạ tự nhiên. Song đã có đã có các cơng trình nghiên cứu, điều tra địa chất, khống sản mà trong đó có cơng tác Địa vật lý. Phương pháp thăm dị phóng xạ được áp dụng trong các cơng trình này chủ yếu phục vụ tìm kiếm khống sản (mỏ xạ hiếm và chứa xạ hiếm) cũng như xác định các yếu tố cấu trúc địa chất, luận giải các quá trình địa chất. Các cơng trình tiêu biểu là:
- Cơng trình đo vẽ bản đồ địa chất miền Nam Việt Nam tỷ lệ 1:500.000, do Nguyễn Xuân Bao chủ biên được thực hiện từ năm 1976 đến năm 1980 .
- Cơng trình đo vẽ bản đồ địa chất chuẩn Quốc gia tỷ lệ 1:200.000 trên diện tích nhóm tờ Bến Khế - Đồng Nai do Nguyễn Đức Thắng chủ biên được thực hiện trong các năm 80 và nộp lưu trữ năm 1989 .
Các cơng trình trên đã xác định được vùng nghiên cứu thuộc đới Đà Lạt, là một đới hoạt hóa magma Mesozoi lấp đầy bởi các thành tạo trầm tích và trầm tích núi lửa Jura-Creta. Các xâm nhập magma trung tính đến axit tuổi Mesozoi muộn gặp phổ biến trong vùng nghiên cứu, là tiền đề quan trọng đối với các khoáng sản chứa nguyên tố xạ hiếm. Đồng thời đã phát hiện được các thân quặng sa khoáng ilmenit ven biển Hàm Tân có cường độ phóng xạ cao. Về cơ bản, các cơng trình trên đã khái quát được đặc điểm địa chất, khoáng sản vùng nghiên cứu, là nền tảng cho các nghiên cứu tiếp theo về địa chất, địa mạo, vỏ phong hóa, kiến tạo, khống sản, thổ nhưỡng, địa chất mơi trường,...
42
- Năm 1994, trên cơ sở tổng hợp tài liệu, Nguyễn Tài Thinh đã thành lập “Bản đồ trường phóng xạ tự nhiên Việt Nam tỷ lệ 1/500.000 ; đây là cơng trình nghiên cứu mang tính tổng hợp ở tỷ lệ nhỏ nên chưa phản ánh đầy đủ về trường phóng xạ tự nhiên ở khu vực nhỏ như Hàm Tân. Cùng năm này có nghiên cứu của Ngô Minh Ân được thể hiện qua cơng trình "Khảo sát xạ ơ tơ miền Nam" , tuy nhiên kết quả của cơng trình này chỉ mang tính sơ lược, định hướng do mạng lưới nghiên cứu thưa.
- Mỏ ilmenit Hàm Tân được Nguyễn Tấn Thi và L.C. Nooxơ phát hiện qua phân tích một số điểm lấy mẫu rời rạc đã được tìm kiếm, thăm dị và đánh giá trong các cơng trình của Đào Thanh Bình (1984, 1988) , Nguyễn Kim Hồn (1985) , Trương Công Hữu (2000) đã xác định quy mô là mỏ trung bình với trữ lượng 560.000 tấn quặng tổng. Việc đo gamma mặt đất trong các cơng trình trên được tiến hành theo các tuyến khảo sát làm cơ sở định hướng cho cơng tác thực địa, tính trữ lượng và đã xác định được mối liên quan thuận giữa cường độ phóng xạ và hàm lượng quặng (các dải dị thường xạ đều nằm trùng với dải quặng ilmenit, zircon). Các cơng trình này cũng đã xác định được đặc tính, chất lượng của quặng qua phân tích các mẫu cơng nghệ. Qua đó cho thấy, hàm lượng monazit trong quặng khơng nhiều, phân bố rời rạc và có kích thước nhỏ (0,05-0,2mm), vì vậy phải lưu ý trong quá trình khai thác; ngồi ra cịn gặp biểu hiện khoáng vật xạ chứa Th-U (chưa xác định được tên khống vật do mẫu q ít). Như vậy, việc gia tăng sản lượng khai thác mỏ Hàm Tân để phục vụ cho công nghiệp địa phương và xuất khẩu gây nguy cơ cao về ơ nhiễm phóng xạ, vì vậy cần phải được tính tốn kỹ lưỡng để đạt hiệu quả cao.
- Báo cáo kết quả đo vẽ và tìm kiếm khống sản nhóm tờ Hàm Tân – Cơn Đảo tỷ lệ 1:50.000” do Nguyễn Văn Cường chủ biên (2001) đã lập được bộ bản đồ về địa chất, khống sản... ở tỷ lệ 1/50.000 trong đó có lập bản đồ đồng lượng gamma mặt đất tỷ lệ 1:50.000; đã khoanh định những khu vực có cường độ bức xạ gamma cao liên quan đến sa khoáng ilmenit và các đá magma axit trong khu vực (phức hệ Đèo Cả, Phan Rang...), xác định được các biểu hiện khoáng hoá Th-U ở vùng Tân Lập, mũi Kê Gà. Tuy nhiên, trong cơng trình này việc đo gamma mặt đất tập trung nhiều ở các khu vực núi cao (Bắc Hàm Tân) còn khu vực đồng bằng (tập trung dân cư) mạng lưới tuyến đo thưa thớt. Vấn đề môi trường phóng xạ chưa được đề cập đến.
- Từ năm 1991 đến 2001, Trung tâm Địa chất và Khoáng sản Biển (nay là Liên đoàn Địa chất Biển) đã đo vẽ lập bản đồ dị thường hàm lượng các nguyên tố phóng xạ, lập bản đồ suất liều tương đương (liều chiếu ngồi) cho tồn bộ vùng biển nơng (0-30m nước) Việt Nam . Các kết quả này nằm trong đề án “Điều tra địa chất và tìm kiếm khoáng sản rắn ven bờ 0-30m nước Việt Nam tỷ lệ 1/500.000” do TSKH. Nguyễn Biểu chủ biên, TS. Đào Mạnh Tiến phó chủ biên. Kết quả của đề án này đã chỉ ra những khu vực có hàm lượng các chất phóng cao, chỉ ra những khu vực có liều chiếu tương đương (liều chiếu ngồi) cao, tuy nhiên với tỷ lệ nhỏ nên các kết quả trên chỉ mang tính khái qt, có tính định hướng cho các công tác điều tra tiếp theo.
Năm 2001, Trung tâm Công nghệ Môi trường – Etec (Hội bảo vệ thiên nhiên và mơi trường Việt Nam) có báo cáo “Đánh giá hiện trạng và Dự báo diễn biến môi trường vùng bờ biển và biển ven bờ, tổng hợp hiện trạng môi trường vùng biển Đông Nam Bộ”. Báo cáo nghiên cứu khá tổng hợp về môi trường gắn liền với các hoạt động kinh tế xã hội, các vấn đề về ô nhiễm môi trường (nước, đất, khơng khí, rác thải..)
43
được nêu khá đầy đủ, tuy nhiên các nghiên cứu tập chung chủ yếu ở các vùng đô thị, khu vực đông dân cư, vấn đề mơi trường phóng xạ khơng được đề cập đến.
- Năm 2004, trong khuôn khổ đề án “Điều tra địa chất khống sản, địa chất mơi trường và tai biến địa chât vùng biển Nam Trung Bộ (0-30m nước) tỷ lệ 1/100.000 và một số vùng trọng điểm tỷ lệ 1/50.000” do TS.Đào Mạnh Tiến chủ biên, vùng biển ven bờ và dải ven biển Hàm Tân đã được điều tra tổng hợp về địa chất, khoáng sản, địa chất mơi trường và tai biến địa chất, trong đó có chun đề đo phổ gamma. Cơng tác nghiên cứu về trường phóng xạ tự nhiên của chuyên đề này phục vụ tìm kiếm khống sản và địa chất mơi trường đã phát hiện ra hàng loạt thân quặng ilmenit dọc ven biển Hàm Tân (Tam Tân, Cam Bình, Sơn Mỹ, Tân Thắng...) có cường độ phóng xạ cao.
Hàng năm, Sở Tài ngun và Mơi trường tỉnh Bình Thuận có các báo cáo định kỳ về hiện trạng mơi trường tỉnh. Các báo cáo đã phác hoạ một bức tranh tổng quát về hiện trạng môi trường trên đất liền và ven biển của tỉnh. Báo cáo đã thừa nhận suy thối mơi trường là nguy cơ lớn nhất gắn liền với các hoạt động nhân sinh. Các báo cáo hiện trạng môi trường đã đề cập đến chất lượng môi trường đô thị, môi trường nông thôn, tài nguyên, môi trường rừng và đa dạng sinh học. Đáng chú ý, đa dạng sinh học bị suy giảm bởi các tai biến thiên nhiên và các hoạt động đánh bắt hải sản có tính huỷ diệt. Tuy nhiên, các vấn đề môi trường ở đây mới chỉ dừng lại ở mức độ liệt kê, mô tả sơ lược cũng như chưa đánh giá đầy đủ nguyên nhân và đề ra giải pháp giảm thiểu chúng; các vấn đề về mơi trường phóng xạ chưa được đề cập đến.
Ngoài ra, liên quan đến vùng Hàm Tân cịn có nhiều nghiên cứu, điều tra chuyên đề khác như: tìm kiếm nước dưới đất của Phạm Văn Năm (1994), quy luật phân bố sa khoáng ven biển trong trầm tích Đệ tứ ở Việt Nam của Trần Nghi và nnk (1996) , lập bản đồ trọng sa kim lượng bùn đáy của Ngô Văn Bắc (1985).