Hiện trạng sử dụng tài nguyên vùng Hàm Tân

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ tại ba huyện phong thổ , nông sơn -quảng nam, hàm tân -bình thuận và đề xuất biện pháp phòng ngừa - đặc trưng trường phóng xạ và ô nhiễm các nguyên tố phóng xạ và nguyên tố đi kèm v (Trang 140 - 143)

CHƯƠNG III KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

3.6.1. Hiện trạng sử dụng tài nguyên vùng Hàm Tân

Ở vùng Hàm Tân, các loại tài nguyên khoáng sản (ilmenit, zircon, cát thuỷ tinh, cát xây dựng, đá xây dựng), tài nguyên ĐNN, tài nguyên du lịch, tài nguyên vị thế… đang ngày càng được khai thác mạnh phục vụ cho yêu cầu phát triển của khu vực.

Các khu vực phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản là ven biển các xã Tân Thuận (Hàm Thuận Nam), Tân Hải, Tân Bình, Tân Thắng (Hàm Tân). Hình thức ni là nuôi đầm và nuôi lồng nuôi thâm canh bán thâm canh và quảng canh. Theo phương án quy hoạch ni trồng thủy sản của Bình Thuận sẽ phát triển ni tơm dưới nhiều hình thức như ni cơng nghiệp, nuôi thâm canh và nuôi bán thâm canh. Từ năm 2001 trở đi, mở rộng hình thức ni thâm canh và ni cơng nghiệp ở các diện tích vùng cao triều, đất trồng lúa và làm muối kém hiệu quả. Dự kiến đến năm 2010, tồn tỉnh Bình thuận sẽ có 5.106 ha diện tích mặt nước để ni tơm. Trong đó có 741 ha diện tích vùng cao triều đưa vào ni tơm dưới hình thức bán thâm canh và sử dụng 4.365 ha diện tích vùng cao triều để ni dưới hình thức thâm canh và cơng nghiệp.

Hoạt động khai thác khoáng sản trên dải ven biển khu vực tập trung chủ yếu ở Chùm Găng (Tân Thành) và trong khu vực từ cửa Cạn cho đến cửa Tân Hải (Tân Thuận - Tân Hải). Khoáng sản được khai thác chủ yếu là ilmenit. Tại Chùm Găng, ilmenit được khai thác theo phương thức tuyển xoắn. Ngồi hoạt động chính thức của Cơng ty Khai thác Khống sản Quốc tế Hải Tinh thì cịn rất phổ biến hoạt động khai thác trái phép theo phương thức thủ công trong khu vực bờ biển các xã Tân Hải, Tân Bình, Tân Thắng của huyện Hàm Tân.

Titan là loại kim loại hiếm dùng để chế biến hợp kim trong các ngành kỹ thuật hiện đại, nhất là trong cơng nghiệp quốc phịng và hàng khơng vũ trụ. Nguồn sa khoáng (cát đen) ven biển lại dùng để làm ra những hợp chất titan, trong đó đa dụng nhất là dioxit titan, loại nguyên liệu không thể thiếu trong các ngành công nghiệp sơn dầu, giấy, nhựa tổng hợp, cao su, men sứ, da, sợi nhân tạo. Xỉ titan lại được dùng

139

trong ngành công nghệ que hàn. Theo Sở kế hoạch - đầu tư tỉnh Bình Thuận, bờ biển của tỉnh suốt từ huyện Bắc Bình đến Hàm Tân có trữ lượng hơn 1,08 triệu tấn ilmenit, 193.000 tấn zircon cùng nhiều trữ lượng monazit và đất hiểm. Nguồn sa khống có màu đen mà bà con vẫn quen gọi chung là "titan" này tập trung thành nhiều "mỏ" ở Mũi kê gà (Hàm Thuận Nam), Tân Thiện (Hàm Tân).

Số liệu thống kê cho thấy hàng năm nước ta phải nhập khẩu từ các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Australia khoảng 10.000 tấn dioxit titan với tổng giá trị hơn 25 triệu USD. Nhu cầu chung của thế giới về hợp chất này hiện tại là 4 triệu tấn/năm, dự báo sẽ tăng lên 5 triệu tấn/năm trong những năm tới. Việt Nam cũng sẽ cần khoảng 20.000 tấn/năm.

Dựa theo nhu cầu của thị trường, căn cứ vào tiềm năng chứa khoáng sản của tỉnh, bắt đầu từ năm 1998 tỉnh Bình Thuận cho phép cơng ty khống sản Lidasaco thuê 16,22 ha bờ biển Bàu Dòi thuộc xã Tân Hải huyện Hàm Tân tỉnh Bình Thuận. Từ đó đến nay đã mở ra “phong trào” khai thác cát đen tại vùng ven biển Bình Thuận. Đi đầu phong trào đó chính là cơng ty Lidisaco đã khơng cịn hài lòng với phần đất được cho phép khai thác, họ đã mở rộng khai thác ra các khu vực khơng được cho phép. Từ đó phong trào khai thác cát đen tại vùng ven biển Hàm Tân đã phát triển mạnh. Hoạt động của những người khai thác sa khoáng trái phép tại vùng biển Hàm Tân đã làm nảy sinh xung đột gay gắt giữa những người bảo vệ tài nguyên tại địa phương và với những người khai thác khống sản khác.

Điểm nóng nhất của xung đột là các xã Tân Hải (Hàm Tân), Tân Thành (Hàm Thuận Nam). Uỷ gan Nhân dân huyện Hàm Thuận Nam cho biết qua 14 đợt kiểm tra đã bắt xe ơ tơ, 12 xe gắn máy - xe bị, 8 máy nổ và thu giữ 60 tấn cát đen, lập biên bản xử lý 12 trường hợp. Trong tháng 3 - 2004 xã Tân Thanh đã thu giữ được 53,7 tấn sa khoáng. Ngày 14.11.2004 xã Tân Thuận - Hàm Thuận Nam đã bắt giữ xe tải chở 207 xe cát đen (thời báo kinh tế Việt Nam, số 154 ngày 24 – 9 - 2004). Những người khai thác khoáng sản trái phép ngày càng tập trung nhiều đến các khu vực mỏ, họ càng có những thủ đoạn tinh vi hơn để trốn chạy các cơ quan quản lý tài nguyên. Ví dụ như tại Tân Thành những người khai thác cát đen đã lùi sâu vào các khu vực khai thác mà lực lượng kiểm tra phải đi bộ hàng cây số mới đến được, vừa bố trí người cảnh giới. Khi lực lượng kiểm tra đến nơi thì họ đã bỏ chạy và dụng cụ khai thác đã được chôn dưới cát, khi nào lực lượng kiểm tra đi họ lại trở lại khai thác.

Từ hiện trạng khai thác khống sản tại Bình Thuận cho thấy mâu thuẫn giữa những người khai thác khoáng sản sa khoáng đã đạt đến đỉnh điểm. Những người bảo vệ tài nguyên càng ra sức bảo vệ thì những người khai thác càng ra sức khai thác. Hiện tượng khai thác khoáng sản như hiện nay tại vùng ven biển Phan Thiết - Hồ Tràm đã làm phí phạm đi một tài nguyên quý giá của đất nước. Giá thành của một tấn quặng thô chỉ khoảng từ 400.000 đến 500.000 đồng, tuy nhiên nếu được chế biến sâu 1 tấn quặng dioxit titan có thể bán được giá 2500 USD. Tình trạng khai thác khống sản bằng các phương tiện thủ cơng cịn khơng tận thu hết được khoáng sản. Hiện nay tại Hàm Tân những người khai thác chủ yếu khai thác các tầng khoáng sản giàu trong các bậc thềm biển. Khoáng sản được khai thác nằm trong các cồn cát ven biển. Vì vậy, những người khai thác phải đào các cồn cát này rồi cho qua quá trình tuyển lựa bằng nước. Dụng cụ khai thác của những cơ sở khai thác là “vít xoắn”, cịn những người khai thác nhỏ là cuốc, máng lọc… Khai thác khống sản phát triển cịn làm tăng tình trạng dân di cư tự do đến đây làm cho xã hội mất ổn định. Tại xã Tân Thành có nhiều tổ khai thác có khi lên đến hàng trăm người, số Đông họ đến từ nơi khác.

140

Khai thác khoáng sản bằng các phương tiện thủ cơng đã huỷ hoại mơi trường và cường hố tai biến. Bình quân một năm cơng ty khai thác khống sản tại Hàm Tân khai thác được từ 4000 đến 5000 tấn ilmenit. Điều đó cũng có nghĩa mỗi năm hàng trăm ngàn tấn cát bị đào xới (chưa kể những người khai thác thủ công). Vùng đất cát nghèo dinh dưỡng của các cồn cát nay càng trở nên khô khốc. Những rừng dương trên đồi cát là lá chắn cát bay, hạn chế cát chảy cũng đang bị tàn phá. Bờ biển xã Tân Hải, Tân Thành bị đào xới chẳng khác nào những hố cày với những rãnh cát lồi lõm. Những cơ sở khai thác khoáng sản bằng các vít xoắn cịn thải ra các cồn cát “khổng lồ” tạo các tiềm năng tai biến cát chảy và sạt lở. Khai thác khoáng sản bằng các phương tiện thủ cơng cịn làm ơ nhiễm môi trường. Phần lớn nước từ q trình tuyển khống được cho chảy trực tiếp ra biển mà không qua giai đoạn xử lý nào. Đặc biệt trong quặng titan có chứa khoáng vật monzanit chứa xạ rất nguy hiểm cho con người.

Các hoạt động khai thác khoáng sản đã gây hại đến những tài nguyên mà từ đó có thể khai thác các hoạt động du lịch. Rừng dương và các cồn cát ven biển đang bị tàn phá mạnh mẽ đã phá mất các cảnh quan đẹp mà từ đó có thể đưa vào các hoạt động du lịch. Chất thải sau khai khống làm ơ nhiễm môi trường, cường hố tai biến. Theo định hướng của tỉnh Bình Thuận sẽ xây dựng Hàm Tân trở thành một trong ba cụm trọng điểm để phát triển du lịch. Với các hoạt động khai thác khoáng sản như hiện nay thì khơng thể triển khai hoạt động du lịch tại đây. Vì vậy các mâu thuẫn lợi ích giữa hai ngành dễ xảy ra do cạnh tranh do sử dụng các nguồn tài nguyên. Mâu thuẫn xảy ra giữa hai ngành này chủ yếu là mâu thuẫn một chiều do nhóm khai thác khống sản gây tác động ngăn cản hoạt động đem lại lợi ích của nhóm khai thác du lịch. Cần chú trọng nghiên cứu và phát hiện những bất cập trong khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản và tài nguyên cảnh quan hợp lý để bảo tồn cảnh quan sinh thái đồng thời tránh được nguy cơ xảy ra xung đột môi trường ở mức độ cao.

Hoạt động khai thác khống sản cịn thải ra các vùng đất đang sản xuất nông nghiệp lượng chất thải khổng lồ, chất thải đã lấn chiếm đồng ruộng của người nông dân. Đất cát từ các q trình khai thác khống sản cũng góp phần làm cường hoá các tai biến bồi tụ, tạo bar cát ngăn cản đường thốt nước trong mùa lũ. Góp phần tăng cường tình trạng lũ lụt ở các vùng cửa sông như sông Phan và sông Dinh. Do vậy, người nơng dân bị lâm vào tình trạng khó khăn hơn. Một bộ phận người nơng dân bị khó khăn buộc họ phải chuyển sang nghề khác kiếm sống, có thể họ sẽ tham gia vào nhóm người khai thác khống sản, tham gia vào nhóm phá rừng... làm tăng áp lực lên các loại tài nguyên khác.

Trong khu vực cũng phong phú cả về vật liệu xây dựng cát thuỷ tinh. Vật liệu xây dựng hiện có một số cơ sở khai thác với quy mơ lớn, nhiều cơ sở khai thác có quy mơ nhỏ. Các cơ sở có quy mơ lớn thường tập trung ở Hàm Thuận Nam và Hàm Tân.

Bảng 3.66. Diện tích (ha) ni tơm dự kiến một số huyện trong vùng

2000 2005 2010 Huyện Bán thâm canh Thâm canh Bán thâm canh Thâm canh Bán thâm canh Thâm canh Hàm Thuận Nam 130 - 265 180 265 390 Hàm Tân 108 - 316 300 316 615 416,3 15 741 1.980 741 4.365 Tồn tỉnh Bình Thuận 431.3 2.721 5.106

141

Theo phương án quy hoạch của tỉnh thì tồn bộ dải bờ biển của khu vực từ Tiến Thành tới phía Bắc Tân Hải sẽ được quy hoạch xây dựng khu du lịch biển. Nhưng thời gian hiện tại chỉ có khu vực biển Tiến Thành và Thuận Quý là đang xây dựng và phát triển du lịch. Các khu du lịch thu hút Đông khách là Đồi Sứ, Thế Giới Xanh… thuộc xã Thuận Quý. Hoạt động này cũng phát triển mạnh ở khu vực Đồi Thông; Cam Bình và khu du lịch Hịn Bà. Ngồi ra khu vực Sơn Mỹ tới Tân Thắng hiện cũng đã có một số công ty du lịch đang tiến hành khai thác. Ðến đây, du khách không những được tắm biển và thưởng ngoạn các thắng cảnh mũi Kê Gà.

Vùng hàm Tân có tổng lượng bức xạ lớn, 9.600 – 9.800 kcal; lượng mưa trung bình thấp, 1.500 mm/năm; số giờ nắng trong năm cao, 2.500 giờ; độ mặn của nước biển cao, 34-34,5 %o. Đây là những điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển làm muối. Trong định hướng phát triển kinh tế của Bình Thuận một số khu vực được khoanh vùng sản xuất muối. Trong khu vực nghiên cứu chỉ còn xã Tân Thành và Tân Thuận huyện Hàm Thuận Nam.

Bảng 3.67. Biến động diện tích ruộng muối trong khu vực nghiên cứu

Năm 1996 1999 2003

Tân Thành 12 6.5 2.6

Tân Thuận 23 25 30

Nguồn : Phiếu điều tra kinh tế xã hội vùng Phan Thiết - Hồ Tràm, 2004

Vùng biển Hàm Tân là một trong các ngư trường lớn nhất của Bình Thuận. Trong vùng nghiên cứu có cảng cá La Gi, cảng Tân Hải, số lượng tàu thuyền và bình qn cơng suất trong khu vực liên tục tăng lên. Các địa phương trong tỉnh cũng chú trọng đầu tư để vươn ra ngoài khơi khai thác nguồn lợi thuỷ sản còn bỏ ngỏ. Tuy nhiên, các địa phương cũng chưa có những biện pháp quản lý triệt để các phương pháp đánh bắt thủ công như vây rút chì, chất nổ, lưới mắt nhỏ vẫn diễn ra.

Bảng 3.68. Số lượng và công suất tàu thuyền khai thác thủy sản của các huyện trong khu vực nghiên cứu so với các huyện lân cận

Tổng số (CV) Dưới 20 CV Từ 20 CV đến dưới 45 CV Từ 45 CV đến dưới 90 CV Từ 90 CV đến dưới 200 CV Từ 200 CV trở lên Toàn tỉnh 5.995 2.338 1.616 1.612 273 156 Thành phố Phan Thiết 2.439 892 711 696 64 76 Huyện Hàm Thuận Bắc 2 2 - - - - Huyện Hàm Thuận Nam 80 74 5 1 - - Huyện Hàm Tân 1.493 448 316 451 206 72 Huyện Phú Quý 514 202 161 150 1 -

Nguồn: Kết quả tổng điều tra nơng nghiệp và nơng thơn tỉnh Bình Thuận 2001

Với những phương án sử dụng tài nguyên vùng Hàm Tân như hiện nay cho thấy nguy cơ xảy ra xung đột giữa các nhóm xã hội là rất lớn. Các xung đột này nếu không được giải quyết kịp thời sẽ gây khó khăn cho cơng tác quy hoạch và sử dụng bền vững tài nguyên vùng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ tại ba huyện phong thổ , nông sơn -quảng nam, hàm tân -bình thuận và đề xuất biện pháp phòng ngừa - đặc trưng trường phóng xạ và ô nhiễm các nguyên tố phóng xạ và nguyên tố đi kèm v (Trang 140 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)