Các đề xuất giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tai biến

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ tại ba huyện phong thổ , nông sơn -quảng nam, hàm tân -bình thuận và đề xuất biện pháp phòng ngừa - đặc trưng trường phóng xạ và ô nhiễm các nguyên tố phóng xạ và nguyên tố đi kèm v (Trang 143 - 147)

CHƯƠNG III KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

3.6.2. Các đề xuất giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tai biến

142

Để các biện pháp phòng ngừa đạt hiệu quả cao cần tiến hành bàn giao kết quả điều tra chi tiết về mức độ an tồn phóng xạ của vùng nghiên cứu. Đây là tài liệu để chính quyền xã, huyện, thị trấn nắm bắt được để quản lý mọi hoạt động kinh tế xã hội liên quan trong vùng mà đặc biệt một số vùng có nguy cơ về mức độ an tồn các ngun tố phóng xạ.

Các đơn vị thi công trực tiếp bàn giao bản đồ khoanh vùng an tồn phóng xạ được thành lập sang bản đồ địa chính trong vùng. Trên bản đồ thể hiện mức độ mơi trường phóng xạ (vùng 1, 2 và 3). Thành phần môi trường như suất liều tương đương, nồng độ radon trong khơng khí, hoạt độ phóng xạ, hàm lượng U, Th, K trong nước, trong thực phẩm.

Xác định những vùng khơng an tồn về mơi trường phóng xạ theo kết quả nghiên cứu tổng hợp của đề tài, chính quyền các cấp xây dựng những phương án đối với những vùng liên quan tới mơi trường phóng xạ.

Những khu vực khơng an tồn về mơi trường phóng xạ như dọc cồn cát ven biển có chứa thân sa khống, khu vực khai thác vật liệu xây dựng là những nơi thường xuyên bị rửa trơi vào mùa mưa, gió thổi vào các mùa cuốn theo lượng cát bụi di chuyển vào xung quanh những khu vực lân cận. Ngồi ra chúng cịn phát tán hàm lượng các chất phóng xạ ra ngồi mơi trường xung quanh. Chính vì vậy chính quyền địa phương phải có những biện pháp cứng rắn trong việc cấm phá rừng. Khai thác mỏ đến đâu cần hoàn thổ đến đó. Cần được đánh giá tác động mơi trường trong những vùng khai thác mỏ. Trồng rừng nhằm tạo lớp thực vật phát triển đảm bảo đất cát đỡ bị xói lở và phá hủy những thân quặng trong vùng.

Chính quyền địa phương cần quản lý tốt hoạt động khai thác, chế biến, sử dụng các loại khoáng sản. Các khống sản có ngun tố đi kèm (đi quặng monazit, xenotim cần được sử lý triệt để).

* Tun truyền, nâng cao dân chí về an tồn bức xạ

Phối hợp với cơ quan ban ngành liên quan, các cấp chính quyền, các đồng thể và các cơ quan tun truyền (đài phát thanh, truyền hình, báo chí...) để tuyên truyền nâng cao dân trí, hiểu biết rộng rãi về an toàn bức xạ cũng như hiện trạng môi trường trong khu vực cho nhân dân đang sống trong vùng.

Truyền hình Trung ương cần phối hợp với các nhà khoa học xây dựng chương trình phổ cập kiến thức cơ bản về các nguyên tố phóng xạ, thành phần mơi trường phóng xạ, phương pháp xác định. Đặc biệt truyền đạt tác động sinh học của các tia bức xạ phát sinh từ các chất phóng xạ urani, thori trong vùng đối với cộng đồng trong khu vực. Phát tờ rơi đến các đoàn thanh niên các thơn xã. Đây là lực lượng lịng cốt trong q trình vận động cộng đồng bảo vệ mơi trường và tham gia tích cực trong việc giảm thiểu tác hại của các ngun tố phóng xạ trong mơi trường.

Cung cấp đầy đủ thông tin cho những người sử dụng tài nguyên trong vùng. Đặc biệt là thông tin về số lượng và chất lượng: tài nguyên khoáng sản, các mỏ sa khoáng, thuỷ sản, rừng ngập mặn và tài nguyên đất ngập nước, … Nâng cao nhận thức của người dân địa phương về các nguồn tài nguyên và tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.

143

* Thực hiện công tác đánh giá tác động môi trường đối với các hoạt động kinh tế xã hội. Thực hiện báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm là cơ sở để phát hiện những bất cập trong sử dụng tài nguyên từ đó phát hiện được xung đột giữa các nhóm trong khai thác, sử dụng các loại tài nguyên khoáng sản trong vùng.

* Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và triển khai quy hoạch phân vùng lãnh thổ trên các vùng tài nguyên trong vùng. Thực hiện việc giao các loại tài nguyên lâu dài cho từng nhóm xã hội như: giao đất, giao rừng cho người nông dân, phân vùng đánh bắt cá cho các ngư dân.

* Xây dựng mơ hình quản lý dựa vào cộng đồng để đảm bảo được sự bình đẳng trong quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên giữa các nhóm xã hội, phân chia tài nguyên dựa vào nhu cầu của cộng đồng và nhu cầu phát triển của các nhóm xã hội. * Nâng cao trình độ quản lý và lực lượng quản lý của các cấp lãnh đạo địa phương, kiên quyết xử lý các cấp lãnh đạo vi phạm luật khai thác tài nguyên.

* Xây dựng, định cư

Các cấp, các ngành địa phương cần có qui hoạch chi tiết, tổng thể cho từng nơi, cần hướng dẫn nhân dân không làm nhà trên khu mỏ và các khu vực khơng an tồn phóng xạ và những vùng kiẻm sốt phóng xạ. Nhà ở xây dựng cần thống gió, khơng nên dùng đá granit làm vật liệu xây dựng. Không dùng cát san lấp và cát xây dựng ở khu vực khơng an tồn phóng xạ (vùng 1).

Những vùng có dân định cư ở khu vực khơng an tồn về mơi trường phóng xạ và vùng kiểm soát cần được khám bệnh và theo dõi định kỳ.

Các đơn vị khai thác mỏ khoáng sản và tìm kiếm thăm dị khơng nên làm lán trại cho công nhân ở trong vùng khơng an tồn phóng xạ.

* Sử dụng nguồn nước

Hầu hết các dân cư trong khu vực hiện đang sử dụng nước tại chỗ như nước suối, nước ngầm ngần, nước giếng khơi và nước máy. Tại những khu vực có suất liều xạ chiếu khác nhau (bản đồ suất liều). Các khu vực trên đều nằm trong diện tích và lân cận các khu vực có suất liều xạ thấp tới cao, nhưng ít nhiều bị ảnh hưởng bởi nồng độ radon trong khơng khí, trong nước. Cần sử dụng những bể nổi chứa nước, lọc nước trước khi sử dụng. Không sử dụng nước, trồng cây lương thực, nuôi trồng thủy sản ở một số khu vực có tổng hoạt độ α và β vượt giới hạn cho phép (thượng nguồn sơng Phan, Láng Gịn, dải biển cửa Lagi, Sơn Mỹ, cửa Hà Lạn).

* Sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản

Tại các khu vực khơng an tồn mơi trường phóng xạ, đề nghị chính quyền địa phương không nên trồng cây lương thực, chăn nuôi gia cầm, gia súc và làm những đìa tơm quanh khu vực. Các khu vực này cần được qui hoạch trồng rừng phịng hộ hoặc các loại cây cơng nghiệp giấy trong khi mỏ chưa được khai thác và sử dụng. Đồng thời phải khoanh vùng cắm biển báo khu vực có chứa thân quặng phóng xạ và diện tích khơng an tồn về mơi trường phóng xạ trong vùng.

* Vấn đề tìm kiếm và thăm dị và khai thác khống sản

Trong vùng các hoạt động khai thác và thăm dị khống sản tương đối phát triển, số lượng các mỏ tương đối nhiều, chủ yếu các thân quặng và điểm quặng sa

144

khống có chứa các ngun tố phóng xạ. Trong q trình khai thác với qui mô nhỏ với công nghệ thấp chủ yếu khai thác thủ công, khai thác thổ phỉ. Việc qui hoạch khai thác không đúng không tuân thủ theo luật bảo vệ môi trường, bãi thải nằm ngay ở khu vực khai thác, đuôi quăng không được sử lý tạo thuận lợi cho các nguyên tố phóng xạ phát tán ra mơi trường xung quanh. Chính vì vậy cần ngăn chặn khai thác thổ phỉ, loại bỏ khai thác thủ công, cần phải tuân thủ theo qui định về an tồn phóng xạ.

Hoạt động của việc khai thác khống sản đã mang lại lợi ích lớn về mặt kinh tế và xã hội cho Nhà nước và địa phương. Bên cạnh đó, các hoạt động khai thác và chế biến đã gây ra những tác động về mơi trường như: Ơ nhiễm đất, nước, khơng khí. Ngồi ra, cịn ảnh hưởng tới môi trường sinh thái và cảnh quan trong khu vực làm giảm năng suất và đa dạng sinh học, tài nguyên sinh vật trong vùng (nông nghiệp, ngư nghiệp, rừng ngập mặn, đất ngập nước, cỏ biển, san hô, sinh vật phù du, sinh vật bám đáy), tài nguyên du lịch…. Song các tác nhân gây ơ nhiễm có thể giảm thiểu bằng biện pháp tích cực như:

- Khai thác đồng bộ, khai thác đến đâu phải hồn trả mơi sinh đến đó. - Khai thác có kế hoạch theo đúng qui trình đã phê duyệt.

- Đổi mới công nghệ và thiết bị, dần dần từng bước tự động hoá những khâu thiết yếu (như khâu tuyển chứa nhiều bụi khu có chứa phóng xạ cao).

- Có chế độ bảo hiểm cho cơng nhân và bảo hộ an tồn lao động. - Có chế độ kỷ luật lao động đúng mức.

- Trang bị đầy đủ các điều kiện bảo hộ lao động và an toàn lao động.

- Để đảm bảo môi trường xung quanh, các khu vực có khả năng gây ơ nhiễm phải trồng cây xanh ngăn bụi, xây tường, phun nước định kỳ dạng sương mù, các chất thải phải được chôn cất theo đúng qui trình qui phạm về pháp lệnh an toàn bức xạ.

- Các loại nước thải phải lưu giữ trong hồ hồn tồn và xử lí theo qui định của luật bảo vệ nguồn nước.

- Có chế độ báo cáo định kỳ với cơ quan quản lý môi trường của Sở, Trung Ương về những tác động môi trường xảy ra trong khu khai thác và chế biến.

- Trong trường hợp đột xuất xuất hiện những bệnh tật, nghề nghiệp, nhiễm độc (ung thư, bụi phổi…) cần báo ngay cho cơ quan chuyên môn.

- Hàng năm cần mời những cơ quan chuyên môn kiểm tra khảo sát định kỳ mọi diễn biến diễn ra trong khu khai thác và chế biến.

- Hàng năm cần mở những lớp tập huấn về chuyên môn cho cán bộ phụ trách về an toàn lao động và ô nhiễm trường.

- Hàng năm các công ty khai thác cần thiết bỏ ra một lượng kinh phí đủ để đảm bảo về bảo vệ môi trường.

* Áp dụng các mơ hình sản xuất phát triển kinh tế dựa vào cồng đồng (nuôi tôm sinh thái, sản xuất nông nghiệp sinh thái….). Phát triển du lịch sinh thái tận dụng các tài nguyên hoang sơ để phát huy thế mạnh của địa phương.

Các nghiên cứu hiện nay chỉ ra là các mơ hình du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cần được chú trọng xây dựng. Mơ hình du lịch gắn liền với các nơng trại, các đầm ni tơm và

145

văn hố bản địa. Khi phát triển du lịch sinh thái thì người hoạt động du lịch, nuôi trồng thuỷ sản và nông nghiệp sẽ hoạt động song song cùng những người hoạt động du lịch mà khơng tìm thấy sự đối đầu. Bởi vì “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa, gắn với giáo dục mơi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” (pháp lệnh du lịch Việt Nam). Du lịch sinh thái sẽ đưa khách du lịch tới các vùng hoang sơ, các kỳ quan địa chất, những vùng có cảnh quan đa dạng, độc đáo. Do đó cộng đồng địa phương là những người hiểu rõ nhất các nguồn tài nguyên của địa phương. Sự tham gia của các cộng đồng địa phương sẽ giải quyết được nguồn thu nhập của chính họ. Đồng thời giáo dục du khách bảo vệ các nguồn tài ngun và mơi trường. Đây chính là phương pháp giải quyết sao cho cả hai bên cùng có lợi (giải pháp Win – Win). Theo phương pháp này, các xung đột môi trường được giải quyết trên cơ sở tiết kiệm tài nguyên, môi trường được bảo vệ. Vì vậy mơ hình phát triển du lịch sinh thái kết hợp với ngành nuôi trồng thuỷ sản theo hướng sinh thái, nông nghiệp sinh thái cần được triển khai tối đa.

Tuy nhiên để phát triển theo hướng sinh thái thì cộng đồng địa phương phải là những người có ý thức bảo vệ mơi trường, chính quyền địa phương phải tham gia phân vùng hợp lý. Các khu vực nuôi trồng thuỷ sản phải bảo vệ môi trường một cách tối đa. Phương pháp canh tác nông nghiệp như “nông nghiệp sạch”, IBM phải được áp dụng và hạn chế tối đa thuốc bảo vệ thực vật. Bên cạnh đó xây dựng kè bảo vệ bờ biển, bảo vệ rừng và thảm thực vật ven biển, sử dụng khôn ngoan các vùng bãi biển cần được đẩy mạnh hơn nữa.

Nếu áp dụng đồng bộ các giải pháp nêu trên thì vùng Hàm Tân sẽ từng bước được giải quyết, tạo tiền đề quan trọng cho việc xây dựng xã hội phát triển bền vững trong vùng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ tại ba huyện phong thổ , nông sơn -quảng nam, hàm tân -bình thuận và đề xuất biện pháp phòng ngừa - đặc trưng trường phóng xạ và ô nhiễm các nguyên tố phóng xạ và nguyên tố đi kèm v (Trang 143 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)