5 Dâng cao mực nước biển

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ tại ba huyện phong thổ , nông sơn -quảng nam, hàm tân -bình thuận và đề xuất biện pháp phòng ngừa - đặc trưng trường phóng xạ và ô nhiễm các nguyên tố phóng xạ và nguyên tố đi kèm v (Trang 131 - 134)

CHƯƠNG III KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

3.4. 5 Dâng cao mực nước biển

Theo Cục bảo vệ môi trường Hoa Kỳ, mực nước đại dương sẽ dâng cao so với năm 1985 như sau: 13-55cm vào năm 2025, 23-117cm vào năm 2050 và 56 - 345cm vào năm 2100. Các chuyên gia dự báo mực nước biển sẽ tăng lên từ 0,2 - 0,4m trong

130

50 năm tới và khoảng 0,5-1m trong vòng 100 năm tới. Theo Nguyễn Ngọc Thụy (1995), ở ven biển Việt Nam tốc độ dâng cao mực nước biển hàng năm bình quân 2 mm/năm. Kết quả quan trắc tại trạm Phú Quý cho thấy tốc độ dâng cao mực nước biển trong khu vực là 2,3 mm/năm. Nếu mực nước biển tăng lên 1m thì phạm vi ảnh hưởng của nó sẽ là các vùng đất thấp có độ cao tuyệt đối dưới 10m. Dải ven biển ở Tân Thắng, La Gi, Tân Hải sẽ rơi vào tình trạng ngập lụt. Dâng cao mực nước biển gây mất quỹ đất tại các vùng đất thấp ven biển như vùng cửa La Gi, cửa Hà Lạn; làm cường hố các tai biến xói lở, lũ lụt, nhiễm mặn.

3.4.6. Đổ lở, trượt lở

Trong khu vực nghiên cứu, hiện tượng đổ lở phát triển trên các thành tạo phun trào của hệ tầng Nha Trang tạo nên dạng bờ vách cao có khi tới vài chục mét. Trên các thành tạo này thấy xuất hiện các hệ thống khe nứt, đá bị phong hoá mạnh và khi được kết hợp với các yếu tố ngoại sinh (sóng, gió) sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho đổ lở phát triển. Tai biến đổ lở trong vùng xảy ra trong các phức hệ granit Đèo Cả tại mũi Kê Gà. Đá tại mũi Kê Gà đang bị Phong hóa mạnh tạo ra các khe nứt lớn, phân cắt các đá tạo ra các tảng lăn. Các tảng lăn này có nguy cơ đổ lở rất lớn, loại tai biến này rất nguy hiểm khi mũi Kê Gà đang trở thành điểm thu hút khách du lịch.

Các khu vực chịu ảnh hưởng của hiện tượng này gồm phạm vi khu du lịch Hòn Bà, Đồi Sứ và dọc tuyến đường giao thông từ quốc lộ 1 (708) tới Lagi, quốc lộ 712.

Hiện tượng trượt lở thường xuất hiện tại các thành tạo của tầng cát đỏ Phan Thiết. Từ ngày 19-25/5/2004, do ảnh hưởng của mưa lớn tại khu vực đã xảy ra 3 trận trượt lở liên tiếp tại thôn Tiến Đức, Tiến Phú (Tiến Thành), trên tuyến đường giao thông nối Phan Thiết – Hàm Thuận Nam. Hiện tượng này gây thiệt hại rất lớn cho các khu vực này: làm chết 3 phụ nữ; lấp nhà cửa của hàng chục hộ dân cư, đường giao thông; phá sập cầu giao thông và công trình cơng cộng. Hiện tượng trượt lở cịn xảy ra dọc theo quốc lộ 709 từ Lagi đi Bà Rịa - Vũng Tàu. Trước tình hình như vậy, các chính quyền địa phương cần thực hiện những chính sách di dân tránh xa các khỏi khu vực, tiếp đến phải có sự quy hoạch khu vực nhằm phát triển bền vững nền kinh tế – xã hội của ở khu vực.

3.4.7. Động đất

Vùng biển Hàm Tân được Lê Minh Triết (1986) xếp vào vùng có chấn cấp 6-7 dọc đứt gãy Hòn Khoai-Cà Ná và các đứt gãy F3, F4, F5, F6 có biểu hiện địa chấn cấp 7, dọc bờ có chấn cấp 5. Các trận động đất đo được tại vùng nghiên cứu và khu vực lân cận đều nhỏ hơn cấp 7 ở trong khoảng độ sâu 10 –15 km, thường xảy ra trong phạm vi hẹp (do độ sâu chấn tâm nhỏ). Trong lịch sử, ở khu vực đã xảy ra các trận động đất: cấp 7 xảy ra ở Phan Thiết (năm 1882, 1887) và gần đây là trận động đất 5,3 độ Richter xảy ra ngoài khơi Vũng Tàu (tháng 8/2002). Ngày 6/8/2005ghi nhận có một cơn địa chấn cường độ 5,2 độ Richter (7,69 độ vĩ bắc; 107,09 độ kinh đông). Trong các năm 1960 và 1963, các trận động đất xảy ra ở vùng đảo Hòn Nước (tỉnh Bình Thuận) dọc theo khe nứt hoặc các họng núi lửa.

Phần trên lục địa có mặt của 4 hệ thống đứt gãy chính

- Nhóm đứt gãy phương Đông Bắc-Tây Nam gồm đứt gãy: Phước Bửu - Tân Xuân - Tân Nghĩa và một số đứt gãy nhỏ ở các khu vực Tân Nghĩa. Pha 1 vào Oligocen - Miocen (E3-N1): đứt gãy trượt thuận phải, mặt trượt cắm khoảng 60 - 70°

131

về Đông Nam hoặc Tây Bắc; pha 2 vào Pliocen-Đệ tứ (N2-Q): đứt gãy trượt bằng trái với mặt trượt khá dốc hoặc cắm đứng.

- Nhóm đứt gãy phương Tây Bắc-Đơng Nam gồm các đứt gãy: Sông Dinh và đứt gãy Sông Phan. Pha 1 vào Oligocen- Miocen (E3-N1); pha 2 trong giai đoạn Kainozoi muộn (Kz2).

- Nhóm đứt gãy phương kinh tuyến gồm đứt gãy: Núi Bể - Bình Châu và rất nhiều các đứt gãy nhỏ khác phân bố trong các diện lộ của đá móng trước Kainozoi ở khu vực Tân Nghĩa, Bình Ngãi. Loại thứ nhất có 2 pha hoạt động: pha 1 có lẽ vào Creta muộn (K2 ?); pha 2 vào Pliocen-Đệ tứ (N2-Q). Loại thứ 2 tuổi cổ hơn (có lẽ vào cuối Jura).

- Nhóm đứt gãy phương vĩ tuyến chúng gồm một số đứt gãy qui mô nhỏ phân bố rải rác ở vùng: Tân Minh, Tân Nghĩa, núi Mây Tào... Đây có lẽ là hệ thống đứt gãy rất trẻ, mới phát sinh và hoạt động trong giai đoạn Kainozoi muộn.

Như vậy, khu vực nghiên cứu có khả năng phát sinh các trận động đất cấp 7, cấp rất nguy hiểm. Trong khi đó, khu vực có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế to lớn về dầu khí, du lịch, thuỷ sản, đơ thị hóa… Vì vậy địi hỏi phải có những nghiên cứu phân vùng chi tiết về tai biến này để có những biện pháp phịng tránh tai biến khi nó chưa xảy ra.

3.4.8. Nhiễm mặn

Quá trình nhiễm mặn xảy ra trong khu vực cửa sông Phan, cánh đồng thôn Tân Phong (Tân Thành). Q trình nhiễm mặn tại khu vực cửa sơng Phan do triều cường kết hợp với sóng to lên nước biển lấn sâu vào đất liền. Bên cạnh đó do điều kiện khí hậu khắc nghiệt vùng nghiên cứu ít mưa nên lượng nước mà sông Phan đổ ra, biển rất ít cũng làm cho tai biến nhiễm mặn lấn sâu vào đất liền. Cánh đồng làm muối tại thôn Tân Phong đang ngày càng mở rộng, lượng nước biển được đổ vào các cánh đồng ngày một lớn. Lượng nước biển đôi khi bị tràn ra các khu vực xung quanh cũng làm cho các khu vực cánh đồng cạnh cánh đồng muối bị nhiễm mặn. Hiện tượng nhiễm mặn còn xảy ra dọc theo các lưu vực sông Dinh, sông Phan, sông Cu Tri, suối Cô Kiều.

3.4.9. Nứt đất

Dọc theo các đứt gãy kiến tạo của khu vực thường diễn ra các dịch chuyển từ từ trong giai đoạn Holocen. Chính các chuyển dịch này tạo nên các hiện tượng nứt đất của khu vực. Trong khu vực xã Sơn Mỹ (Hàm Tân), thấy xuất hiện các hệ thống mương xói sâu khoảng 10m, rộng 30-50m phát triển mạnh trên các thềm biển mà hiện nay đang được trồng điều. Nguyên nhân hình thành các mương xói này là do kết hợp các khe nứt kiến tạo với hiện tượng nước ngầm xói mịn đang xảy ra trong khu vực. Hoạt động của các mương xói trên hệ thống khe nứt sẽ là tiền đề cho tai biến trượt lở trong khu vực. Tai biến nứt đất đang chứa đựng những đe doạ tiềm tàng cho con người và nền kinh tế địa phương. Tuy nhiên, hiện nay tai biến này chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là hệ thống các mương xói tại khu vực Sơn Mỹ. Do đó, khu vực nghiên cứu nói chung và Sơn Mỹ nói riêng cần được nghiên cứu cụ thể hơn để chỉ ra nguyên nhân, phương pháp khắc phục và dự báo tai biến này.

132

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ tại ba huyện phong thổ , nông sơn -quảng nam, hàm tân -bình thuận và đề xuất biện pháp phòng ngừa - đặc trưng trường phóng xạ và ô nhiễm các nguyên tố phóng xạ và nguyên tố đi kèm v (Trang 131 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)