CHƯƠNG III KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
3.5. Phân vùng môi trường phóng xạ
3.5.1. Nguyên tắc phân vùng môi trường phóng xạ
Mục tiêu của đề tài là đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ phục vụ bảo vệ sức khỏe cộng đồng và quy hoạch dân cư phát triển kinh tế xã hội bền vững tại các khu vực nghiên cứu. Bởi vậy khác với các tác giả trước đây chỉ phân vùng mơi trường phóng xạ thành các vùng an tồn phóng xạ và các vùng khơng an tồn phóng xạ, trong đề tài đã nghiên cứu phân chia và đánh giá các vùng ô nhiễm do các dị thường phóng xạ theo các mức độ khác nhau.
Đánh giá ơ nhiễm do các dị thường phóng xạ gây ra căn cứ vào nguyên tắc và tiêu chuẩn an tồn phóng xạ trong “Pháp lệnh an tồn và vùng kiểm soát bức xạ” do Quốc Hội ban hành năm 1996 [ ]. Nghị định Chính phủ số N50/1998/NĐ-CP, ban hành năm 1998 “Quy định chi tiết việc thi hành pháp lệnh an tồn và kiểm sốt bức xạ" [ ], các tiêu chuẩn môi trường hữu quan khác của Việt Nam và tiêu chuẩn an toàn Quốc tế “Bảo vệ bức xạ ion hố và an tồn đối với nguồn bức xạ” do cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế ban hành 1996 [ ].
Điều 16 Nghị định Chính phủ số N50/1998/NĐ-CP qui định “Liều bức xạ giới
hạn hàng năm đối với nhân viên bức xạ (đối tượng A) là 20mSv/năm, đối với nhân dân (đối tượng C) là 1mSv/năm. Các giới hạn này bao gồm cả liều chiếu trong và liều chiếu ngồi, khơng kể phông bức xạ tự nhiên”.
Như vậy, theo Nghị định Chính phủ, khu vực có ơ nhiễm phóng xạ là khu vực có giá trị tổng liều tương đương (H) bức xạ trung bình hàng năm vượt quá liều giới hạn đối với nhân dân H>1mSv/năm. Mức độ ơ nhiễm phóng xạ được đánh giá theo mức độ vượt quá giới hạn cho phép của liều tương đương bức xạ và theo mức độ vượt quá định mức giới hạn cho phép của các tham số khác của mơi trường phóng xạ như (nồng độ các ngun tố phóng xạ trong mơi trường khơng khí, nước, đất đá, vật liệu xây dựng, lương thực thực phẩm….) tại địa điểm khảo sát. Để làm sáng tỏ mức độ ô nhiễm phóng xạ và có cơ sở đề xuất giải pháp phòng tránh khắc phục giảm nhẹ thiệt hại, mơi trường phóng xạ được chia thành các mức sau đây.
3.5.1.1. Vùng an tồn phóng xạ: là vùng có tổng liều tương đương bức xạ không vượt quá giới hạn an tồn cho phép H <phơng bức xạ tự nhiên + 1mSv/năm và khơng có bất cứ tham số mơi trường phóng xạ nào vượt q tiêu chuẩn an toàn cho phép (nồng độ cho phép của radon trong khơng khí; giá trị cho phép của tổng hoạt độ
133
cho phép của α và β trong các mẫu nước; hoạt độ cho phép của các chất phóng xạ trong lương thực, thực phẩm; hàm lượng cho phép của các chất phóng xạ trong vật liệu xây dựng …).
3.5.1.2. Vùng ơ nhiễm phóng xạ loại I: có liều tương đương bức xạ vượt quá
tiêu chuẩn an toàn cho phép đối với nhân dân nói chung (đối tượng C) và nằm trong giới hạn 1mSv/năm<H<5mSv/năm. Trên vùng này khơng nên làm nhà ở, cư trú nhưng vẫn có thể lao động, canh tác đồng thời phải có các biện pháp phịng tránh và kiểm sốt bức xạ.
3.5.1.3. Vùng ơ nhiễm phóng xạ loại II: có liều tương đương bức xạ vượt quá
tiêu chuẩn an toàn cho phép đối với đối tượng loại B: cán bộ, công nhân làm trực tiếp với các chất phóng xạ chịu tác dụng của bức xạ phóng xạ (5 mSv/năm < H < 20 mSv/năm), tại đây phải có các biện pháp kiểm sốt và phịng tránh bức xạ như che chắn bức xạ, giảm giờ làm và khám bệnh định kỳ.
3.5.1.4. Vùng ơ nhiễm phóng xạ loại III: có liều tương đương bức xạ vượt
quá tiêu chuẩn an toàn cho phép đối với đối tượng loại A: cán bộ chuyên môn, công nhân làm trực tiếp với các chất phóng xạ (H >20mSv/năm). Đó là những loại vùng chỉ cho phép những cán bộ đã được đào tạo và tập huấn về an toàn bức xạ được làm việc, phải có các biện pháp kiểm sốt phịng tránh nghiêm ngặt như che chắn, giảm giờ làm, đeo khẩu trang, găng tay, khám bệnh định kỳ.
3.5.1.5. Vùng ô nhiễm phóng xạ loại IV: có nồng độ radon trong khơng khí vượt quá tiêu chuẩn cho phép NRn ≥ 150Bq/m3.
3.5.1.6.Vùng ơ nhiễm phóng xạ loại V: có nguồn nước bị ơ nhiễm phóng xạ,
tổng hoạt độ α, β trong nước vượt quá tiêu chuẩn cho phép của Việt Nam TCVN 5945 – 1995 (tổng hoạt độ α > 0,1Bq/l, tổng hoạt độ β >1,0Bq/l).
3.5.1.7. Vùng ô nhiễm phóng xạ loại VI: hàm lượng các chất phóng xạ trong
cây trồng, lương thưc, thực phẩm vượt quá tiêu chuẩn an toàn cho phép, chúng gây ra liều chiếu trong vượt quá Ht > 0,3mSv/năm.
Ngoài việc phân chia các vùng ơ nhiễm phóng xạ theo các tiêu chuẩn an toàn đã được đưa ra trong pháp lệnh [ ], Nghị định Chính phủ [ ] và tiêu chuẩn môi trường [ ] của Việt Nam như trên, chúng tơi cịn căn cứ vào các tiêu chuẩn khác của Cộng Hoà Liên Bang Nga [ ], Trung Quốc và Quốc tế để đánh giá mức độ ô nhiễm nhằm đề xuất các giải pháp phòng ngừa một cách đầy đủ nhất có thể đáp ứng yêu cầu của đề tài nghiên cứu:
- Vùng ơ nhiễm phóng xạ đối với vật liệu xây dựng: các loại đá, vật liệu có hoạt độ phóng xạ >350Bq/kg (hàm lượng urani qU>30ppm, hàm lượng Thô ri qTh> 60ppm) vượt quá tiêu chuẩn an tồn phóng xạ đối với vật liệu xây dựng dân dụng công sở.
Cơ sở tài liệu để đánh giá mức độ ơ nhiễm phóng xạ là các bản đồ đẳng trị và dị thường cường độ bức xạ gamma, bản đồ đẳng trị liều chiếu ngoài bức xạ gamma, bản đồ đẳng trị radon và liều chiếu trong, bản đồ đẳng trị và dị thường các nguyên tố phóng xạ U, Th, K, bản đồ đẳng trị và tổng liều tương đương bức xạ, bản đồ hiện trạng và phân vùng mơi trường phóng xạ và các bảng kết quả phân tích hàm lượng các chất phóng xạ trong đất đá, nước, lương thực thực phẩm và kết quả điều tra y tế xã hội học tại các vùng nghiên cứu.