Mục tiêu cần đạt về kiến thức chương trình Sinh học 11

Một phần của tài liệu Thiết kế một số chủ đề theo hướng dạy học phân hóa trong dạy học sinh học lớp 11 trung học phổ thông (Trang 47 - 54)

Chương Mục tiêu cần đạt về kiến thức

Chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.

- Nêu được sự chuyển hóa vật chất và năng lượng là cơ sở của sự sống; các hoạt động sống xảy ra trong tế bào có mối liên quan với các hoạt động sống xảy ra trong các tế bào khác của cơ quan và của các cơ quan khác trong cơ thể thực vật và động vật.

- Trình bày được các quá trình trao đổi vật chất, vận chuyển và chuyển hóa vật chất, năng lượng trong cơ thể thực vật và động vật.

- So sánh q trình chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật và động vật, từ đó chứng tỏ nguồn gốc chung và sự đa dạng của sinh giới.

Chương II: Cảm ứng

- Nêu được vai trò của cảm ứng là giúp thực vật và động vật tồn tại và phát triển, là cơ sở của sự sống.

39

nhưng biểu hiện cảm ứng ở thực vật và động vật là khác nhau, chứng tỏ sự đa dạng trong phản ứng thích nghi của sinh giới.

Chương III: Sinh trưởng và phát triển.

- Nêu được sinh trưởng và phát triển là một trong những đặc điểm cơ bản của sự sống.

- Trình bày được cơ sở tế bào học của quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật và thực vật.

- Phân biệt được sự khác nhau trong sinh trưởng và phát triển của thực vật và động vật.

- Trình bày được khả năng điều khiển sinh trưởng và phát triển nhằm tăng năng suất và cải thiện phẩm chất của cây trồng, vật ni và chăm sóc sức khỏe con người.

Chương IV: Sinh

sản.

- Nêu được sinh sản là một trong những đặc điểm cơ bản của sự sống, bản chất của sinh sản vơ tính và hữu tính.

- Giải thích được tại sao sinh sản vơ tính và hữu tính đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của loài.

- Trình bày được cơ chế điều hòa sinh sản, cơ sở khoa học của việc ứng dụng kiến thức sinh sản vào thực tiễn trồng trọt và chăn ni, chăm sóc sức khỏe và sinh đẻ có kế hoạch ở người.

2.1.2.2. Về kỹ năng

HS rèn luyện kỹ năng thực hành, thí nghiệm như kỹ năng biết cách xác định cường độ thoát hơi nước ở hai mặt lá, cách bón phân và xác định vai trị của phân bón, cách chiết rút sắc tố quang hợp, phát hiện hô hấp ở thực vật, xác định hướng trọng lực ở cây, biết cách đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người (nhịp tim, huyết áp, thân nhiệt) trong phịng thí nghiệm, ở vườn trường hoặc ở trong thực tiễn sản xuất. Từ đó HS có thể phát triển tư duy thực nghiệm, nghiên cứu so sánh các chỉ tiêu sinh lí ở những cá thể khác nhau, khái quát thành những nhận xét, kết luận. HS bước đầu làm quen với một số phương tiện và phương pháp thực nghiệm về sinh lý thực vật, sinh lý người và động vật thông qua các bài thực hành.

40

2.1.2.3. Về thái độ

Khi tiến hành các thí nghiệm ở trong phịng thí nghiệm, ở vườn trường hay trong thực tiễn sản xuất, HS tự mình chứng minh được một số hoạt động sống của cơ thể thực vật và động vật; từ đó rèn luyện cho HS thế giới quan khoa học, tinh tinh thần trách nhiệm, tính trung thực, tạo hứng thú tìm hiểu về thế giới sinh vật.

HS nhận thức được vai trò quan trọng của thiên nhiên, của mơi trường, từ đó hình thành nên tình yêu thiên nhiên; trân trọng, giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên, có ý thức bảo vệ sức khỏe; có ý thức lao động sản xuất, tránh xa những tệ nạn xã hội.

2.1.2.4. Về năng lực

Phát triển các loại năng lực chung và đặc lực đặc thù của bộ môn Sinh học: - Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực đặc thù môn Sinh học: Năng lực nhận thức kiến thức sinh học, năng lực tìm hiểu thế giới sống, năn lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.

2.1.3. Nội dung chương trình, Sách giáo khoa Sinh học 11 phù hợp với dạy học phân hố phân hố

Trong chương trình Sinh học 11, mỗi đặc trưng của thế giới sống được nghiên cứu song song ở cả đối tượng thực vật và động vật (chuyển hóa vật chất và năng lượng, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản). Khi nghiên cứu tách bạch các đối tượng thực vật và động vật trong việc nghiên cứu đặc trưng của sinh giới sẽ hình thành cho người học hệ thống khái niệm Sinh học phản ánh từng cấu trúc, hiện tượng, quá trình. Nội dung chương trình Sinh học 11 cũng được xây dựng theo hướng tiếp cận cấu trúc – chức năng: mỗi cơ quan, bộ phận trong cơ thể đều có cấu trúc phù hợp với chức năng. Đây là nội dung rất hay và cực kì lí thú giúp HS có thể tìm hiểu về cấu tạo và khám phá về cách thức vận động của cơ thể thực vật và động vật nên rất dễ tạo được hứng thú học tập cho người học nếu người học được quan tâm đến PCHT.

Nội dung SGK Sinh 11 được thiết kế theo các chủ đề có tính khái quát, gắn liền với các hoạt động thực hành, trải nghiệm; giúp HS tìm tịi, khám phá, phát triển

41

năng lực nhận thức, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. Trên cơ sở đó, HS định hướng được ngành nghề để tiếp tục học và phát triển.

Vì vậy, nội dung chương trình, SGK Sinh học 11 phù hợp với nhiều PCHT khác nhau của HS, đáp ứng và phát huy được sở trường của mỗi cá nhân, giúp phát triển năng lực và định hướng nghề nghiệp cho HS.

2.2. Áp dụng dạy học phân hóa trong dạy học Sinh học lớp 11 trung học phổ thơng

2.2.1. Quy trình dạy học phân hóa

Trên cơ sở nghiên cứu về lí luận và thực tiễn của DHPH, dựa trên nguyên tắc của DHPH và nội dung Sinh học 11 THPT, chúng tơi đề xuất quy trình thiết kế và tổ chức DHPH theo các bước như sau:

Hình 2.1. Quy trình dạy học phân hóa

2.2.1.1. Nhận diện, phân loại đối tượng học sinh theo năng lực nhận thức và phong cách học tập.

GV cần phải phân loại đối tượng HS chính xác. Muốn vậy, GV cần thực hiện những đánh giá ban đầu (chính thức hoặc khơng chính thức) ở một thời điểm gần nội dung bài dạy.

- Phương pháp phân hóa năng lực nhận thức của HS

Để thực hiện DHPH HS, GV cần tìm hiểu và phân loại HS ở các mức độ nhận thức khác nhau, căn cứ vào bảng điểm tổng kết môn học của HS, phân chia HS thành các mức độ khác nhau: Giỏi ≥ 8,0 điểm; 6,5 ≤ Khá < 8,0 điểm; 5,0 ≤ Trung bình < 6,5 điểm; Yếu < 5,0 điểm. Sử dụng bài kiểm tra 1 tiết về các nội dung đã học

Bước 1. Nhận diện, phân loại đối tượng học sinh theo năng lực nhận thức và phong cáchhọc tập.

Bước 2.Thiết kế các hoạt động dạy học.

Bước 3. Tổ chức tiến trình dạy học

42

trong chương/ phần trước đó để đánh giá mức độ nhận thức của HS đang ở mức nào trong 4 mức: nhớ/biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao.

- Phương pháp xác định PCHT của HS

Sử dụng bộ câu hỏi khảo sát PCHT của Fleming phiên bản 8.1 có chỉnh sửa để phù hợp với HS cấp THPT [64]. Bộ câu hỏi này có 16 câu hỏi nhiều lựa chọn. Căn cứ vào câu trả lời của HS để xếp HS vào 1 trong 4 nhóm: V - Học kiểu nhìn, A - Học kiểu nghe, R/W - Học kiểu đọc/viết, K - Học kiểu vận động .

Theo Nguyễn Lăng Bình và cộng sự: Hồ sơ học tập là tài liệu chứng minh cho sự tiến bộ của học sinh, trong đó học sinh được tự đánh giá về bản thân, nêu những điểm mạnh, điểm yếu, sở thích của mình, tự ghi lại kết quả học tập trong quá trình học, tự đánh giá đối chiếu với mục tiêu học tập đã đặt ra để nhận ra sự tiến bộ hay chưa tiến bộ, tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục trong thời gian tới…Để DHPH được HS thì hồ sơ học tập vơ cùng quan trọng giúp đảm bảo mục đích phân hóa người học đồng thời là công cụ để giáo viên, học sinh đánh giá và tự đánh giá quá trình học tập của người học [4].

2.2.1.2. Thiết kế các hoạt động dạy học

* Nguyên tắc thiết kế các hoạt động học tập

Dựa trên nghiên cứu của Phan Thị Thanh Hội, Võ Thị Thúy Loan (2019) [15], khi xây dựng các hoạt động DHPH cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Hoạt động học tập phải dựa trên “vùng phát triển gần” về năng lực nhận thức của HS: Theo quan điểm “vùng phát triển gần nhất” của L.X.Vygotsky, trình

độ ban đầu của HS là “vùng phát triển hiện tại”, từ mức độ này cho phép HS lĩnh hội được kiến thức mới gần nhất với kiến thức cũ. Nhiệm vụ của GV là phải tổ chức các hoạt động DH để HS đạt được vùng phát triển gần từ đó giúp phát triển trình độ nhận thức dần từng bước từ thấp đến cao. Các nhiệm vụ học tập phải phù hợp với năng lực nhận thức và có độ khó tương ứng với giới hạn cao nhất của vùng phát triển gần nhất của HS. Những HS yếu, kém cần có sự hỗ trợ từ GV và bạn bè, HS khá, giỏi thì địi hỏi mức độ cao hơn để kích thích được tư duy, sáng tạo của các em. - Hoạt động dạy học phải đảm bảo tính hệ thống: DHPH đòi hỏi GV phải chuẩn bị kỹ lưỡng lộ trình và có những điều chỉnh, bổ sung trong quá trình thực

43

hiện DHPH hướng tới việc dạy học dựa trên những trí thơng minh nổi trội của HS và tìm cách phát hiện, phân hóa, phát triển các trí thơng minh chưa nổi trội và trong quá trình dạy học thì GV phải thực sự làm việc một cách nghiêm túc và đam mê với HS của mình. GV cần đảm bảo mối liên hệ và sự kế thừa trong mỗi thao tác thực hiện hướng tới mục tiêu dạy học.

- Hoạt động học tập phải dựa trên sự đa dạng PCHT của HS: PCHT bao gồm

những đặc điểm riêng biệt của cá nhân về sự nhận thức, cảm xúc, hứng thú… PCHT phản ánh cách tốt nhất để cá nhân tiếp nhận, xử lí, lưu trữ và phản hồi thông tin. Để đạt được mục tiêu dạy học, GV cần phải giúp cho mỗi HS có thể tiếp thu kiến thức và rèn luyện kĩ năng một cách thuận lợi và dễ dàng nhất. Vì thế, khi thiết kế các hoạt động học tập phải dựa trên PCHT hiện có của HS trong lớp. Đó là cách GV thu hút tất cả HS cùng nhiệt tình, chủ động tham gia các hoạt động học tập để chiếm lĩnh kiến thức và rèn luyện kĩ năng.

- Hoạt động học tập phải dựa trên đa dạng trí tuệ của HS: Mỗi cá nhân HS sẽ

có một kiểu trí thơng minh vượt trội và mỗi phương pháp dạy học khơng thể hồn tồn phù hợp và đạt hiệu quả với tất cả HS trong một lớp học. Vì vậy, để đáp ứng được yêu cầu phát triển năng lực trí tuệ cho từng HS trong một lớp học đa trí tuệ thì GV phải phân hóa HS, vận dụng phối hợp linh hoạt các phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp nhất với các đặc điểm trí tuệ khác nhau của HS.

- Hoạt động học tập phải dựa trên đặc điểm vùng miền của HS: Khi thiết kế các

hoạt động học tập đặc biệt là các hoạt động trải nghiệm, GV không chỉ chú ý đến khả năng tiếp nhận thông tin của HS mà còn cần quan tâm đến các đối tượng, hiện tượng, tình huống xảy ra hằng ngày xung quanh HS. GV cần hiểu rõ tình hình thực tế ở địa phương, tìm mối liên hệ giữa kiến thức bài học và hoàn cảnh địa phương để thiết kế các hoạt động học tập trải nghiệm phù hợp với các đối tượng HS.

- Hoạt động học tập phải phù hợp với đặc trưng môn học: GV cần áp dụng

phương pháp phù hợp đặc trưng môn Sinh học, đặc điểm đối tượng HS, điều kiện của từng lớp học. Đối với lớp học có điều kiện đầy đủ máy móc, GV có thể chiếu phim, ảnh ở mỗi bài nhưng với lớp bình thường, có thể dùng tranh lớn để thay thế. GV hướng dẫn HS phương pháp tự học, khả năng hợp tác, thuyết trình và làm việc

44

nhóm. Hoạt động thảo luận sẽ tăng cường trí thơng minh ngơn ngữ và giao tiếp. Trong dạy môn Sinh học, GV thiết kế và tổ chức cho HS những buổi học thực nghiệm ngoài thiên nhiên tạo điều kiện để HS được trải nghiệm, rèn luyện kỹ năng quan sát, hịa mình vào thiên nhiên. Đó là cách để phát huy trí thơng minh tự nhiên của HS.

- Hoạt động dạy học thống nhất về nguyên tắc nhưng linh hoạt, sáng tạo trong

biện pháp thực hiện: Sự thống nhất về nguyên tắc đảm bảo tính đồng nhất và sự hợp

lý trong q trình dạy học cịn sự sáng tạo sẽ là yếu tố tạo điều kiện để quá trình dạy học được thông suốt, mềm dẻo. HS là những chủ thể đa dạng có trí tuệ, khả năng nhận thức, điều kiện gia đình, tính cách riêng. Ngồi ra cịn các yếu tố tâm sinh lý, những trải nghiệm, những biến động trong cuộc sống đòi hỏi người GV cần có sự nhạy bén trong quan sát và có những ứng xử sư phạm phù hợp.

* Xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch dạy học phân hóa

Căn cứ vào thơng tin về năng lực nhận thức, PCHT của học sinh, kết hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ, GV xây dựng mục tiêu dạy học cho từng đối tượng HS, lựa chọn các nội dung dạy học và tiến hành quy trình dạy học theo DHPH.

Dựa trên các nguyên tắc nêu trên và nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thu Anh (2017) [1], chúng tôi xác định quy trình thiết kế các hoạt động học tập vận dụng DHPH được tiến hành như sau:

- Xác định mục tiêu bài học

GV xác định mục tiêu kiến thức của bài học, mục tiêu năng lực, phẩm chất. Sau đó phân hóa mục tiêu bài học theo các mức độ nhận thức khác nhau phù hợp với năng lực nhận thức và PCHT của từng HS hoặc nhóm HS trong lớp học.

- Xác định mạch nội dung của chủ đề

GV nghiên cứu phân chia chủ đề thành các mạch nội dung kiến thức. Trên cơ sở các mạch nội dung này GV tiến hành thiết kế các hoạt động học tập phù hợp với từng nhóm HS. Tùy thuộc mạch nội dung mà GV có thể tổ chức các hoạt động DHPH hay không. Những mạch nội dung có thể sử dụng tổ chức dạy học theo nhiều hình thức, vận dụng đa dạng các phương pháp, kĩ thuật dạy học khác nhau, GV có thể tổ chức DHPH.

45

+ Thiết kế nhiệm vụ học tập phù hợp với mỗi nhóm PCHT: Trên cơ sở lựa chọn được mạch nội dung để tổ chức DHPH, GV tiến hành thiết kế nhiệm vụ học tập phù hợp với các nhóm PCHT. Thiết kế hoạt động DHPH theo PCHT của HS, yêu cầu đặt ra là các nhiệm vụ GV thiết kế và giao cho HS phải phù hợp với PCHT của mỗi HS, nhằm kích thích hứng thú và tính chủ động tích cực của HS. Chúng tôi xác định nhiệm vụ học tập cho HS phù hợp với PCHT như bảng 2.3.

Các hoạt động học tập phải được thiết kế rõ ràng, phù hợp với PCHT, trình độ nhận thức, kiến thức nền tảng của người học. Nhiệm vụ trong các hoạt động học tập phải được thiết kế theo mức độ từ dễ đến khó nhằm đáp ứng các trình độ khác nhau

Một phần của tài liệu Thiết kế một số chủ đề theo hướng dạy học phân hóa trong dạy học sinh học lớp 11 trung học phổ thông (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)