STT Năng lực Số GV % GV
1 Năng lực giải quyết vấn đề. 27 64,29
2 Năng lực hợp tác. 3 7,14
3 Năng lực sáng tạo. 15 35,71
4 Năng lực thực hành . 12 28,57
5 Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. 23 54,76
35
Qua số liệu điều tra có thể thấy rằng, phần lớn GV được điều tra cho rằng việc vận dụng quan điểm DHPH góp phần phát triển một số năng lực như năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, năng lực tự học, năng lực thực hành, năng lực sáng tạo. Các GV được điều tra đều cho rằng DHPH góp phần thúc đẩy HS học tập tích cực, đáp ứng được sự đa dạng của HS về PCHT, trình độ nhận thức...; đồng thời nâng cao năng lực của người học và nâng cao chất lượng giáo dục.
Các GV được điều tra cho biết có nhiều khó khăn trong việc áp dụng DHPH như: GV chưa thực sự hiểu rõ về DHPH, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học còn thiết thốn, mất nhiều thời gian để thiết kế bài dạy theo hướng DHPH, HS chưa được làm quen với các PPDH tích cực.
1.3.2. Kết quả điều tra về phong cách học tập của học sinh
Để nghiên cứu cơ sở thực tiễn của đề tài, chúng tôi đã tiến hành điều tra PCHT của HS ở 04 lớp 11 Toán (32 HS), 11 Lý (34 HS), 11 Hóa (32 HS), 11 Tin (33 HS) trường THPT chun Hồng Văn Thụ. Chúng tơi sử dụng mơ hình PCHT VARK Neil Fleming (gồm 4 kiểu PCHT là học theo kiểu nhìn, học theo kiểu nghe, học theo kiểu đọc viết và học theo kiểu vận động). Kết quả điều tra PCHT từ 131 HS của 04 lớp thuộc 11 trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ như sau: