Van tiết lưu (Van giãn nở)

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa trên ô tô (Trang 38 - 39)

Ga lỏng sau khi đi qua bình chứa/hút ẩm được phun ra từ một van tiết lưu làm cho ga lỏng giãn nở đột ngột và biến thành dạng sương mù cĩ áp suất và nhiệt độ thấp. Điều chỉnh lượng ga cấp cho giàn lạnh dựa trên tải làm mát để tạo hiệu quả làm lạnh cực đại tại mọi thời điểm. Kết quả là ga lỏng liên tục biến thành trạng thái khí ở cửa ra của giàn lạnh mà khơng phụ thuộc vào tải lạnh và tốc độ máy nén.

Van giãn nở gồm cĩ: - Van giãn nở áp suất khơng đổi. - Van giãn nở kiểu nhiệt.

Lượng ga đi vào van giãn nở sau khi đã được hĩa lỏng trong giàn nĩng được quyết định bởi dịch chuyển của chuyển động thẳng đứng của van, phụ thuộc vào sự chênh lệch giữa áp suất bay hơi Pf bên trong ống cảm biến nhiệt và tổng của áp suất Ps và Pe, trong đĩ Ps là áp suất giữ tạo bởi lị xo nén và Pe là áp suất bay hơi bên trong giàn lạnh. Khi tải làm lạnh lớn, nhiệt độ của khí ga ở cửa ra của giàn lạnh sẽ cao. Do đĩ, nhiệt độ và áp suất trong ống cảm biến nhiệt sẽ cao nên van bị ấn xuống làm cho một lượng ga lớn tuần hồn trong hệ thống. Ngược lại, khi tải lạnh nhỏ, sẽ xảy ra tác động ngược lại làm cho một lượng ga ít lưu thơng trong hệ thống.

Hình 1.38. Van tiết lưu.

Van giãn nở nhiệt cĩ hai kiểu, phụ thuộc vào vị trí đo áp suất bay hơi trong giàn lạnh. Cả hai đều cĩ cùng nguyên lý hoạt động.

- Kiểu cân bằng trong. - Kiểu cân bằng ngồi.

* Bài tập: Nhận dạng cấu tạo, nguyên lý hoạt động của van tiết lưu.

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa trên ô tô (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)