II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI
2.2. Phân tích thực trạng phát triển các ngành, lĩnh vực
2.2.1. Khu vực kinh tế nơng nghiệp
Thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao gắn với nhân các mơ hình sản xuất có hiệu quả, các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung với các loại cây trồng, vật ni có lợi thế và liên kết các doanh nghiệp. Ngành nông nghiệp được phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế và đầu ra tiêu thụ cho người nơng dân; khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp bền vững gắn với bảo vệ môi trường. Từ thực tế sản xuất, các loại cây trồng kém hiệu quả, năng suất thấp được chuyển đổi sang trồng các loại cây công nghiệp lâu năm, sử dụng giống mới cho năng suất; cơng tác cơ giới hóa được chú trọng đẩy mạnh.
Tình hình sản xuất nơng nghiệp trên địa bàn tương đối ổn định. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản (giá so sánh năm 2010) năm 2020 đạt 2.759 tỷ đồng, tăng 1.244 tỷ đồng so với năm 2011. Cơ cấu sản xuất giữa nông nghiệp - lâm nghiệp và thủy sản năm 2020 chiếm tỷ lệ 80,24%, 0,16% và 19,8%.
Về trồng trọt: tổng diện tích cây trồng trên địa bàn huyện đạt 20.954 ha.
Trong đó: cây hàng năm 18.961 ha (trong đó: cây lúa 10.198 ha, sản lượng 66.505 tấn; cây bắp có 2.412 ha, sản lượng 19.072 tấn; cỏ chăn nuôi 1.366,7 ha, sản lượng 83.193 tấn;...) và cây lâu năm có 1.993 ha (trong đó: nho có diện tích 466,9 ha, sản lượng 11.473 tấn; táo có diện tích 739,2 ha, sản lượng 29.920 tấn,...).
Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhiều mơ hình mới được triển khai thí điểm, nhân rộng đem lại hiệu quả gắn liền với bao tiêu sản phẩm, như: nhân rộng cánh đồng lúa lớn, cánh đồng lớn trồng bắp, cánh đồng lớn trồng măng tây, mơ hình thâm canh táo,... hàng năm thực hiện chuyển đổi diện tích trồng lúa sang cây trồng khác hiệu quả, tiết kiệm nước từ 150 ha đến 430 ha.
Giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích sản xuất 195,2 triệu đồng/ha, tăng 23,7 triệu đồng/ha so với năm 2015.
Về chăn ni: tình hình chăn ni trên địa bàn huyện trong giai đoạn 2015-2020
tương đối ổn định. Tổng đàn gia súc tồn huyện năm 2020 có 131.582 con, trong đó: tổng đàn trâu 1.145 cịn, bị 24.340 con, đàn lợn có 20.500 con, đàn dê cừu 85.567 con và đàn gia cầm có trên 680 nghìn con. Tổng đàn chăn nuôi gia súc, gia cầm được chăn ni theo hướng an tồn dịch bệnh, tỷ lệ tiêm phòng đều đạt tiến độ so với kế hoạch đề ra, công tác kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm tập trung được quản lý chặt chẽ góp phần quan trọng vào kiểm soát dịch bệnh, đồng thời cung cấp các sản phẩm chăn ni an tồn trên địa bàn huyện.
Về nuôi thủy sản: Tổ chức quy hoạch lại vùng ni hợp lý, đa dạng hóa đối
Trang 22
xuất tôm giống chất lượng cao cấp quốc gia tại xã An Hải với 214 cơ sở đang hoạt động, xuất bán trên 13,03 tỷ con Post.15, góp phần thực hiện hiệu quả chủ trương xây dựng Ninh Thuận trở thành trung tâm giống cả nước. Diện tích ni trồng thủy sản năm 2020 có 192 ha, sản lượng trên 2.214 tấn.
Về lâm nghiệp: Công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng
được tăng cường; Phịng, chống cháy rừng có hiệu quả, đã xử lý các vụ vi phạm. Thường xuyên phát động phong trào trồng cây xanh trong nhân dân, trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi, núi trọc, tổ chức trồng rừng giai đoạn 2016-2020 đạt 366 ha; tỷ lệ che phủ rừng đạt 22,36%.
2.2.2. Khu vực kinh tế công nghiệp, xây dựng
Tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2011 -2020 đạt 27,15 %. Giá trị sản xuất toàn ngành CN-TTCN đến năm 2020 đạt 2.949 tỷ đồng (giá so sánh 2010), tăng 2,57 lần so với năm 2015 ( 1.148 tỷ đồng) và tăng 8,69 lần so với năm 2020 ( 339 tỷ đồng)
Hạ tầng 3 làng nghề Bàu Trúc, Mỹ Nghiệp, Chung Mỹ được tập trung đầu tư nâng cấp, áp dụng khoa học - kỹ thuật, giảm thiểu tác động môi trường, đẩy mạnh xúc tiến thị trường, kết hợp với phát triển du lịch nên sản phẩm làng nghề tăng nhanh về quy mô và chất lượng. Quản lý và khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên vật liệu xây dựng trên địa bàn như cát xây dựng, đá chẻ, vật liệu san lấp.
Công nghiệp chế biến được chú trọng phát triển gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật ni. Các mơ hình sản xuất chế biến nho, táo, rau sạch, nhất là sản phẩm rượu vang nho, mật nho, nho sấy khơ đã hình thành và phát triển, từng bước tạo thương hiệu, uy tín trên thị trường, kích thích sản xuất nơng nghiệp phát triển. Tổng dự án hồn thành đến năm 2020 có 11 dự án 443,2 mW/11.330 tỷ đồng; có 37 doanh nghiệp, hộ gia đình lắp điện mặt trời áp mái nhà với tổng công suất 6,5 mW và 3 dự án đang thi công; đưa vào vận hành trạm biến áp 220kV, giúp giải tỏa công suất cho các dự án trên địa bàn huyện.
Về xây dựng: Công tác quản lý nhà nước về xây dựng và đô thị được quan tâm thực hiện hiệu quả. Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, quản lý đầu tư đô thị và các cụm dân cư nơng thơn có nhiều chuyển biến tích cực. Hồn thành 15 đồ án quy hoạch xây dựng đô thị và nông thơn, đầu tư 10 khu dân cư, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, giải quyết nhu cầu đất ở, tạo kiến trúc cảnh quan và kêu gọi đầu tư. Hạ tầng đô thị từng bước được quan tâm đầu tư, giải quyết cơ bản tình trạng ngập úng, vệ sinh mơi trường, bộ mặt đơ thị có nhiều đổi thay, khởi sắc.
Xây dựng cơ bản: Nhiều cơng trình, dự án hạ tầng kinh tế, xã hội phục vụ phát triển được quan tâm đầu tư, hoàn thành và đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả. Trong giai đoạn 2016-2020 đã hồn thành 160 cơng trình kỹ thuật và hạ tầng xã hội, trong đó có các cơng trình quan trọng như: đầu tư nâng cấp hệ thống chiếu sáng, hệ thống giao thơng, cấp thốt nước, cây xanh, hệ thống kênh mương, 38 trường học với 233 phịng học, 7 trạm y tế, các cơng trình văn hóa, thể thao. Đến nay 100% đường trục xã, 75% đường trục thôn - khu phố, 100% kênh mương cấp
Trang 23
1, 80% kênh cấp 2, 85% kênh cấp 3 được đầu tư kiên cố hóa, nâng cấp; 99,9% hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia; 80% trường học đạt chuẩn về cơ sở vật chất.
2.2.3. Khu vực kinh tế dịch vụ.
Giá trị sản xuất (giá so sánh năm 2010) năm 2020 đạt 2.916 tỷ đồng; dịch vụ tập trung chủ yếu trên các lĩnh vực bưu chính-viễn thơng, xăng dầu, giao thơng vận tải, dịch vụ nông nghiệp và du lịch. Hệ thống cơ sở hoạt động của ngành thương mại, dịch vụ ngày càng đa dạng và có nhiều thành phần kinh tế tham gia. Các hoạt động kinh doanh, bn bán, vận tải, cơ khí, bưu chính-viễn thơng, tín dụng - ngân hàng... được chú trọng phát triển, đáp ứng yêu cầu đời sống của nhân dân, hỗ trợ cho sản xuất.
- Thương mại: từng bước đầu tư hạ tầng chợ đáp ứng các hoạt động thương mại, hình thức các điểm bán, phân phối hàng hóa. Đến năm 2020 có 5.794 cơ sở thương mại, tăng gấp 3,7 lần so với năm 2015. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2020 đạt 4.451 tỷ đồng, tăng 2,4 lần so với năm 2015.
- Dịch vụ: hoạt động dịch vụ bưu chính-viễn thơng, tín dụng, bảo hiểm, dịch vụ ăn uống, xăng dầu, giao thông vận tải, dịch vụ nông nghiệp, … được chú trọng phát triển. Đến nay 100% các xã, thị trấn có bưu điện, hệ thống viễn thơng đáp ứng nhu cầu thông tin, liên lạc và sử dụng mạng; các tổ chức tín dụng cùng các dịch vụ ngân hàng, điện tử được quan tâm mở rộng, hỗ trợ tích cực cho sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân.
- Du lịch: Hạ tầng và loại hình du lịch tiếp tục được quan tâm đầu tư, từng bước phát triển. Hoạt động du lịch phát triển góp phần tăng trưởng kinh tế. Xây dựng hiệu quả mơ hình “Du lịch cộng đồng dựa vào di sản tại làng gốm Bàu Trúc” và bước đầu triển khai mơ hình du lịch cộng đồng tại xã Phước Thuận, An Hải và TT Phước Dân. Công tác xúc tiến, quảng bá, tiếp thị các sản phẩm du lịch được quan tâm chú trọng, thu hút du khách đến tham quan ngày càng tăng, bình quân hàng năm thu hút số du khách tham quan đạt trên 300.000 lượt khách, tăng 5 lần so với giai đoạn trước.