1.1. Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
1.1.1. Phương hướng phát triển:
Tiếp tục quán triệt quan điểm phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường là trung tâm; xây dựng, phát triển con người, văn hóa là mục tiêu, là nền tảng tinh thần động lực phát triển. Tập trung nâng cao hiệu quả, chất lượng tăng trưởng; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của huyện; huy động có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển. Giữ vững ổn định chính trị, trật tự an tồn xã hội, đảm bảo vững chắc quốc phòng - an ninh, nâng cao hiệu quả đối ngoại. Tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.
Tập trung thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước cho phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao theo hướng ổn định, bền vững; không ngừng nâng cao quy mô, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế; khai thác có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Đi đôi với phát triển kinh tế, chú trọng phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa- xã hội. Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm, giảm nghèo; đảm bảo an sinh xã hội; từng bước thu hẹp khoảng cách về thu nhập, về đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, giữ vững sự ổn định về chính trị - xã hội để tập trung phát triển kinh tế.
Huy động tối đa mọi nguồn lực để tiếp tục đầu tư đồng bộ, hiện đại hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng hạ tầng giao thông vận tải phải đảm bảo kết nối đồng bộ, phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh Ninh Thuận. Tập trung nâng cấp, xây dựng mới các cơng trình, dự án về: năng lượng, thơng tin liên lạc, cấp nước, thu gom và xử lý nước thải, nghĩa trang, y tế, văn hóa, giáo dục, thể thao, thương mại, dịch vụ công cộng, cây xanh, công viên.
Tiếp tục phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm và xây dựng nông thôn mới nâng cao, đi đôi với bảo vệ môi trường.
1.1.2. Mục tiêu cụ thể:
*. Chỉ tiêu kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hàng năm: 12-13%/năm trong giai đoạn 2021-2025 và 19-20%/năm trong giai đoạn 2026-2030, cả giai đoạn 2011-2020 tăng bình quân 15-17%/năm. Trong đó:
- Cơ cấu kinh tế của Huyện chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và ngành dịch vụ, thương mại, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Đến năm 2025 cơ cấu kinh tế là Công nghiệp, xây dựng (36,91%) - Dịch vụ, thương mại (33,97%) - Nông nghiệp (29,12%) và đến năm 2030: Công nghiệp (47,68 %) - Dịch vụ (32,72 %) - Nông nghiệp (19,53%).
Trang 75
- Thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân hàng năm từ 6% - 8%. - Xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao 8/8 xã (đạt 100%).
*. Chỉ tiêu xã hội
- Số lao động được giải quyết việc làm 2.900 lao động/năm. - Tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 70%.
- Tỷ lệ hộ nghèo phấn đấu hàng năm giảm 1,2 % (theo tiêu chí mới của Tỉnh) - Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 95%.
- Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi tiếp tục duy trì dưới 7 %. - 100% trạm y tế xã, thị trấn duy trì chuẩn quốc gia về y tế.
- Trên 70% trường Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT công lập đạt danh hiệu đạt chuẩn Quốc gia.
*. Chỉ tiêu môi trường
- Tỷ lệ các xã, thị trấn được thu gom rác thải trên 98 %;
- Tỷ lệ hộ gia đình nơng thơn có cơng trình hợp vệ sinh trên 98%; - Duy trì và phát triển tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 22% trở lên.
- Tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh đạt 99,9 %.
1.2. Quan điểm sử dụng đất.
- Thứ nhất, khai thác triệt để, sử dụng toàn bộ quỹ đất đai vào các mục đích
cụ thể. Sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, đúng pháp luật, lấy giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất đai làm thước đo để bố trí cây trồng, vật ni, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp năng lượng, thương mại du lịch, đô thị, khu dân cư... theo quy hoạch và kế hoạch. Từng bước phân bổ sử dụng quỹ đất phù hợp đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội qua các thời kỳ của huyện, tạo nền tảng vững chắc cho sự nghiệp phát triển của huyện.
- Thứ hai, sử dụng đất chuyên dùng, đất ở cần triệt để tiết kiệm, bố trí sử
dụng các loại đất này vừa căn cứ vào điều kiện thực tế và các yêu cầu trước mắt, vừa phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu phát triển về lâu dài theo xu hướng tăng dần các tiêu chuẩn về chất lượng môi trường và nâng cao mức sống của nhân dân, đáp ứng được nhu cầu đơ thị hố của huyện.
- Thứ ba, sử dụng hợp lý và bền vững quỹ đất sản xuất nông nghiệp trên cơ
sở bảo vệ đất sản xuất nơng nghiệp có năng suất cao, đặc biệt đất chuyên trồng lúa nước để đảm bảo an ninh lương thực lâu dài.
- Thứ tư, quá trình đẩy mạnh đơ thị hố; cơng nghiệp hố cần phải phân
tích, xem xét kỹ các tác động của việc chuyển mục đích sử dụng đất sản xuất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp và vấn đề đào tạo, chuyển đổi nghề cho nông dân để tránh những hậu quả tiêu cực. Vì vậy, cần phải duy trì và bảo vệ đất sản xuất nơng nghiệp; nhất là các vùng đất tốt đang trồng lúa nước, cây hàng năm khác… Hạn chế mức thấp nhất việc sử dụng đất sản xuất nông nghiệp vào các mục đích phi nơng nghiệp, đặc biệt đối với đất chuyên trồng lúa nước để đảm bảo
Trang 76
an ninh lương thự.
- Thứ năm, Đảm bảo bảo vệ môi trường và cải tạo môi trường đất để sử
dụng ổn định lâu dài. Duy trì diện tích rừng phịng hộ, rừng sản xuất ở khu vực đồi núi dốc phía Tây huyện để đảm bảo độ che phủ đầu nguồn cho các hồ thủy lợi Lanh Ra, Bầu Zơn, Tà Ranh và hạn chế xói mịn rửa trơi đất ở khu vực có địa hình dốc từ 250 trở lên. Tăng tỷ lệ cây xanh đô thị tại thị trấn Phước Dân và đô thị ven bờ sông Dinh; quy hoạch các khu đô thị xây dựng phải đảm bảo tỷ lệ cây xanh trong cơ cấu sử dụng đất. Hình thành các khu cơng viên cây xanh giải trí ở vùng ven biển và nơi cộng cộng.
- Thứ sáu, tích hợp yếu tố biến đổi khí hậu vào quy hoạch và kế hoạch sử
dụng đất. Cụ thể, có các hoạt động chính: sử dụng dữ liệu có liên quan đến khí hậu, đánh giá tiềm năng đất đai và các rủi ro biến đổi khí hậu có thể gây ra, đánh giá về mặt mơi trường đối với các phương án quy hoạch nhằm xem xét các tác động của phương án quy hoạch tới khí hậu và ngược lại.
- Thứ bảy, việc khai thác sử dụng đất để phát triển kinh tế - xã hội phải đảm
bảo vấn đề quốc phòng an ninh, quán triệt phương châm kết hợp kinh tế với quốc phịng, quốc phịng với kinh tế, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội.
1.3. Định hướng sử dụng đất theo khu chức năng. 1.3.1. Đất đô thị 1.3.1. Đất đô thị
Thị trấn Phước Dân là đô thị huyện lỵ, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hố, khoa học kỹ thuật của huyện Ninh Phước; đơ thị phía Nam thuộc vùng phụ cận thành phố Phan Rang Tháp Chàm; Là trung tâm thương mại dịch vụ, nông nghiệp công nghệ cao, tiểu thủ cơng nghiệp, du lịch văn hóa và làng nghề; Là trung tâm phía Nam gắn với vành đai sinh thái nơng nghiệp phía Nam của vùng phụ cận thành phố Phan Rang Tháp Chàm.
Theo Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 24/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ V/v phê duyệt Kế hoạch phân loại đơ thị tồn quốc giai đoạn 2021-2030: Thị trấn Phước Dân sẽ nâng cấp đô thị loại V lên đô thị loại IV vào giai đoạn 2026- 2020. Do vậy, để đạt được tiêu chí đơ thị loại IV, thị trấn Phước Dân trong tương lai mở rộng và hình thành các khu đơ thị mới, chủ yếu lấy từ đất trồng lúa.
Diện tích đất đơ thị của huyện là tổng diện tích đất tự nhiên của thị trấn Phước Dân có 2.152,01 ha.
1.3.2. Khu vực chuyên trồng lúa nước
Đẩy mạnh chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả sang các cây trồng có hiệu quả, có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu. Xây dựng vùng lúa cao sản, lúa giống chất lượng cao trên địa bàn huyện.
Căn cứ vào đặc điểm địa hình, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của huyện, khu vực chuyên trồng lúa nước được xác định tại các xã Phước Thái, Phước Hậu, Phước Hữu, Phước Hải, Phước Thuận,...
Trang 77
Định hướng đến năm 2030 tổng diện tích đất chuyên trồng lúa nước trên địa bàn huyện khoảng 5.600 - 6.000 ha.
1.3.3. Khu lâm nghiệp (khu vực rừng phòng hộ, rừng sản xuất)
Quản lý bảo vệ toàn bộ diện tích rừng tự nhiên hiện cịn và diện tích tạo thêm khi hết thời kỳ đầu tư cơ bản, rừng được phục hồi bằng các biện pháp lâm sinh khác.
Khoanh nuôi phục hồi rừng ở những khu vực đất trống có cây gỗ rải rác và cây bụi có lượng cây tái sinh từ 300 - 500 cây/ha tại những khu vực phòng hộ xung yếu, thuận lợi cho quản lý, chú trọng những khu vực tái sinh rừng tự nhiên, khu vực thuộc rừng phòng hộ.
Trồng rừng và nông lâm kết hợp tại những nơi có điều kiện trồng, chăm sóc, ni dưỡng. Những diện tích gần khu dân cư áp dụng phương thức nơng lâm kết hợp và xây dựng vườn rừng, trại rừng. Trồng rừng tập trung trên diện tích đất trống khơng cịn rừng, rừng cây bụi khơng có khả năng tái sinh, diện tích đất nơng nghiệp có độ dốc < 250 nhưng khơng có khả năng sản xuất nơng nghiệp.
Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng; phủ xanh đất trống đồi núi trọc bằng các biện pháp khoanh nuôi tái sinh và trồng mới nhằm tái tạo sự cân bằng cho môi trường sinh thái.
Theo quy hoạch ba loại rừng tỉnh Ninh Thuận khu lâm nghiệp tập trung tại các xã Phước Hữu, Phước Thái, Phước Vinh. Định hướng đến năm 2030 tổng diện tích khu vực lâm nghiệp trên địa bàn huyện khoảng 9.000 - 9.500 ha.
1.3.4. Khu đô thị
Tận dụng lợi thế về địa kinh tế hình thành các khu đơ thị tập trung, có qui mơ hợp lý, hình thành các Trung tâm kinh tế của huyện tại thị trấn Phước Dân, phát triển đơ thị phía Nam của thành phố Phan Rang - Tháp Cháp tại xã An Hải, xã Phước Thuận.
Các khu đô thị phát triển theo hướng sinh thái, đô thị xanh, phát triển hệ thống nhà vườn kết hợp phát triển nông nghiệp, làng nghề.
Định hướng đến năm 2030 tổng diện tích đất khu đô thị trên địa bàn huyện khoảng 1.000 - 1.500 ha.
1.3.5. Khu du lịch
Huyện Ninh Phước có thể phát triển nhiều loại hình du lịch như: Du lịch văn hóa, lễ hội (di tích lịch sử, lễ hội..); Khu du lịch gắn với làng nghề (gốm sứ, dệt thổ cẩm, ...); Du lịch sinh thái (vườn, rừng, suối, thác, hồ...); Du lịch vui chơi giải trí (các khu vui chơi giải trí, thể thao...); Du lịch nghỉ dưỡng (nhà nghỉ, các khu sinh thái), ...
Các vùng đất được đánh giá là có tiềm năng phát triển du lịch trên địa bàn huyện như: Khu du lịch thể thao Nam Cương, khu du lịch bãi đá cổ Ka Rang tại xã Phước Hải, khu du lịch sinh thái dọc sơng Dinh, khu du lịch làng văn hóa
Trang 78
Chăm… với vị trí địa lý có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp là những điểm du lịch sinh thái có nhiều triển vọng.
Định hướng đến năm 2030 tổng diện tích Khu du lịch trên địa bàn huyện khoảng 200 - 250 ha.
1.3.6. Khu ở, làng nghề, sản xuất phi nông nghiệp nông thôn
Định hướng đất năm 2030 Khu ở, làng nghề, sản xuất phi nông nghiệp nông thôn sẽ tập trung chủ yếu tại trung các khu trung tâm tại xã Phước Thuận và thị trấn Phước Dân. Với các làng nghề truyền thống như: Gốm Bàu Trúc; Dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp, Chung Mỹ đều được tơn tạo, giữ gìn bản sắc văn hoá Chăm.
Định hướng đến năm 2030 tổng diện tích Khu ở, làng nghề, sản xuất phi nông nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện khoảng 200 - 250 ha.
1.3.7. Khu dân cư nông thôn
Định hướng đất năm 2030 ngồi việc khép kín các khu dân cư nơng thơn hiện hữu và hình thành các và các điểm dân cư mới do nhu cầu về đất ở cũng như phục vụ thị trường bất động sản.
Cải tạo, chỉnh trang các khu dân cư hiện trạng theo hướng văn minh, thân thiện với môi trường. Đầu tư phát triển mạnh cơ sở hạ tầng nơng thơn, đặc biệt là các cơng trình giao thơng, điện, nước sinh hoạt, cơng trình phục vụ cơng cộng.
Quy hoạch chi tiết các khu dân cư mới trên quan điểm: văn minh, thân thiện với môi trường, tập trung, cơ sở hạ tầng hoàn thiện, gắn phát triển các khu dân cư nông thôn với địa bàn sản xuất. Quy hoạch các điểm dân cư nông thôn gắn với quy hoạch nông thôn mới cho 08 xã.
Định hướng đến năm 2030 tổng diện tích Khu dân cư nơng thơn trên địa bàn huyện khoảng 4.000 - 4.500 ha.