Ảnh hưởng của điều kiện địa lý tới môi trường

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ tại ba huyện phong thổ (lai châu), nông sơn (quảng nam), hàm tân (bình thuận) và đề xuất biện pháp phòng ngừa - địa hoá môi trường ba vùng- phong thổ, nông sơn và hàm tân tỷ lệ 1-50 (Trang 29)

II. VÙNG NÔNG SƠN

1.6. Ảnh hưởng của điều kiện địa lý tới môi trường

Vùng trũng Nông Sơn gồm 5 huyện miền núi. Tồn tại nhiều loại hình mỏ mục đích sử dụng, khai thác khác nhau, một số mỏ đang được tiến hành thăm dò và khai thác. Đặc biệt đáng chú ý là những mỏ chứa chất phóng xạ urani như mỏ than Nông Sơn, Sườn Giữa, Ngọc Kinh và những mỏ phóng xạ urani như mỏ urani: Khe hoa – Khe Cao, Pà Rồng, An Điềm, Đông nam Bến Giằng …

Địa hình núi cao sườn dốc, phân cắt mạnh, độ cao thay đổi từ 100m đến 1050m, có xu hướng cao dần về phía Tây. Các dãy núi kéo dài theo phương vĩ tuyến, sườn núi dốc, có khi đạt tới 60o. Các thung lũng giữa núi là các cánh đồng xã Đại Hoà, Đại Minh, Đại Phong, Đại Tân, Đại Hồng, Đại Sơn, Đại Lãnh, đặc điểm địa hình, địa mạo đã nêu trên, cộng với thảm thực vật ngày càng thưa thớt, mức độ che phủ từ trung bình tới kém chủ yếu là đồi trọc và cây bụi vì nạn phá rừng ngày càng tràn lan trên diện rộng, riêng khí hậu vùng trũng Nơng Sơn là khí hậu miền núi ven biển mùa khơ kéo dài thường có gió Lào thổi qua gây nắng nóng, oi bức. Mùa mưa thường ngắn hơn lượng mưa lớn đạt từ 2208mm/năm trở lên thường gây ra lũ lụt, sạt lở làm đẩy nhanh q trình phong hóa nham thạch trong vùng.

Như vậy, vấn đề ơ nhiễm chất phóng xạ dưới tác động của tự nhiên các mỏ có chứa chất phóng xạ, và các mỏ phóng xạ trong các điều kiện địa hình, địa mạo, khơng khí, khí hậu, nước, và đã nêu trên là rất lớn. Các chất phóng xạ sẽ bị rửa trơi hịa tan trong mơi trường nước được vân chuyển đi xa, hoặc thẩm thấu theo các hệ thống khe nứt, đứt gẫy của đất đá làm ô nhiễm chất phóng xạ trong mơi trường nước ngầm. Hoặc bị khuếch tán vào mơi trường khơng khí vì trong tự nhiên, quá trình phân rã của urani, thori và các sản phẩm con cháu của chúng, chủ yếu là trạng thái rắn, chỉ có 2 đồng vị dạng khí là radon (có chu kỳ bán huỷ 3,82 ngày) và thoron (có chu kỳ phân huỷ ngắn 54,5 giây), di chuyển trong khơng khí tối đa 30cm. Đáng chú ý nhất là khí radon, chu kỳ bán huỷ lâu hơn, hạt nhân này có thể di chuyển rất xa trong khơng khí. Đặc biệt khi vào phổi chúng phân huỷ thành các đồng vị thể rắn, chúng được giữ lại trong phổi gây ra liều chiếu trong rất nguy hiểm. Đồng thời các hạt nhân khác được khuyếch tán vào khơng khí dạng son khí đó là các hạt lửng lơ, khi con người hít thở sẽ kéo theo chúng vào phổi.

2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 2.1. Phân bố dân cư:

Dân cư trong vùng tương đối thưa. Người kinh chủ yếu tập trung ở thị trấn huyện dọc các đường giao thơng, sơng, suối lớn với nghề nghiệp chính là làm ruộng, buôn bán tạp hố, nơng lâm sản. Người dân tộc như: Cà Tu, Tà Riềng sống chủ yếu ở vùng cao làm nghề phát nương làm rẫy, khai thác lâm sản, trồng tỉa ngô, lúa, sắn, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Phần lớn đã định canh, định cư song cuộc sống kinh tế - xã hội phát triển không

30

đồng đều, đại bộ phận nhân dân cịn khó khăn thiếu thốn về kinh tế, dân trí còn thấp. Hiện nay Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến vùng cao dân tộc ít người, đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm, nên cuộc sống của nhân dân trong vùng có phần khởi sắc. Các huyện, xã đã có trường học, trạm y tế, nhà văn hoá, điện sinh hoạt tới từng hộ gia đình, tạo tiền đề phát triển kinh tế sau này cho đồng bào các dân tộc ít người.

Bảng 1.3. Bảng thống kê diện tích và dân số trong vùng Nơng Sơn

Tồn xã Trong diện tích nghiên cứu Xã Huyện

Dân số Diện tích

(km2) Dân số Diện tích (km

2)

Đại Sơn Đại Lộc 27770 98,0 25173 88,8

Đại Hồng Đại Lộc 11291 49,0 11842 51,4

Đại Lãnh Đại Lộc 15955 128,0 14900 119,5

Đại Quang Đại Lộc 11668 31,0 12374 32,9

Đại Thạnh Đại Lộc 54940 51,0 62637 58,1

Đại Đồng Đại Lộc 10808 45,6 9476 40,0

Đại Chánh Đại Lộc 6943 63,0 5698 51,7

Cà Dy Nam Giang 2064 196,0 1288 122,3 Thạnh Mỹ Nam Giang 4787 175,0 5677 207,5 Tà Bhing Nam Giang 2338 218,0 1439 134,2 Za Hung Tây Giang 1112 26,9 114 27,0

A Vương Tây Giang 1403 14,0 2320 23,1

Ma Cooih Tây Giang 1183 177,0 1215 181,8

Quế Lộc Quế Sơn 8525 50,0 1406 8,2

Quế Trung Quế Sơn 9134 61,0 7343 49,0

Tổng 169921 474,0 162902 296,0

2.2. Giao thông

Hiện tại mạng lưới giao thông đường bộ trong vùng đã phát triển hơn nhiều so với những năm thập niên 80. Đường xá được nâng cấp dần từng bước, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt đi lại của nhân dân, nhất là khi đường 14a, đường Hồ Chí Minh mới hồn thành đưa vào sử dụng năm 2004 đã góp phần khơng nhỏ trong việc phát triển kinh tế vùng. Tuy vậy, các đường liên thôn, liên xã chất lượng còn thấp, tới 70% là đường đất, nền đường yếu, mặt đường chưa rải nhựa, hay bị sói lở do mưa lũ, nhiều khi bị ngập lụt khó đi lại. Phương tiện vận tải giao thơng trong vùng chủ yếu là xe khách loại nhỏ và công nông.

2. 3. Các hoạt động kinh tế chủ yếu

2.3.1. Cơng nghiệp khai thác khống sản

Cơng nghiệp khai thác khống sản những năm qua được Đảng và Nhà nước quan tâm, các hoạt động kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Nam nói chung và vùng Nơng Sơn nói riêng, ngày càng phát triển, trong đó là việc khai thác, vận chuyển và tiêu thụ khống sản: than Ngọc Kinh, Sườn Giữa, than Nơng Sơn (moong Sơn Tuyền và Giáp Phủ). Sản lượng

31

khai thác ngày càng tăng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong vùng. Ngoài ra, trong khu vực nghiên cứu còn khai thác các loại đá làm vật liệu xây dựng, vật liệu làm gốm sứ, nước khống...như khai thác đá vơi Lâm Tây, đá vôi A Sờ, đá vôi, đá hoa Thạnh Mỹ, felspat Lộc Quang, cát Vĩnh Phước - Đại Hồng, nước khoáng An Điềm.

2.3.2. Công nghiệp điện năng

Nhà máy thuỷ điện An Điềm đã hoà mạng quốc gia năm 2005. Hiện nay đang khởi công xây dựng tiếp nhà máy thuỷ điện A Vương, nhà máy thuỷ điện Sông Bung, nhà máy nhiệt điện Nông Sơn. Trong tương lai, công nghiệp điện năng vùng này sẽ mang lại nhiều tiềm năng kinh tế, xã hội.

2.3.3. Nông nghiệp

Nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa, ngô, sắn năng xuất thấp, mấy năm gần đây các địa phương đã rất cố gắng đưa cây công nghiệp như: Dứa, keo, thơng, bạch đàn vào sản xuất hàng hố dần thay thế cho cây nông nghiệp ngắn ngày, tạo tiền đề kinh tế cho phát triển bền vững ổn định lâu dài.

2.3.4. Tiểu thủ cơng nghiệp.

Trong vùng chỉ có vài cơ sở nhỏ lẻ mây tre đan xuất khẩu song thực sự chưa phát triển mạnh mang tính chất hàng hố trong khu vực.

2.4. Ảnh hưởng của hoạt động kinh tế - xã hội

Ảnh hưởng của hoạt động kinh tế:

+ Công nghiệp khai thác than: đối với vùng Nông Sơn than đá là nguồn cung cấp nhiên liệu chất đốt chính, dùng cho sinh hoạt và sản xuất. Vì vậy việc khai thác than ngày càng mở rộng tại mỏ than Nông Sơn, Ngọc Kinh, Sườn Giữa. Tuy nhiên, hoạt động khai thác này có nguy cơ tăng cao sự ơ nhiễm mơi trường phóng xạ trong khu vực lân cận.

Các thông số cần lưu ý:

+ Lượng bụi trong quá trình khai thác dao động từ 13÷ 87mg/m3, trong đó hàm lượng silic từ 16÷40%, cịn hàm lượng chất độc hại CO2: 6,76%; NO2: 32,88%; CH4: 39,72% và S: 2,41÷7,22%.

+ Cường độ bức xạ tự nhiên trong khu mỏ t 0,400,50Sv/h ti cỏc im d thng t 400ữ800àSv/h. Nồng độ radon trong khu vực từ 70÷120 Bq/m3, trên moong khai thác từ 120 ÷ 300Bq/m3, gấp hai lần so với liều cho phép.

Ngoài khai thác than, trong vùng cịn khai thác nhiều khống sản khác như: đá vôi Lâm Tây, đá vôi A Sờ, đá hoa Thạch Mỹ... Như vậy trong các công trường khai thác đá làm vật liệu xây dựng, lượng bụi thoát ra chủ yếu ở khâu nghiền đá rất cao, lượng khí độc như khí CO, SO2, NO2... đều quá tiêu chuẩn cho phép

Tóm lại: việc khai thác khống sản trong vùng nói chung và khai thác than nói riêng càng gia tăng, mức độ ơ nhiễm càng cao, làm mất đất rừng hoặc đất canh tác, gây ra sạt lở và các tai biến địa chất khác. Bụi, chất thải các loại độc hại trong đó có bụi,

chất thải phóng xạ là khá lớn sẽ tác động không ngừng tới môi trường đất, nước, không khí, phát tán đi xa gây ơ nhiễm mơi trường xung quanh.

+ Công nghiệp điện năng: các cơng trình thuỷ điện A Vương, An Điềm, Sơng Bung đã khởi công xây dựng trên vùng Nông Sơn tỉnh Quảng Nam. Quá trình xây dựng

32

đã đào đắp hàng triệu mét khối đất đá, nổ mìn, làm đường hàng chục km vào cơng trình phục vụ cho cơng tác thi cơng, qua các dị thường chứa chất phóng xạ, đó cũng là một ngun nhân gây ra ơ nhiễm mơi trường phóng xạ.

+ Hoạt động sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng cây lương thực như lúa, ngô... tập trung chủ yếu ở vùng thấp thuộc các cánh đồng xã Đại Hoà, Đại Minh, Đại Phong, Đại Tân, Đại Hồng, Đại Sơn, Đại Lãnh. Các hoạt động này không gây ra ảnh hưởng ô nhiễm. Đáng chú ý là hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp nhỏ lẻ của các đồng bào dân tộc thiểu số trên sườn đồi, tại các vùng mỏ phóng xạ như làm cơng trình thuỷ lợi nhỏ để sản xuất nông nghiệp, trồng cây lương thực, trồng cây công nghiệp, cây lấy gỗ

Ảnh hưởng của hoạt động xã hội: việc sử dụng nguồn nước sinh hoạt: trong vùng nghiên cứu nhân dân sử dụng bất kỳ nguồn nước nào mà mắt thường cảm thấy trong sạch như: nước sông, nước suối, giếng tự đào...thậm chí các nguồn nước ngay tại các vùng mỏ có chứa nguyên tố phóng xạ độc hại như khu mỏ phóng xạ: An Điềm, Khe hoa – Khe cao, Pà lừa, Pà Rồng, Đông Nam Bến Giằng, mỏ than: Nông Sơn, Ngọc Kinh, Sườn Giữa… Do không hiểu được mức độ nguy hiểm của phóng xạ nên người dân sống tại các khu vực này vẫn sử dụng các nguồn nước tự nhiên không qua xử lý. Trong mười năm trở lại đây, Nhà nước rất quan tâm đến trương trình nước sạch nơng thơn và đã dầu tư xây nhiều trạm cấp nước loại vừa và nhỏ, song chỉ đáp ứng khoảng từ 30÷40% hộ gia đình.

3. Đặc điểm địa chất - khoáng sản vùng nghiên cứu 3.1. Đặc điểm địa chất

3.1.1. Địa tầng

Theo kết quả đo vẽ bản đồ địa chất và tìm kiếm khống sản nhóm tờ Hội An - Đà Nẵng tỷ lệ 1:50.000 của Cát Nguyên Hùng (Liên đoàn bản đồ Địa chất Miền Nam) kết hợp với kết quả khảo sát thực địa năm 2005 của nhóm tác giả đề tài, vùng nghiên cứu có các phân vị địa tầng sau:

1. Giới Proterozoi muộn - loạt Thạch Mỹ

+ Hệ tầng Mỹ Hiệp (PR3mh): phân bố tại trung tâm vùng nguyên cứu, diện tích khoảng 19,2 km2. Thành phần gồm: đá phiến thạch anh - plagiolas - biotit, đá phiến thạch anh - biotit - silimanit - granat, đá phiến thạch anh – muscovit - silimanit, thấu kính amphibolit, đá phiến amphibol.

+ Hệ tầng Thành Mỹ (PR3tm): phân bố tại trung tâm vùng nghiên cứu với diện lộ nhỏ khoảng 5,4km2, thành phần gồm: đá hoa màu xám trắng, sọc dải xen kẽ amphibolit lớp mỏng màu xám xẫm, xám đen hạt nhỏ và các lớp mỏng gneisbiotit.

2. Giới Paleozoi - hệ Cambri - loạt A Vương

+ Hệ tầng A San (Єasn): phân bố ở phía Bắc, Tây Bắc, Đơng Bắc vùng nghiên cứu, diện tích khoảng 144,18km2. Thành phần gồm: đá phiến thạch anh - biotit, đá phiến thạch anh – plagiolas - biotit, đá phiến thạch anh – felspat - biotit (mica) xen kẹp lớp mỏng quarzit, đá vôi vi hạt tái kết tinh mầu xám tối, xám sáng.

+ Hệ tầng A Sờ (Єas): phân bố phía Tây Nam vùng nghiên cứu, diện lộ nhỏ, kéo dài dạng dải khoảng 13,85km2. Thành phần gồm: đá hoa mầu xám trắng, xám tối, sọc dải, phiến thạch anh - sericit, thấu kính phiến amphibonlit.

33

3. Giới Paleozoi - hệ Ordovic-Silur - loạt Long Đại

Phân bố ở phía Tây Bắc vùng nghiên cứu diện lộ nhỏ khoảng 13,85km2:

+ Hệ tầng TRao (O-Str): phân bố ở góc Tây Bắc vùng nghiên cứu, diện tích khoảng 30,16km2. Thành phần gồm: đá phiến thạch anh- plagiolas - biotit, đá phiến thạch anh - felsfat- biotit có horblend, amphibolit, đá phiến amphibol.

+ Hệ tầng Bol Atek (O-Sbat): phân bố ở góc Đơng Bắc vùng nghiên cứu, diện tích khoảng 1,15km2. Thành phần gồm: đá phiến thạch anh - sericit, đá phiến sericit (mica) - thạch anh, đá phiến thạch anh – plagiolas (felspal) - sericit (mica) xen kẹp đá phiến đen giàu vật chất hữu cơ.

4. Giới Paleozoi- hệ Carbon-Permi-hệ tầng Ngũ Hành Sơn (C- Pnhs)

Phân bố thành khối nhỏ ở khu vực Hà Nha xã Đại Đồng, diện tích khoảng

2,02km2.Thành phần gồm: đá hoa màu xám trắng, vân dải, xám hồng, vàng, đen xen kẽ đá phiến thạch anh – sericit, đá phiến sericit, quarzit.

5. Giới Paleozoi- hệ Permi - hệ tầng Alin (Pal)

Phân bố diện nhỏ ở phía Tây – Tây Bắc, diện tích khoảng 24,43km2. Thành phần gồm: cuội kết đa khoáng, sạn kết, cát kết màu xám xanh xen kẹp các lớp bột kết xám nâu, tuf andesit, andesit.

6. Giới Mesozoi - hệ Trias giữa - muộn, Loạt Nông Sơn

+ Hệ Trias giữa - hệ tầng Sơng Bung (T2sb): Phân bố phía Nam - Tây Nam vùng nghiên cứu, diện tích khoảng 254,0km2. Phần dưới gồm các đá: cuội kết đa khoáng mầu xám, xám tím, sét bột kết mầu xám, xám tím, xám xanh xen kẹp ryolit, cát bột kết chứa vôi. Phần trên gồm các đá: cát kết, bột kết mầu xám sẫm, xám vàng, xen kẹp các lớp sạn kết, vôi silic, felsit-ryolit, ryolitporphyr, tyfryolit xám xanh, xám đen.

+ Hệ Trias muộn - hệ tầng An Điềm (T3nađ): Phân bố kéo dài từ Tây sang Đơng ở phía Bắc và phía Nam vùng nghiên cứu, diện tích khoảng 145,5km2. Thành phần chủ yếu gồm: Cuội sạn kết đa khoáng, cát kết, bột kết chứa dăm sạn thạch anh mầu nâu gụ.

+ Hệ Trias muộn - hệ tầng Sườn Giữa (T3n–rsg): phân bố tại trung tâm vùng nghiên cứu, diện tích khoảng 301,79km2. Thành phần gồm: cuội kết, sạn kết, cát kết ít khống màu trắng xám xen kẹp các lớp mỏng bột kết, sét kết màu xám đen, xám ghi và các lớp, thấu kính sét than.

7. Giới Mesozoi - hệ Jura sớm - giữa - Loạt Thọ Lâm

+ Hệ Jura sớm - hệ tầng Bàn Cờ (J1bc): phân bố ở trung tâm và phía nam vùng nghiên cứu, diện tích khoảng 168,26km2. Các đá có dạng nếp lõm hoàn chỉnh. thành phần gồm sạn kết, cát kết màu xám trắng, xám vàng xen kẹp các lớp hoặc thấu kính cuội kết đa khống.

+ Hệ Jura sớm - hệ tầng Khe Rèn (J1kr): phân bố diện tích nhỏ kéo dài khoảng 19,7km2, giữa hệ tầng Bàn Cờ và hệ tầng Hữu Chánh vùng nghiên cứu. Thành phần gồm: Bột kết màu xám ghi, xám đen, xen các lớp cát kết mỏng hạt nhỏ.

+ Hệ Jura giữa - hệ tầng Hữu Chánh (J2hc): phân bố ở phía Đơng vùng nghiên cứu, diện tích khoảng 86,36km2. Thành phần gồm: cát bột kết, bột kết đỏ gụ kẹp các tập cát kết hạt nhỏ màu xám xanh.

34

8. Giới Kainozoi

Phân bố dọc các sông Vu Gia, sơng Cơn (ở phía Đơng Bắc vùng nghiên cứu), sơng Thu Bồn (ở phía Đơng Nam vùng nghiên cứu) với tổng diện tích khoảng 130,3km2. + Hệ Neogen - hệ tầng Ái Nghĩa Nam , trầm tích sơng: phân bố ở phía Đơng Bắc vùng nghiên cứu, diện tích khoảng 4,19km2. Thành phần: cuội kết, sạn kết, cát kết xen các lớp mỏng bột kết chứa hoá thạch thực vật.

+ Thống Pleistoxen: phân bố trên diện rộng ở phía Đơng Bắc vùng nghiên cứu, dọc 2 bờ sông Côn kéo dài từ An Điềm - Thanh Đại - Hồng Phước và sơng Vu Gia từ Ngọc Kinh - Hà Nha - Mỹ Đồng - Quảng Huế - Tam Hoà, chia ra các phụ thống sau:

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ tại ba huyện phong thổ (lai châu), nông sơn (quảng nam), hàm tân (bình thuận) và đề xuất biện pháp phòng ngừa - địa hoá môi trường ba vùng- phong thổ, nông sơn và hàm tân tỷ lệ 1-50 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)