I. VÙNG PHONG THỔ
c. Đặcđiểm phân bố của các nguyên tố tập trung mạnh
* Nguyên tố mangan (Mn)
Trong nước biển hàm lượng mangan dao động trong khoảng 1,6-25.10-3mg/l, đạt giá trị trung bình 9,34.10-3mg/l, lớn hơn hàm lượng trung bình của nó trong nước biển Thế giới (0,002mg/l, Ta= 4,67). Mn phân bố không đồng đều trong nước biển (V= 74,39%). Mn hình thành một số dị thường có mức hàm lượng 16-25.10-3mg/l. Các dị thường của mangan phân bố ở khu vực: cửa sông Phan (5-7m nước), cửa sơng Dinh (Lagi). Ngồi ra, còn một số điểm dị thường phân bố: cửa sông Cu Tri (B04-345), vùng biển Sơn Mỹ (B04-547a), cửa Hà Lạn (B04-661a, 662b). Những dị thường của Mn phân bố ở các khu vực trên đã đạt mức nguy cơ ô nhiễm (lớn gấp 8-12,5lần hàm lượng trung bình của nó trong nước biển Thế giới). Trong nước biển, Mn thường tồn tại dưới dạng Mn-2, MnSO4, những dị thường Mn hình thành tại các khu vực trên chủ yếu do dịng chảy và sóng gây sự xáo trộn lớp bùn sét hấp thụ keo mangan trong nước biển.
Mn có tương quan khá với Hg (R= 0,48), với các ion khác nó có tương quan yếu hooặc không tương quan (bảng 2.50).
Bảng 2.48. Tham số địa hố mơi trường các nguyên tố trong nước vùng biển Hàm Tân (nhóm các nguyên tố tập trung cao) (N=54 mẫu)
Tham số Nguyên tố Đơn vị Cmax Cmin Ctb Cn S V (%) Cn + S Mn 10-3 mg/l 25 1,6 9,34 9,30 6,95 74,39 16,25 Cu 10-3 mg/l 41 1,9 9,34 9,31 11,49 123,04 20,80 Pb 10-3 mg/l 2,7 0,4 0,90 0,89 0,53 58,46 1,42 Th 10-3 mg/l 0,7 0,4 0,58 0,57 0,09 15,02 0,66
138 * Nguyên tố đồng (Cu)
Hàm lượng Cu trong nước biển Hàm Tân dao động trong khoảng từ 1,9-41.10- 3mg/l, đạt giá trị trung bình 9,34.10-3mg/l (bảng 2.48). Cu tập trung trong nước biển với hệ số tập trung Ta=3,11 (bảng 2.45). Hàm lượng trung bình của Cu trong khu vực cao hơn trong nước biển Thế giới (0,003mg/l). Cu phân bố rất không đồng đều trong nước (V=123,04%), Cu hình thành một số dị thường và những điểm dị thường với mức hàm lượng 22-41.10-3mg/l, phân bố ở khu vực cửa sông Cu Tri (0-8m nước), cửa Lagi (2-10m nước), cửa suối Cô Kiều (1-5m nước). Những dị thường của Cu đạt ở mức gây ô nhiễm trong môi trường nước biển đối với tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản, bãi tắm và các nới khác (0,01-0,02 mg/l) (bảng 2.51), cao gấp 1,1-2,05 lần (bãi tắm và các nơi khác). Những dị thường của Cu phân bố ở khu vực trên chúng có liên quan trực tiếp tới các hoạt động nhân sinh như: nuôi trồng thủy sản, khai thác và đánh bắt thủy sản trong vùng.
Cu có tương quan với Cd (R=0,36)) với các ion khác nó có tương quan yếu và khơng tương quan (bảng 2.50).
* Nguyên tố chì (Pb)
Hàm lượng Pb dao động trong khoảng 0,4-2,7.10-3mg/l, đạt hàm lượng trung bình là 0,9.10-3mg/l (bảng 2.48), cao hơn 30,06 lần hàm lượng trung bình của chính nó trong nước biển Thế giới (3.10-5mg/l) (bảng 2.44). Nhìn chung, trong vùng, Pb có sự tập trung khá cao. Như vậy, nước biển toàn vùng đã có biểu hiện nguy cơ ơ nhiễm Pb ở các mức độ khác nhau. Mức tập trung của Pb đáng quan tâm nó đã hình thành các điểm dị thường đạt mức hàm lượng (1,4-2,7.10-3mg/l), phân bố ở khu vực: mũi Núi Nham (BK05-68M), cửa sông Phan (B04-294b, B04-295), cửa sông Cu Tri (B04-345), cửa Lagi (BH114), ven biển Sơn Mỹ (B04-547), cửa Hà Lạn (B04-662b). Các dị thường của chì phân bố ở các khu vực trên cao gấp từ 46,66-90 lần hàm lượng trung bình của nó trong nước biển Thế giới. Nhưng so với tiêu chuẩn môi trường Việt Nam 5943-1995 trong nuôi trồng thuỷ sản (50.10-3 mg/l) và các nơi khác (100.10-3mg/l) (bảng 2.51) thì nước biển ở khu vực này chưa có biểu hiện ô nhiễm bởi Pb. Điều đáng lưu ý là các điểm dị thường cửa Pb phân bố chủ yếu ở các cửa sông và cảng cá ven biển, nơi tập trung nhiều của các hoạt động nhân sinh như: xăng dầu vương vãi, dửa thải các động cơ tầu thuyền.
Chì có tương có tương quan Zn, Hg (R=0,38-0,52), đối với các ion khác nó có tương quan yếu hoặc khơng tương quan (bảng 2.50).
* Nguyên tố thori (Th)
Hàm lượng Th dao động trong khoảng 0,4-0,7.10-3mg/l, đạt hàm lượng trung bình là 0,58.10-3mg/l (bảng 2.48), cao hơn 58,18 lần hàm lượng trung bình của chính nó trong nước biển Thế giới (1.10-5mg/l) (bảng 2.44). Nhìn chung, trong vùng, Th có sự tập trung khá cao. Như vậy, nước biển toàn vùng đã có biểu hiện nguy cơ ơ nhiễm Th ở các mức độ khác nhau. Mức tập trung của Th đã hình thành 1 dị thường đạt mức hàm lượng (1,7.10- 3mg/l), phân bố ở khu vực cửa suối Cô Kiều (0-5m nước). Dị thường của thori phân bố ở các khu vực trên cao gấp 70 lần hàm lượng trung bình của nó trong nước biển Thế giới, nó đã ở mức nguy cơ gây ô nhiễm cao. Điều đáng lưu ý là các điểm dị thường cửa Th phân bố chủ yếu ở các cửa sông ven biển, nơi tập trung nhiều của các hoạt động nhân sinh như.
139
Thori có tương có tương quan Cs, Rb, U, CO3-2 (R=0,41-0,68), đối với các ion khác nó có tương quan yếu hoặc khơng tương quan (bảng 2.50).