Nhóm nguyên tố tập trung

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ tại ba huyện phong thổ (lai châu), nông sơn (quảng nam), hàm tân (bình thuận) và đề xuất biện pháp phòng ngừa - địa hoá môi trường ba vùng- phong thổ, nông sơn và hàm tân tỷ lệ 1-50 (Trang 126 - 131)

I. VÙNG PHONG THỔ

b.Nhóm nguyên tố tập trung

* Nguyên tố arsen (As)

Hàm lượng As trong vùng dao động trong khoảng 0,05-0,5.10-3%, đạt giá trị trung bình 0,175.10-3%, cao hơn hàm của chính nó trong trầm tích vỏ lục địa Trái đất (0,1.10- 3%), Td=1,746 (bảng 2.34). Với hệ số biến phân V=82,42% cho thấy As phân bố rất khơng đồng đều trong trầm tích khu vực. As chỉ hình thành các điểm dị thường, với mức hàm lượng (0,45-0,5.10-3%) phân bố ở khu vực sông Cu Tri (M23-164, M24-162). Những điểm dị thường As xấp xỉ với hàm lượng tiêu chuẩn ô nhiễm As trong mơi trường trầm tích nước ngọt của Canada (0,59.10-3%) và chúng gây nguy cơ ô nhiễm (>3HLTBVLĐ) (bảng 2.13).

As chỉ tương quan với Pb (R=0,82), có tương quan yếu và không tương quan với các nguyên tố khác (bảng 2.35).

* Nguyên tố xesi (Cs)

Cs là nguyên tố có tỷ trọng cao, đồng vị 137Cs (chu kỳ bán rã T1/2=30 năm) có tính phóng xạ và xuất hiện trong môi trường thông qua các vụ thử vũ khí hạt nhân và các sự cố lị phản ứng hạt nhân. Đồng vị này đi vào tầng bình lưu của khí quyển và phân bố trên tồn cầu rồi đi vào tầng đối lưu, theo mưa rơi vào mặt đất.

Hàm lượng trung bình của Cs trong một số hợp phần tự nhiên như sau: trong trầm tích vỏ lục địa Trái đất 0,0001%; trong đá trầm tích (sét và phiến sét) 0,0012%; trong trầm tích sét đại dương (Thái Bình Dương và Đại Tây Dương) 0,001%.

Hàm lượng Cs trong trầm tích vùng dao động trong khoảng 0,2-0,4.10-3%, đạt giá trị trung bình 0,292.10-3% cao hơn hàm lượng trung bình của chính nó trong trầm tích vỏ lục địa Trái đất (0,1.10-3%), Td=2,923 (bảng 2.34). Cs phân bố tương đối đồng đều trong

127

trầm tích khu vực (V=29,5%). Trong vùng Cs chỉ hình thành một số điểm dị thường có mức hàm lượng (0,4.10-3%), phân bố ở: Văn Kê (M5-Q1-1304), cửa Cạn (M9-135), thị trấn Hàm Tân (MĐHT9-92), Tân Thiện (M2-HC28). Các điểm dị thường này có hàm lượng 0,4.10-3%, đã đạt tới mức nguy cơ ơ nhiễm (0,3.10-3%) (bảng 2.13).

Trong vùng Cs có tương quan B, I (R=0,55-0,6) (bảng 2.35), với các nguyên tố khác nó có tương quan yếu hoặc khơng tương quan.

c. Nguyên tố tập trung cao

* Nguyên tố rubiđi (Rb)

Rb là nguyên tố mà đồng vị phóng xạ 37Rb có nguồn gốc Trái đất. Chu kỳ bán rã của 37Rb rất dài (4,7.1010 năm). Sự phân bố của Rb trong tự nhiên như sau: trong trầm tích vỏ lục địa Trái đất 0,0032%; trong đá trầm tích (sét và phiến sét) 0,02%; trong trầm tích sét đại dương (Thái Bình Dương và Đại Tây Dương) 0,012%.

Trong trầm tích vùng, Rb có hàm lượng dao động 20-40.10-3%, đạt giá trị trung bình 30.10-3% cao hơn hàm lượng trung bình của chính nó trong trầm tích vỏ lục địa Trái đất (3,2.10-3%) và cao hơn hàm lượng trung bình của Rb trong các đá và trầm tích sét đại dương, Td=9,375 (bảng 2.34). Với hệ số biến phân V=44,75% cho thấy Rb phân bố đồng đều trong trầm tích khu vực. Trong vùng, Rb hình thành một số điểm dị thường với mức hàm lượng 40.10-3%, phân bố ở: thượng nguồn sông Phan (MĐHT8-10), thượng nguồn sông Dinh (MĐHT15-14). Hà Lạn (M7-H54).

Trong vùng nghiên cứu hàm lượng Rb 20-40.10-3% đã vượt quá mức nguy cơ ơ nhiễm (cao gấp 2,08-12,5 lần) trong trầm tích nước ngọt (9,6.10-3%) (bảng 2.13). Do vậy cần phải đầu tư nghiên cứu thêm về nguồn gốc, hành vi của ngun tố này trong trầm tích khu vực.

Rb có tương quan với Cu, Th (R=0,42), với các nguyên tố khác nó có tương quan yếu hoặc khơng tương quan (bảng 2.35).

Tóm lại: trong trầm tích vùng Hàm Tân đã biểu hiện nguy cơ ô nhiễm As, Cs và Rb tại một số khu vực khu vực trong vùng. Tồn bộ các mẫu trong vùng có hàm lượng I thấp hơn 0,5.10-3% (mức hàm lượng gây ra bệnh bướu cổ do thiếu I).

3.Ơ nhiễm mơi trường

3.1. Ơ nhiễm môi trường nước bởi các kim loại

Theo các kết quả phân tích thì mơi trường nước vùng Hàm Tân đã ô nhiễm bởi Pb, F và NO3- với mức độ khác nhau.

Pb hình thành những điểm dị thường hàm lượng 3,46-10,3.10-3mg/l, phân bố tại các lưu vực ở các nước sông và nước giếng như: sông Cu Tri, nước giếng Tân An, suối Cô Kiều, thượng nguồn sơng Dinh. Các điểm dị thường nói trên đã vượt quá giới hạn cho phép (1,7-2,6 lần) (bảng 2.37) theo tiêu chuẩn chất lượng nước uống của WHO (1971) (2.10-3mg/l) (bảng 2.36). Đặc biệt, tại thượng nguồn sông Dinh đổ ra cửa Lagi hàm lượng Pb đạt 10,3.10-3mg/l lớn gấp 5,15 lần giới hạn cho phép (bảng 2.37). Nhưng theo tiêu chuẩn của Việt Nam TCVN 5942-1995 (50.10-3mg/l) thì nó cịn nhỏ hơn rất nhiều.

128

Bảng 2.36. Hàm lượng trung bình của các ion trong nước vùng Hàm Tân

ST T Ion Đơn vị HLTB trong nước vùng Hàm Tân Tiêu chuẩn Việt Nam (TC-20TNC) Tiêu chuẩn chất lượng nước uống của WHO (1971) Giá trị giới hạn cho phép (TCVN 5942 – 1995) 1 Cu x10-3mg/l 27,81 <3000 50 100 2 Pb x10-3mg/l 2,23 2 50 3 Zn x10-3mg/l 16,45 <5000 500 1000 4 V x10-3mg/l 0,46 5 Hg x10-3mg/l 0,25 1 6 As x10-3mg/l 2,85 10 50 7 Sb x10-3mg/l 0,21 8 B x10-3mg/l 3,38 9 Br x10-3mg/l 7,12 10 I x10-3mg/l 0,24 120-250 11 Cs x10-3mg/l 0,28 12 Rb x10-3mg/l 12,85 13 U x10-3mg/l 0,39 14 Th x10-3mg/l 0,25 15 F mg / l 0,22 <0,05 16 SO42- mg / l 7,72 17 CO32- mg / l 0,00 18 NO3- mg / l 15,26 0,7-1,5 0,5 10

Chì chủ yếu có nguồn gốc từ chất thải cơng nghiệp, khai thác mỏ nhiên liệu, nó có độc hại tới các lồi động vật hoang dã, rất độc đối với sức khỏe người và động vật (Pb làm giản chức năng thận, giảm chức năng hệ thống sinh sản, gan, lão và hệ thống thần kinh, gây ốm yếu và tử vong...). Do vậy cần có những nghiên cứu thêm về Pb tại nước sông trong vùng cũng như hành vi và dạng tồn tại của chúng

Bảng 2.37. Ơ nhiễm mơi trường nước bởi Pb

Vùng Trạm khảo sát Hàm lượng

(10-3mg/l)

Cường độ ô nhiễm(Ttc)

Sông Cu Tri NHT1-22S 5,2 2,6

Nước giếng Tân An NHT9-80G 4,8 2,4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thượng nguồn sông

Dinh NHT11-7S 10,3 5,15

Suối Cô Kiều NHT14-11G, M2-H25-S, NHT14-11 3,4-4,1 1,7-2,05

Ghi chú: So với tiêu chuẩn nước uống Who-1971,

Flo hình thành một số điểm dị thường, hàm lượng 0,4-0,58mg/l, phân bố ở một số sông suối và giếng khoan trong khu vực: thượng nguồn sông Dinh, Tân Xuân, suối Cô Kiều. Những dị thường F cao hơn 7,4-20,8 lần (bảng 2.38) so với giới hạn cho phép của nước uống (0,05mg/l - tiêu chuẩn Việt Nam TC-20TNC) (bảng 2.36) thì tất cả các mẫu

129

nước trong vùng đã bị ô nhiễm flo. Đây là một điều rất đáng lo ngại cho nước uống trong vùng, flo là nguyên tố gây hỏng men răng.

Flo thường có nguồn gốc từ các q trình phong hóa các đá trong các thành tạo địa chất tự nhiên, trong các chất thải và chất phụ gia. Flo có tác dụng bảo vệ răng ở hàm lượng khoảng 1mg/l, nhưng nó độc ở hàm lượng cao hơn. Do vậy, cần phải đầu tư nghiên cứu thêm về mức độ ô nhiễm F trong nước và mức độ ảnh hưởng của F tới các hệ sinh thái dưới nước, tới động, thực vật và con người. Đồng thời cần xác định rõ nguồn gây ô nhiễm F trong các thủy vực vùng nghiên cứu.

Bảng 2.38. Ô nhiễm môi trường nước bởi F Vùng Trạm khảo sát Hàm lượng (mg/l)

Cường độ ô nhiễm

(Ttc)

Thượng nguồn sông Dinh NHT10-28 0,37 7,4

Tân Xuân NHT12-4G 1,04 20,8

suối Cô Kiều M2-H25-S 0,49 9,8

Ghi chú: So với tiêu chuẩn Việt Nam (TC-20TNC),

NO3- có hàm lượng dao động trong khoảng 0,9-123,7mg/l.. NO3- hình thành một số điểm dị thường (hàm lượng 39,48-123,7mg/l), phân bố ở một số sông, suối và giếng trong vùng: sông Cu Tri, thị trấn Hàm Tân, suối Cô Kiều. Nitrat là sản phẩm cuối cùng của sự phân huỷ các chất chứa nitơ có trong nước. Nồng độ nitrat trong nước càng cao là môi trường tốt cho tảo, rong phát triển, nhưng nó gây ảnh hưởng tới chất lượng nước. Hàm lượng NO3- trong nước của vùng (0,9-123,7mg/l), so với tiêu chuẩn nước uống của Who và tiêu chuẩn nước dùng cho sinh hoạt của Việt Nam thì nó đã đạt tới mức giới hạn cho phép. Các điểm dị thường chúng đã cao hơn gấp 78,96-247,4 lần (Who) và 3,948-12,37 (Việt Nam) (bảng 2.39).

Bảng 2.39. Ô nhiễm môi trường nước bởi NO3-

Vùng Trạm khảo sát Hàm lượng (mg/l) Cường độ ô nhiễm (Ttc) Sông Cu Tri M7-165G, NHT1-10G 39,48-51,7 78,96-103,4 3,948-5,17 (*) Thị trấn Hàm Tân NHT9-92G 123,69 247,38 12,369 (*)

Suối Cô Kiều NHT16-10 41,7 83,4

4,17 (*)

Ghi chú: So với tiêu chuẩn nước uống Who-1971, (*) Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5942 – 1995)

Nồng độ NO3- tăng cao sẽ gây nên bệnh tật, đặc biệt bệnh xanh da, đặc biệt là trẻ em. Trong nước uống hàm lượng NO3- khơng được vượt 10mg/l. NO3- có tính độc hại tới cơ thể con người nên được coi là chỉ tiêu quan trọng trong thực phẩm và rau quả. Do vậy, cần phải đầu tư nghiên cứu thêm về mức độ ô nhiễm NO3- trong nước mặt, nước ngầm; đồng thời cần xác định rõ nguồn gây ô nhiễm NO3- trong các thủy vực vùng nghiên cứu.

130

3.2. Ô nhiễm mơi trường trầm tích bởi các kim loại

Một khó khăn khi phải đánh giá chất lượng mơi trường trầm tích là hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có tiêu chuẩn chất lượng mơi trường trong trầm tích. Vì vậy, để đánh giá chất lượng mơi trường trầm tích của khu vực, trong phạm vi báo cáo này chúng tôi đã sử dụng tiêu chuẩn môi trường trầm tích của Canada đồng thời có sự so sánh với hàm lượng trung bình trong trầm tích vỏ Lục địa (bảng 2.13). Tiêu chuẩn mơi trường trầm tích của Canada là tiêu chuẩn vẫn thường được sử dụng trong đánh giá chất lượng mơi trường trầm tích của Việt Nam và vẫn được Cục Môi trường Việt Nam (nay là Cục bảo vệ Môi trường) sử dụng trong các báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam hàng năm của mình.

Trong trầm tích vùng Hàm Tân đã biểu hiện nguy cơ ô nhiễm As, Cs và Rb tại một số khu vực khu vực trong vùng. Ngoài ra tồn bộ các mẫu trong vùng có hàm lượng I thấp hơn 0,5.10-3% (mức hàm lượng gây ra bệnh bướu cổ do thiếu I), Hg có hàm lượng xấp xỉ giới hạn cho phép.

As chỉ hình thành các điểm dị thường, với mức hàm lượng (4,5-5.10-4%) phân bố ở khu vực sông Cu Tri (M23-164, M24-162). Những điểm dị thường As xấp xỉ với hàm lượng tiêu chuẩn ô nhiễm As trong môi trường trầm tích nước ngọt của Canada (0,59.10- 3%) (bảng 2.13) và chúng gây nguy cơ ô nhiễm (>3HLTBVLĐ) (bảng 2.40).

Bảng 2.40. Nguy cơ ô nhiễm môi trường trầm tích bởi As

Vùng Trạm khảo sát Hàm lượng

(10-4%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sông Cu Tri M23-164, M24-162 4,5-5

Ghi chú: so với tiêu chuẩn trầm tích của Canada

Hàm lượng Cs trong trầm tích vùng dao động trong khoảng 2-4.10-4%, Cs chỉ hình thành một số điểm dị thường có mức hàm lượng (4.10-4%), phân bố ở: Văn Kê, cửa Cạn, thị trấn Hàm Tân, Tân Thiện. Các điểm dị thường này có hàm lượng 4.10-4% (bảng 2.41), đã đạt tới mức nguy cơ ô nhiễm (3.10-4%) (bảng 2.13).

Bảng 2.41. Nguy cơ ô nhiễm môi trường trầm tích bởi Cs

Vùng Trạm khảo sát Hàm lượng (10-4%)

Văn Kê M5-Q1-1304 4

Cửa Cạn M9-135 4

Thị trấn Hàm Tân MĐHT9-92 4

Tân Thiện M2-HC28 4

Ghi chú: so với tiêu chuẩn trầm tích của Canada

Trong trầm tích vùng, Rb có hàm lượng dao động 200-400.10-4%, đạt giá trị trung bình 300.10-3%. Rb hình thành một số điểm dị thường với mức hàm lượng 400.10-4%, phân bố ở: thượng nguồn sông Phan, thượng nguồn sông Dinh, Hà Lạn.

Trong toàn vùng, hàm lượng Rb 200-400.10-3% đã vượt quá mức nguy cơ ô nhiễm (cao gấp 6,25-12,5 lần so với hàm lượng trung bình của nó trong trầm tích vỏ Lục địa) trong trầm tích nước ngọt (9,6.10-3%) (bảng 2.13). Đáng chú ý những dị thường phân bố ở một số khu vực trên hàm lượng của nó cao hơn 12,5 lần, đã vượt xa mức nguy cơ gây ô

131

nhiễm (bảng 2.42). Do vậy cần phải đầu tư nghiên cứu thêm về nguồn gốc, hành vi của nguyên tố này trong trầm tích khu vực.

Bảng 2.42. Nguy cơ ô nhiễm môi trường trầm tích bởi Rb

Vùng Trạm khảo sát Hàm lượng

(10-4%)

Thượng nguồn sông Phan MĐHT8-10 400

Thượng nguồn sông Dinh MĐHT15-14 400

Hà Lạn M7-H54 400

Ghi chú: so với tiêu chuẩn trầm tích của Canada

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ tại ba huyện phong thổ (lai châu), nông sơn (quảng nam), hàm tân (bình thuận) và đề xuất biện pháp phòng ngừa - địa hoá môi trường ba vùng- phong thổ, nông sơn và hàm tân tỷ lệ 1-50 (Trang 126 - 131)