II. VÙNG NÔNG SƠN
3. Đặcđiểm địa chấ t khoáng sản vùng nghiên cứu
3.3. Ảnh hưởng của đặc điểm địa chấ t khoáng sản tới môi trường
3.3.1. Ảnh hưởng các đặc điểm địa chất tới môi trường
Trong vùng nghiên cứu, cấu trúc địa chất gồm các đá biến chất cổ hệ tầng A Sờ, hệ tầng A San, các đá magma axít phức hệ Bến Giằng - Quế Sơn phức hệ Đại Lộc, các trầm tích lục nguyên hệ tầng An Điềm, Sườn Giữa, Pà Rồng, Pà Lừa chứa các thân quặng phóng xạ Urani và các trầm tích đệ tứ (Q) cuội, sỏi, cát, bột, sét.
Cấu trúc địa chất trong vùng rất phức tạp, các hoạt động uốn nếp do ảnh hưởng các pha kiến tạo và hoạt động magma mà trầm tích tuổi Mezozoi (MZ) bị uốn nếp tạo nên các nếp lõm: An Điềm, nếp lõm Cà Liêng, nếp lõm Sườn Giữa, nếp lõm Thường Đức, nếp lõm Mai Quy, nếp lõm Thọ Lâm và nếp lồi sông Cái.
Các hệ thống đứt gẫy chủ yếu theo phương đông bắc - tây nam phát triển mạnh gần song song với nhau, kèm theo xung quanh đứt gẫy lớn là những đới cà nát, Ngoài ra một số đứt gãy kéo dài cắt qua các khu mỏ phóng xạ urani làm thay đổi cấu trúc, dịch chuyển các thân quặng, phá vỡ tính chất cơ lý đất đá, làm đẩy nhanh q trình phong hố.
3.3.2. Ảnh hưởng của khống sản tới mơi trường
Trong vùng Nơng Sơn có rất nhiều mỏ đang được khai thác, hay đang trong giai đoạn tìm kiếm đánh giá. Nhìn chung, các mỏ đang được khai thác như mỏ than Ngọc Kinh, Sườn Giữa, Nơng Sơn… ít nhiều đã gây ô nhiễm môi trường. Mức độ ô nhiễm mơi trường phụ thuộc vào 2 yếu tố chính:
42
- Yếu tố tự nhiên: sự phân bố trong không gian của các thân quặng, các lớp đất đá, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, sơng suối, thảm thực vật trong vùng nghiên cứu. Các thân quặng phóng xạ lộ thiên nằm ngay trên bề mặt địa hình phân cắt núi cao, sườn dốc, đất đá dễ bị phong hố, bóc mịn, sói lở mạnh, lại khơng có thảm thực vật che chắn bảo vệ nên nguy cơ ô nhiễm.
- Yếu tố nhân tạo: việc mở các cơng trình tìm kiếm thăm dị khống sản, khai thác khống sản khơng chơn lấp đúng quy trình quy phạm, các bãi thải công nghiệp không được xử lý...