I. VÙNG PHONG THỔ
b. Đặcđiểm phân bố của các nguyên tố tập trung
* Nguyên tố kẽm (Zn)
Hàm lượng Zn trong vùng biển Hàm Tân dao động trong khoảng từ 3-50.10-3mg/l, đạt giá trị trung bình 14,28.10-3mg/l cao hơn hàm lượng trung bình của chính nó trong nước biển Thế giới (0,01mg/l) (bảng 2.44). Kẽm phân bố tương đối đồng đều trong nước (V=24,51). Trong vùng Zn hình thành 1 dị thường với mức hàm lượng (18-50.10-3mg/l) phân bố ở khu vực cửa Sơng Phan ở độ sâu 0-5m nước. Ngồi ra còn một số điểm dị thường của Zn phân bố: cửa sông Cu Tri (BH41), cửa Lagi (BH114), Sơn Mỹ (B04-590), cửa suối Cô Kiều (BH277). Theo TCMTVN - 1995, hàm lượng kẽm đã đạt mức ô nhiễm đối với tiêu chuẩn nuôi trồng thuỷ sản (0,01mg/l). Các dị thường của Zn đã lớn hơn từ (1,8-5 lần) tiêu chuẩn cho phép (bảng 2.51). Những dị thường cửa kẽm phân bố chủ tại các khu vực có các q trình hoạt động nhân sinh diễn ra mạnh (tàu thuyền, đầm ni thủy sản), có thể đây là nguồn gốc hình thành những dị thường của kẽm. Kẽm có tương quan với Pb, Hg, NO3- (R=0,38-0,42), đối với các nguyên tố khác nó có tương quan yếu hoặc khơng tương quan (bảng 2.50).
* Nguyên tố cadmi (Cd)
Hàm lượng Cd dao động trong khoảng 0,12-0,3.10-3mg/l, đạt giá trị trung bình 0,17.10-3mg/l (bảng 2.47). Cao hơn so với hàm lượng trung bình của Cd trong nước biển Thế giới (0,0001mg/l - Td=1,67). So với TCMTVN - 1995 thì hàm lượng của Cd còn thấp hơn rất nhiều nhưng với một số mẫu trong khu vực đã có nguy cơ gây ô nhiễm (Ta>3). Cd phân bố tương đối đồng đều trong vùng (V=27,16%), nó hình thành 2 dị thường với mức hàm lượng (0,25-0,3.10-3mg/l). Những dị thường của Cd phân bố chủ yếu ở khu vực mũi Kê Gà đến mũi Núi Nham (2-5m nước), cửa sông Phan (2-5m nước), và 1 điểm dị thường ở ven biển Sơn Mỹ. Những dị thường Cd phân bố ở khu vực trên có hàm lượng tăng cao
137
(0,25-0,3.10-3mg/l). Với mức hàm lượng này đã cao hơn hàm lượng trung bình của chính nó trong nước biển thế giới từ 2,5-3 lần và đã gây nguy cơ ô nhiễm (bảng 2.44).
Trong nước biển, Cd thường tồn tại dưới dạng Cd+2, CdSO4, CdCl+. Cd có tương quan với Cu (R=0,36), với các ion khác nó có tương quan yếu hoặc không tương quan (bảng 2.50).
* Nguyên tố thuỷ ngân (Hg)
Hg là nguyên tố tập trung yếu trong môi trường nước biển vùng nghiên cứu với Ta=1,7 (bảng 2. 45). Hàm lượng Hg dao động trong khoảng 0,04-0,09.10-3mg/l, đạt giá trị trung bình là 0,051.10-3mg/l (bảng 2.47), cao hơn hàm lượng trung bình của Hg trong nước biển Thế giới (0,00003mg/l) (bảng2.44). Hệ số biến phân (V=22,65%), cho thấy Hg phân bố tương đối đồng đều trong nước biển của vùng. Hg hình thành 2 dị thường với mức hàm lượng (0,06-0,08.10-3mg/l) phân bố ở khu vực cửa sơng Cu Tri và cửa Lagi (0- 5m nước). Ngồi ra, Hg cịn hình thành một số điểm dị thường có mức hàm lượng 0,06- 0,09.10-3mg/l phân bố ở: mũi Núi Nham (B04-155), cửa sông Phan (B04-294b, B04-295), vùng biển Sơn Mỹ (B04-547a), suối Cô Kiều (B04-618a), cửa Hà Lạn (B04662b). Những dị thường Hg phân bố ở các khu vực trên cịn thấp hơn mức nguy cơ gây ơ nhiễm rất nhiều. Hg có tương quan với Mn, Pb, Zn, NO3- (R=0,38-0,52), với các ion khác nó có tương quan yếu và không tương quan (bảng 2.50).