Nguyên tố tập trung

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ tại ba huyện phong thổ (lai châu), nông sơn (quảng nam), hàm tân (bình thuận) và đề xuất biện pháp phòng ngừa - địa hoá môi trường ba vùng- phong thổ, nông sơn và hàm tân tỷ lệ 1-50 (Trang 87 - 88)

I. VÙNG PHONG THỔ

b. Nguyên tố tập trung

* Nguyên tố arsen (As)

As là nguyên tố có nhiều tính chất đối lập, là độc tố rất mạnh, màu nâu, đen, dễ bay hơi. As có một đồng vị bền vững là 74As. Trong tự nhiên có thể gặp As ở các giá trị khác nhau: As5+, As3+, hiếm hơn là As2+. As có mặt trong 140 khống vật độc lập, trong đó quan trọng nhất là arsenopyrit (FeAsS), reanga (AsS) và ocpimen (AsS3). Ngoài ra, As cịn có mặt trong các khống vật khác như pyrit…Clac của As là 2.10-4%. Hàm lượng của As trong thiên thạch sắt là 0,036%, thiên thạch đá 20.10-4%, trong đá siêu bazơ 5.10-5%, đá bazơ 2,4.10-4%, đá trung tính 2,4.10-4%, đá axít 1,5.10-4%, đá trầm tích (sét và phiến sét) 6,6.10-4%, trong đất 5.10-4%. Trong q trình phong hóa các đá và quặng, As rất linh động và có khả năng tương tác với nhiều nguyên tố tạo hợp chất có độ hòa tan khác nhau. As cũng tạo ra nhiều khống vật thứ sinh tập trung trong vỏ phong hóa như skorodit (FeAsO4.2H2O), arsenat của chì (minnetezit)…Vật chất hữu cơ cũng có khả năng hấp thụ và tích lũy As. Bên cạnh đó, các hoạt động nhân sinh như: cơng nghiệp luyện kim, công

88

nghiệp bán dẫn, sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc trừ sâu-diệt cỏ và các chất độc hóa học cũng thúc đẩy sự phân tán của As.

Hàm lượng As trong vùng Phong Thổ dao động trong khoảng 0,05-0,5.10-3%, đạt giá trị trung bình 0,115.10-3%, cao hơn hàm của chính nó trong trầm tích vỏ lục địa Trái đất (0,10-3%), Td=1,147 (bảng 2.11). Với hệ số biến phân V=81,2% cho thấy As phân bố không đồng đều trong trầm tích khu vực. As hình thành một số điểm dị thường hàm lượng 0,2-0,5.10-3%, phân bố ở các khu vực: Mường So (ĐNX2-15), thị trấn Phong Thổ (ĐNX1-3, ĐNX1-7), thị xã Lai Châu (MĐTĐ2-16, MĐTĐ6-16, MĐTĐ3-53). Các điểm dị thường trên còn thấp hơn tiêu chuẩn ô nhiễm As trong môi trường trầm tích nước ngọt của Canada (0,59.10-3%) (bảng 2.13), nhưng một số điểm đã ở mức nguy cơ gây ô nhiễm hàm lượng đạt 0,3-0,5 (thị xã lai Châu MĐTĐ 6-16, MĐTĐ2-16). As có tương quan với V (R=0,65), với các ion khác nó có tương quan yếu hoặc tương quan nghịch (bảng 2.12).

* Nguyên tố xesi (Cs)

Cs là nguyên tố có tỷ trọng cao, đồng vị 137Cs (chu kỳ bán rã T1/2=30 năm) có tính phóng xạ và xuất hiện trong mơi trường thơng qua các vụ thử vũ khí hạt nhân và các sự cố lò phản ứng hạt nhân. Đồng vị này đi vào tầng bình lưu của khí quyển và phân bố trên tồn cầu rồi đi vào tầng đối lưu, theo mưa rơi vào mặt đất. Hàm lượng trung bình của Cs trong một số hợp phần tự nhiên như sau: trong trầm tích vỏ lục địa Trái đất 0,0001%; trong đá trầm tích (sét và phiến sét) 0,0012%; trong trầm tích sét đại dương (Thái Bình Dương và Đại Tây Dương) 0,001%.

Hàm lượng Cs trong trầm tích vùng Phong Thổ dao động trong khoảng 0,2-0,4.10- 3%, đạt giá trị trung bình 0,3.10-3% cao hơn hàm lượng trung bình của chính nó trong trầm tích vỏ lục địa Trái đất (0,10-3%), Td=3 (bảng 2.11). Cs phân bố tương đối đồng đều trong trầm tích khu vực (V=22,9%). Trong vùng Cs chỉ hình thành một số điểm dị thường có mức hàm lượng 0,4.10-3%. Phân bố ở các khu vực: thị trấn Phong Thổ (ĐNX1-3, ĐNX1-10), thị xã Lai Châu (MĐTĐ3-53), thị trấn Tam Đường (MĐBL5-8). Các điểm dị thường này có hàm lượng 0,4.10-3%, đã đạt mức nguy cơ ô nhiễm (0,3.10-3%) (bảng 2.13). Trong vùng Cs có tương quan với U (R=0,74), với các ion khác nó có tương quan yếu hoặc tương quan nghịch (bảng 2.12).

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ tại ba huyện phong thổ (lai châu), nông sơn (quảng nam), hàm tân (bình thuận) và đề xuất biện pháp phòng ngừa - địa hoá môi trường ba vùng- phong thổ, nông sơn và hàm tân tỷ lệ 1-50 (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)