Cấu trúc địa chất

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ tại ba huyện phong thổ (lai châu), nông sơn (quảng nam), hàm tân (bình thuận) và đề xuất biện pháp phòng ngừa - địa hoá môi trường ba vùng- phong thổ, nông sơn và hàm tân tỷ lệ 1-50 (Trang 35 - 36)

II. VÙNG NÔNG SƠN

3. Đặcđiểm địa chấ t khoáng sản vùng nghiên cứu

3.1.3. Cấu trúc địa chất

1. Phân tầng cấu trúc

Trong quá trình nghiên cứu thực hiện (đánh giá mức độ ơ nhiễm phóng xạ và đề xuất giải pháp phịng ngừa vùng Nơng Sơn) năm 2005 đồng kết hợp thu thập sử lý các tài liệu cũ đã nêu tại chương 2 (lịch sử nghiên cứu điều tra địa chất môi trường). Kết quả cho thấy gồm 2 tầng cấu trúc: cấu trúc móng và cấu trúc phủ.

+ Cấu trúc móng: được thành tạo từ trầm tích biến chất hệ tầng Thạch Mỹ có thành phần chủ yếu: đá hoa xen kẹp các thấu kính amphibolit, gneisbiotit, phiến amphibolit và hệ tầng Asan, Asờ gồm: phiến thạch anh – biotit, phiến thạch anh – felspat – biotit xen kẹp các thấu kính amfibol, đá hoa màu xám trắng, xám tối xen kẹp phiến thạch anh – sericit.

+ Cấu trúc phủ: thành tạo từ các trầm tích lục nguyên hệ tầng An Điềm, S ông Bung, Sườn Giữa, Bàn Cờ, Khe Rèn, Hữu Chánh. Trong đó, than và quặng hố urani nằm trong các tầng trầm tích: Cuội sạn kết - cát, bột kết. Chiều dầy từ 600 đến 2400m.

36

Các trầm tích bở rời Đệ tứ (Q), Phân bố dọc các sơng Vu Gia, sơng Cơn (ở phía đơng bắc vùng nghiên cứu), sơng Thu Bồn (ở phía đông nam vùng nghiên cứu). Thanh phần gồm: Cuội, sạn, cát, bột, sét màu xám, vàng loang lổ.

2. Hoạt động uốn nếp

Do ảnh hưởng các pha kiến tạo và hoạt động magma mà các thành tạo trầm tích, trầm tích biến chất bị vị nhàu uốn nếp.

- Nếp lồi Sơng Cái phân bố ở phía Nam vùng nghiên cứu. Được hình thành trong quá trình thành tạo phức hệ Bến Giằng - Quế Sơn (GDi/PZ3bq) và có nhân là các thành tạo trầm tích biến chất cổ của hệ tầng Thành Mỹ (PR3tm), hệ tầng Mỹ Hiệp (PR3mh). - Nếp lõm: trong vùng nghiên cứu có các nếp lõm chính sau:

+ Nếp lõm An Điềm - Cà Liêng - Sườn Giữa - Thường Đức nằm ở phía Bắc của vùng nghiên cứu, kéo dài theo vĩ tuyến.

+ Nếp lõm Mai Quy có qui mơ nhỏ, phân bố ở phía nam vùng nghiên cứu.

+ Nếp lõm Thọ Lâm phân bố ở phía đơng của vùng nghiên cứu, kéo dài theo phương Đơng Bắc – Tây Nam.

Ngồi ra ở trung tâm vùng nghiên cứu có hệ thống địa hào, được giới hạn bởi hệ thống đứt gãy Tabhing - Thị trấn Thạnh Mỹ - Đại Sơn và kéo dài theo phương ĐB-TN.

3. Các hệ thống đứt gẫy chính trong vùng Nông Sơn:

1. Hệ thống đứt gãy đông bắc - tây nam:

+ Hệ đứt gãy Zuôi - Ma Cooih - Cà Dăng: các đứt gãy gần song song với nhau kéo dài gần 20km, phát triển mạnh ở góc Đơng Bắc vùng nghiên cứu thuộc các huyện Hiên, Nam Giang, Đông Giang... Các đứt gẫy này một số nơi còn là ranh giới địa chất giữa phức hệ Đại Lộc và hệ tầng A San.

+ Hệ đứt gãy TaBhing - Thị trấn Thạnh Mỹ - Đại Sơn: các đứt gẫy này phân bố ở trung tâm vùng nghiên cứu, có xu hướng gần song song với nhau kéo dài khoảng trên 20 km, cắt qua các khu mỏ than (An Điềm, Ngọc kinh, sườn Giữa) và khu mỏ urani (Pà Lừa, Pà Rồng) gây biến đổi, dịch chuyển cấu trúc thân quặng.

+ Hệ đứt gãy Nông Sơn – Duy Phú: Các đứt gẫy này phân bố thưa, ở góc đơng nam vùng nghiên cứu cắt qua mỏ than Nông Sơn.

2. Hệ thống đứt gãy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam:

Phân bố hầu hết diện tích vùng ngyên cứu, nhưng thưa thớt, cắt gần vng góc với hệ thống Đơng Bắc - Tây Nam, Phân bố chủ yếu phía nam gần trung tâm vùng nghiên cứu.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ tại ba huyện phong thổ (lai châu), nông sơn (quảng nam), hàm tân (bình thuận) và đề xuất biện pháp phòng ngừa - địa hoá môi trường ba vùng- phong thổ, nông sơn và hàm tân tỷ lệ 1-50 (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)